Hàng trăm cặp đôi đồng giới Thái Lan sẽ kết hôn cùng một ngày
Dự kiến, hàng trăm cặp đôi đồng giới tại Thái Lan sẽ tổ chức đám cưới trên khắp đất nước vào ngày 23/1 – thời điểm luật về hôn nhân đồng giới của nước này chính thức có hiệu lực.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra chào đón các cặp đôi đồng giới và cộng đồng LGBTQ tại Tòa nhà Chính phủ ở Bangkok vào ngày 15/1/2025. Ảnh: Getty Images
Thái Lan trở thành quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á công nhận hôn nhân đồng giới. Đây cũng là quốc gia, vùng lãnh thổ thứ 3 tại châu Á công nhận điều này sau Đài Loan vào năm 2019 và Nepal 4 năm sau đó.
Theo đạo luật được Quốc hội Thái Lan thông qua và được Nhà vua nước này phê chuẩn vào năm ngoái, các cặp đôi đồng giới sẽ có thể đăng ký kết hôn với đầy đủ các quyền lợi pháp lý, tài chính và y tế, cũng như quyền nhận con nuôi và quyền thừa kế.
Video đang HOT
Đạo luật được đánh giá là mang tính bước ngoặt, đánh dấu chiến thắng quan trọng cho cộng đồng LGBTQ , những người đã đấu tranh trong hơn một thập kỷ cho quyền kết hôn cho người đồng giới.
Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đã ca ngợi thành công trên tại một sự kiện tổ chức vào tuần trước, khi bà mời hàng chục cặp đôi LGBTQ và các nhà hoạt động đến Văn phòng Chính phủ. “Điều này chứng tỏ rằng Thái Lan sẵn sàng đón nhận sự đa dạng và chấp nhận tình yêu dưới mọi hình thức. Hôm nay cho thấy đất nước chúng tôi cởi mở và chấp nhận”, bà Paetongtarn đã nói.
Theo đó, các hoạt động chào mừng cho sự kiện trọng đại này sẽ được tổ chức vào ngày 23/1 tại nhiều nơi trên đất nước, trải dài từ thành phố ven biển phía đông Pattaya đến thành phố miền núi phía bắc Chiang Mai.
Theo Bangkok Pride – đơn vị đồng tổ chức sự kiện này với chính quyền địa phương, tại trung tâm thành phố Bangkok, ít nhất 200 cặp đôi đã đăng ký tham gia lễ cưới tập thể tại một trung tâm mua sắm nổi tiếng. Cờ cầu vồng sẽ tung bay khắp trung tâm Bangkok, với “thảm tự hào” được trải ra trong lễ kỷ niệm chào đón các cặp đôi mới cưới, cùng các màn trình diễn của những người nổi tiếng.
Tuy vậy, các chuyên gia về nhân quyền đã cảnh báo rằng Thái Lan có thể là quốc gia châu Á cuối cùng công nhận hôn nhân đồng giới. Theo Trung tâm nghiên cứu Pew, hiện nay có hơn 30 quốc gia, khu vực trên toàn thế giới công nhận hôn nhân đồng giới, nhưng hầu hết đều ở châu Âu, châu Mỹ và châu Australia.
Quay trở lại Thái Lan, cuộc đấu tranh giành quyền bình đẳng cho các nhóm thiểu số trong cộng đồng LGBTQ vẫn tiếp tục. Nhà hoạt động nhân quyền Hua Boonyapisomparn thuộc tổ chức Quỹ Liên minh người chuyển giới vì quyền con người, cho biết cột mốc tiếp theo là việc yêu cầu Chính phủ Thái Lan cho phép người chuyển giới được thay đổi việc công nhận giới tính mới so với trước đó.
Theo Mạng lưới người chuyển giới châu Á – Thái Bình Dương, Thái Lan là nơi sinh sống của khoảng 314.000 người chuyển giới. Có một quan niệm phổ biến rằng người chuyển giới được nhiều người chấp nhận ở Thái Lan. Có lẽ một phần của lý do này xuất phát từ việc nhiều người đã tiến hành phẫu thuật chuyển đổi giới tính cũng như sự nổi tiếng của những nghệ sĩ chuyển giới.
Quốc hội Thái Lan đã bác bỏ dự luật công nhận giới tính cho người chuyển giới, từng được đề xuất vào tháng 2 năm ngoái.
Lãnh đạo Malaysia và Thái Lan tái khẳng định lập trường chung về vấn đề Biển Đông
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết Malaysia và Thái Lan đã tái khẳng định lập trường chung về các vấn đề liên quan đến Biển Đông, kêu gọi tất cả các bên tôn trọng Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim. Ảnh tư liệu: IRNA/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp báo chung với người đồng cấp Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đang có chuyến thăm chính thức Malaysia ngày 16/12, Thủ tướng Anwar cho biết cả hai lãnh đạo cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) một cách toàn diện và sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) có hiệu lực và thực chất. Theo đó, cả hai nước đều muốn các vấn đề ở Biển Đông được giải quyết một cách hòa bình và mang tính xây dựng, phù hợp với các nguyên tắc được công nhận rộng rãi của luật pháp quốc tế, bao gồm cả UNCLOS năm 1982.
Ông nhấn mạnh lập trường của hai nước về Myanmar, cam kết thực hiện đầy đủ Đồng thuận 5 điểm (5PC) với việc thực hiện các biện pháp thông qua đối thoại không chính thức ở nhiều cấp độ khác nhau để đảm bảo Myanmar tham gia và đưa nước này trở lại vị thế quan trọng của ASEAN.
Trong tuyên bố chung, Bộ Ngoại giao Malaysia cho biết phía Thái Lan cũng bày tỏ sự ủng hộ hoàn toàn đối với sự lãnh đạo của Malaysia trong việc giải quyết tình hình ở Myanmar với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2025.
Thái Lan tái khẳng định sự ủng hộ không ngừng nghỉ đối với vai trò Chủ tịch ASEAN của Malaysia vào năm 2025 và cam kết hợp tác chặt chẽ với Malaysia, đặc biệt là về chương trình nghị sự phát triển bền vững. Cả hai nhà lãnh đạo đều tái khẳng định sự ủng hộ đối với hợp tác và sáng kiến năng lượng hiện có, đóng vai trò trung tâm trong tầm nhìn chung về tương lai năng lượng tích hợp, bền vững và an toàn hơn cho khu vực, bao gồm cả Sáng kiến Lưới điện ASEAN.
Thái Lan và Campuchia sẽ sớm nối lại đàm phán về tranh chấp trên biển Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra ngày 8/11 cho biết Campuchia đã được thông báo về việc nối lại các cuộc đàm phán liên quan đến các khu vực tranh chấp trên biển theo Bản ghi nhớ (MoU) năm 2001, sau khi Ủy ban kỹ thuật chung (JTC) được thành lập vào giữa tháng này. Thủ tướng...