Hàng trăm cảnh sát truy tìm kẻ cưỡng hiếp cô giáo ngay giữa đường
Trong vụ việc “Làm cho tên cướp “sướng” giữa đường để bào toàn mạng sống”, nạn nhân là một cô giáo đang trên đường đi dạy và hung thủ là kẻ táo tợn, manh động.
Hàng trăm cảnh sát truy tìm kẻ cưỡng hiếp cô giáo ngay giữa đường. Ảnh minh họa
Vụ cưỡng bức chấn động dư luận
Như đã phản ánh, hiện trường vụ án Làm cho tên cướp “sướng” giữa đường để bào toàn mạng sống” nằm trên tuyến đường nối Vị Thanh – TP. Vị Thanh, đoạn thuộc ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy.
Bị hại được xác định là thiếu phụ SN 1981, ngụ Cần Thơ, là giáo viên, đã có chồng và 2 con. Buổi tối ngày gặp nạn là ngày 18/5/2014 – Chủ nhật, cô giáo chạy xe xuống Vị Thanh để chuẩn bị cho buổi dạy vào sáng hôm sau.
Miêu tả về đối tượng gây án, nạn nhân cho biết đối tượng khoảng trên 20 tuổi, nói giọng miền Nam, mặc quần lửng, áo thun tay ngắn, đầu đội nón bảo hiểm, người nồng nặc mùi rượu.
Sau khi ghi nhận lời khai ban đầu, nạn nhân đã được đưa đến bệnh viện để kiểm tra sức khỏe. Kết quả cho thấy nạn nhân đã có dấu hiệu vừa bị xâm hại (còn để lại tinh trùng) và trên thân thể có nhiều vết thương phần mềm. Theo kết luận giám định, tỷ lệ tổn hại đến sức khỏe là 2%.
Những lời khai của nạn nhân làm chấn động dư luận, chứng tỏ sự vô cùng manh động của thủ phạm. Theo nạn nhân, khi bị đạp té xe, văng xuống mương và thủ phạm tiến lại, sợ bị nguy hiểm đến tính mạng của bản thân, nạn nhân hỏi anh ta muốn gì và van xin: “Anh đừng giết tôi, tôi còn phải nuôi hai con nhỏ”.
Nghe vậy, kẻ lạ nói: “Nếu làm cho tao “sướng” (ý nói là thỏa mãnc) thì sẽ tha”". Do sợ bị giết chết nên nạn nhân phải miễn cưỡng đồng ý, bò lên lề đường. Dù ở ngay bên đường, kẻ lạ vẫn táo tợn cởi hết quần dài, quần lót của cả nạn nhân và mình ra. Hắn còn bắt nạn nhân phải làm những hành động lạ, sau đó mới cưỡng bức nạn nhân ngay bên lề đường cho đến khi thỏa mãn dục vọng.
Khi mặc đồ xong, thủ phạm thấy nạn nhân vẫn ngồi ôm cọc tiêu ven đường khóc mà chưa mặc quần lại nên kêu nữ giáo viên lấy quần mặc vào, đồng thời hắn cũng không chịu đi mà tiếp tục đi qua đi lại.
Lo sợ có thể bị giết chết nhằm che giấu tội lỗi, nạn nhân tiếp tục năn nỉ xin tha mạng. Thấy thủ phạm vẫn chưa chịu đi, nạn nhân nói: “Có tiền và điện thoại trong túi, cần gì thì cứ lấy đi”. Lúc này, kẻ lạ lục trong túi quần của chị lấy chiếc điện thoại hiệu Samsung GT-S5300 và số tiền hơn 500 ngàn đồng rồi lên xe chạy đi.
Nghi phạm lấm lét không dám nhìn vào mắt bị hại
Video đang HOT
Vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thủ phạm gây án rất liều lĩnh, táo bạo, làm ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an tại địa phương; gây bất bình, hoang mang trong quần chúng nhân dân, cảnh sát lập chuyên án truy xét do đích thân Giám đốc Công an tỉnh là Trưởng ban.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ được huy động, Ban chuyên án còn nhận được sự trợ giúp của hai cán bộ thuộc Bộ Công an (khu vực phía Nam) xuống hỗ trợ.
Hơn 100 đối tượng cộm cán hoặc có biểu hiện khả nghi trên địa bàn các xã Vị Đông, Vị Thủy, Vị Thanh và Vị Bình của huyện Vị Thủy đã được cảnh sát triệu tập làm việc.
Qua hai ngày xác minh, sàng lọc, cảnh sát thấy nổi lên đối tượng Nguyễn Văn Khởi (SN 1991, ngụ ấp 3, xã Vị Thanh) có nhiều biểu hiện bất minh về thời gian và tài sản. Mặt khác khi được mời đến trụ sở làm việc, lúc đi ngang qua mặt người bị hại thì Khởi tỏ ra bối rối và lúng túng, mắt lấm lét, không dám nhìn thẳng vào mắt người bị hại.
với những chứng cứ không thể chối cãi, kết hợp với việc nhận dạng của người bị hại, Khởi mới chịu thừa nhận mình đúng là thủ phạm đã gây ra vụ án táo tợn.
Sa lưới vì “mù” công nghệ
Theo lời khai của Khởi, chiều tối18/5/2014, Khởi đi nhậu về. Đến khu vực cầu Mười Ba Ngàn (trên tuyến đường nối Vị Thanh – Cần Thơ) thì phát hiện nạn nhân đang điều khiển xe đi một mình nên nảy sinh ý định đồi bại.
Do khu vực này còn có nhà dân và trên đường còn có xe chạy qua lại nên Khởi không dám thực hiện ngay. Khởi tiếp tục điều khiển xe chạy theo phía sau với ý định chờ đến đoạn đường vắng vẻ sẽ thực hiện.
Khi đi đến đoạn đường gần cầu Gốc Mít thuộc ấp 13, thấy đường vắng, xung quanh lại không có nhà dân, Khởi đã tăng ga vượt lên áp sát rồi đạp vào phía sau chiếc xe nạn nhân làm cô giáo mất thăng bằng, ngã xuống lề đường. Đi thêm một đoạn, hung thủ quay xe lại tiếp cận. Nạn nhân hỏi: “ Sao đụng tôi té ngã lại bỏ chạy?”. Khởi trả lời: “Không có”, rồi “Có sao không?”.
Nạn nhân nhờ Khởi cùng mình dựng xe dậy. Trong lúc cả hai cùng đỡ xe lên, bất ngờ Khởi dùng tay quặp cổ, đánh vào khu vực sườn, đè nạn nhân xuống khu vực mương nước bên lề đường. Cô giáo ra sức chống cự và vùng vẫy nhưng không thoát khỏi sự khống chế của “yêu râu xanh”.
Sáng hôm sau, Khởi mang chiếc điện thoại vừa cướp được ra sử dụng nhưng không mở được bàn phím do nạn nhân có cài mật khẩu. Không biết cách nào để mở khóa, Khởi đành đánh liều mang đến tiệm nhờ người chạy lại chương trình mà không ngờ hành động này chính là nguyên nhân chính khiến Khởi bị phát hiện nhanh tróng.
Giữa tháng 9/2014 vừa qua, Tòa án nhân dân huyện Vị Thủy đã đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm. Bị hại không đến dự phiên tòa mà xin xử vằng mặt. Sau khi xem xét tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của bị cáo, Tòa đã tuyên phạt Nguyễn Văn Khởi 5 năm tù về tội hiếp dâm và 5 năm tù về tội cướp tài sản, tổng hợp hình phạt chung là 10 năm tù. Về trách nhiệm dân sự, do người bị hại không yêu cầu nên không xem xét.
Nguồn Baophapluat.vn
Dạy bơi cho trẻ: Yêu cầu của Bộ bị 'chìm nghỉm'?
Trước tình trạng trẻ tử vong đuối nước có xu hướng ngày một tăng cả về số người lẫn số vụ, cách đây mấy năm, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các trường tiểu học trên cả nước phổ cập dạy bơi cho học sinh. Nhưng đến nay, đề xuất này vẫn trên giấy.
Đề xuất bị lãng quên
Có một nghịch lý đã tồn tại nhiều chục năm nay: bơi lội chưa bao giờ được đưa vào nhà trường để dạy học sinh như một môn học chính thức, dù Việt Nam là một nước có tới 3.260km bờ biển, mật độ sông ngòi dày đặc (2.360 con sông lớn nhỏ, mật độ 0,6km/km2) và thường xuyên chịu thiên tai, mưa lũ. Bơi lội chỉ được xem là các môn năng khiếu và cũng chỉ được dạy cho trẻ khi học các lớp năng khiếu về thể dục thể thao.
Đó là câu chuyện ở nhà trường. Ở gia đình, có một thực tế là nhiều bậc cha mẹ cũng không mấy chú trọng đến việc cho con cái học bơi lội, mà chú trọng nhiều vào việc ép buộc con học các môn văn hóa. Đó là lý do giải thích vì sao nhiều học sinh của ta không hề biết bơi lội, dù đây là một kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.
Trong một thời gian dài, vấn đề dạy bơi cho trẻ ở ta đã không được chú ý đúng mức.
Ít ai biết rằng, tại một số nước, dạy học bơi cho trẻ được các bậc phụ huynh rất chú trọng. Với họ, dạy học bơi cho trẻ là điều bắt buộc, cũng như rèn luyện cho trẻ những kỹ năng khác như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống tự lập,...
Tại Mỹ, dịch vụ dạy trẻ sơ sinh bơi lội rất phát triển. Ở các lớp học bơi đặc biệt này, trẻ được học rất nhiều kỹ năng như có thể bơi chìm đầu trong nước, lúc mệt lật mình nằm thở trên lưng, rồi lại úp mình bơi tiếp cho tới khi tới bờ... Những kỹ năng bơi lội căn bản này đã giúp cho trẻ hội nhập rất nhanh với môn bơi lội được dạy trong các nhà trường khi trẻ đi học sau này. Bởi vậy, rất khó để có thể thấy một học sinh hay một thanh niên Mỹ đến tuổi trưởng thành mà không hề biết bơi lội.
Trở lại với vấn đề dạy học bơi ở nước ta, trước tình trạng trẻ tử vong đuối nước có xu hướng ngày một tăng cả về số người lẫn số vụ, cách đây mấy năm, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các trường tiểu học trên cả nước phổ cập dạy bơi cho học sinh. Nhưng đến nay, đề xuất này vẫn nằm trên giấy.
Ở nhiều nước, dạy kỹ năng bơi lội cho trẻ đã được các bậc cha mẹ chú ý từ giai đoạn trẻ sơ sinh. Ảnh minh họa.
Sau công văn trên của Bộ GD-ĐT, lác đác có vài trường tiểu học ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng triển khai (chủ yếu là các trường quốc tế và hệ dân lập) nhưng rồi cũng chỉ hoạt động cầm chừng rồi đóng cửa. Lý do mà các trường đưa ra gần như giống nhau: thiếu giáo viên, thiếu kinh phí duy trì, không có không gian và diện tích để mở bể bơi...
Không hẹn mà đến, cứ mỗi mùa hè, tin về những vụ trẻ tử vong do tai nạn đuối nước (trong đó có không ít những vụ thương tâm) lại được báo chí loan tải. Cũng vào mỗi mùa hè, người ta lại mới chợt nhớ đã từng có một ý tưởng, một đề xuất (có lúc tưởng chừng đã sắp được triển khai thành đề án) của Bộ GD-ĐT về việc phổ cập dạy học môn bơi lội cho trẻ ở nhà trường tiểu học và coi đây là môn học bắt buộc, nhưng điều đáng tiếc là đề xuất này, sau gần chục năm, đến nay vẫn nằm nguyên trên giấy.
Dạy bơi trong nhà trường: Nói dễ, làm khó
Hiện nay, khó khăn lớn nhất mà các trường tiểu học gặp phải khi triển khai công văn của Bộ GD-ĐT về việc dạy học bơi cho học sinh chính là vấn đề kinh phí và không gian cũng như diện tích để xây dựng bể bơi là không có.
Bà Vũ Thu Thảo - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đại Yên (Ba Đình) cho biết: "Công văn chỉ đọ của Bộ và của Sở GD-ĐT Hà Nội chúng tôi cũng đã nhận được nhưng khi triển khai thì rất khó. Cách đây hơn chục năm trước, phía Sở GD-ĐT Hà Nội cũng từng có công văn chỉ đạo, hướng dẫn về việc này. Theo tôi được biết thì hiện nay việc dạy học bơi trong nhà trường có trường thực hiện có trường không, nhìn chung là tùy theo điều kiện của từng trường".
"Như trường chúng tôi thì việc đưa môn bơi lội vào dạy cho học sinh là rất khó. Thứ nhất là không có giáo viên phụ trách chuyên về dạy bơi, thứ hai là kinh phí đều do trường phải tự bỏ ra, bởi phía Bộ và Sở hiện tại chưa có bởi chưa lập đề án. Khó khăn lớn nhất vẫn là trường hiện nay thiếu diện tích lẫn không gian để xây dựng bể bơi đủ điều kiện tiêu chuẩn để có thể phục vụ nhu cầu dạy học", bà Thảo nói.
Khó khăn lớn nhất mà các trường tiểu học gặp phải hiện nay trong việc triển khai dạy học bơi cho học sinh là trường không có bể bơi và giáo viên. Để xây dựng một bể bơi đạt chuẩn như thế này để phục vụ công việc dạy học đòi hỏi rất tốn kém, trong khi đó kinh phí và quỹ đất của nhiều trường lại rất hạn chế.
Cùng chung lo lắng trên, bà Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng trường Tiểu học Cổ Nhuế A (Từ Liêm, Hà Nội) cũng cho rằng: "Quy định dạy học môn bơi lội cho học sinh ở trường tiểu học là cần thiết. Tôi đọc báo thấy số vụ tai nạn đuối nước ở trẻ cao quá, nhiều vụ rất thương tâm. Học bơi là để các em tự bảo vệ mình. Nhưng để thực hiện được điều này thì rất khó"
"Hiện nay hầu hết các trường tiểu học đều không có bể bơi, quỹ đất thì hạn chế, trong khi một bể bơi đạt chuẩn cần phải có diện tích và đầu tư kinh phí cũng khá lớn. Điều này vượt quá khả năng của nhiều trường", bà Huyền bày tỏ.
Về vấn đề này, bà Trần Thị Thắm - Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Đưa bơi lội trở thành một môn học bắt buộc cho học sinh cấp tiểu học là cần thiết, đây được xem là biện pháp thiết thực để ngăn chặn và làm giảm tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em. Ở nhiều nước trên thế giới họ cũng đã thực hiện điều này từ rất lâu rồi".
Bà Thắm cũng cho rằng, hiện nay việc triển khai dạy học bơi trong nhà trường đang gặp phải khó khăn. "Theo phản ánh của đại diện các trường thì khó khăn lớn nhất hiện nay là vấn đề kinh phí, để xây dựng một bể bơi đạt chuẩn phải tốn kém rất nhiều mà trường phải tự bỏ ra. Thêm vào đó, quỹ đất của nhiều trường hiện nay là rất hạn chế, không có diện tích để xây bể bơi. Rồi vấn đề giáo viên dạy bơi bị thiếu cũng là khó khăn lớn...".
Về giải pháp tháo gỡ những khó khăn trên, bà Thắm cho biết: "Theo tôi, việc dạy học bơi cho học sinh trong nhà trường tiểu học không nên &'cào bằng' mà sẽ tiến hành theo từng bước và có chọn lọc vùng miền. Những vùng có nguy cơ cao về đuối nước đối với trẻ em như vùng ven biển, vùng nhiều ao hồ, sông suối... sẽ triển khai trước. Những vùng không có nguy cơ cao sẽ thực hiện sau".
"Còn những khó khăn về kinh phí, có thể kinh phí xây dựng bể bơi sẽ một phần do nhà trường bỏ ra, một phần nên vận động từ quỹ xã hội hóa, sẽ đỡ được gánh nặng cho trường", bà Thắm nói.
Theo Khám phá
Bé gái bị gã trai hãm hiếp giữa đường vắng Thấy bé gái xinh xắn đạp xe trên đoạn đường vắng, Quý giữ lại rồi thực hiện hành vi hiếp dâm, mặc cho nạn nhân hết sức chống cự. Ngày 13/5, CA huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) cho biết vừa bàn giao đối tượng Đặng Thanh Quý (SN 1992, trú Nghĩa Hưng, Nghĩa Đàn) cho CA Nghệ An xử lý. Trước đó, Công...