Hãng tin Nga xuyên tạc, vu khống VN: Sự so sánh phi lý và không được phép
Viện sỹ kinh tế nổi tiếng Nga lên tiếng chỉ trích bài báo xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam được đăng tải trên RIA Novosti.
Sau khi đọc xong bài báo “”Thỏa thuận Nga – Trung tốt hơn tất cả mọi tuyên bố” của Dmitry Kosyrev đăng trên trang RIA Novosti (trang của Hãng tin quốc tế Nga “Nước Nga ngày nay”) hôm 19/5/2014, Giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học kinh tế Vyacheslav Veniaminovich- Kruglov – Nhà hoạt động khoa học công huân Liên bang Nga đã lên tiếng không đồng tình với tác giả bài báo, coi đó như là một hành động “đổ thêm dầu vào lửa”.
Bài báo xuyên tạc lịch sử, vu khống Việt Nam được đăng tải trên RIA Novosti
VTCNews xin dịch nguyên văn ý kiến của giáo sư V.Kruglov:
Các sự kiện xảy ra mấy tháng gần đây ở nước láng giềng Ukraine đã có tác động đến nhiều tầng lớp xã hội và các chính trị gia, các nhà nghiên cứu chính trị, các bình luận viên vv..vv.. Với những nguyên do khác nhau, mối quan tâm của họ với các sự kiện này do đó thể hiện những cách đánh giá, dự báo khác nhau.
Giáo sư, viện sỹ, tiến sỹ khoa học kinh tế Vyacheslav Veniaminovich- Kruglov – Nhà hoạt động khoa học công huân Liên bang Nga
Một nhóm thì quan tâm đến tiến trình đời sống chính trị ở Ukraine sau Hiệp ước Belovezh (Hiệp ước làm tan rã Liên xô, ký tháng 12/1991).
Nhóm khác laị gắn kết những sự kiện hiện nay ở Ukraine với tính quy luật của sự biến động chính trị trong không gian hậu Xô-viết, gắn nó với sự mở rộng của Liên minh châu Âu và NATO về phía Đông và thành lập “vòng cách ly mới” ở phía Nam và phía Tây biên giới với Nga.
Video đang HOT
Còn có một nhóm quan sát viên, bình luận viên thì đi kiếm tìm sự tương tự sự kiện hiện nay giữa Nga-Ukraina ở những điểm khác trên thế giới.
Cụ thể, nhân chuyến thăm của tổng thống Nga đến Thượng Hải, bỗng nổi lên chủ đề quan hệ giữa Trung Quốc, Việt Nam và Philippines, về vấn đề quần đảo Hoàng Sa, nơi mà những nước này đều có những tuyên bố của mình.
Trong xu hướng này, xuất hiện trên mạng Internet, trên website RIA Novosti các bài báo của Dmitry Kosyrev và Ilya Pitalev.
Trong các bài báo này có những ám chỉ bất cẩn, rằng Việt Nam có thể trở thành một “Ukraina với Trung quốc”. Để chứng minh cho điều này các tác giả đã viện dẫn những vấn đề của quần đảo Hoàng Sa, sự xung đột sắc tộc tại các xí nghiệp do Trung Quốc làm chủ đầu tư.
Trong trường hợp này, việc tiến hành so sánh tương tự như vậy là hoàn toàn phi lý, và tôi cho rằng, không được phép làm điều đó.
Trung Quốc và Việt Nam là những đối tác chính trị và kinh tế quan trọng, và đại diện cho các cơ quan truyền thông đại chúng Nga luôn phải lưu ý đến điều này.
Nước Nga trong bất kỳ trường hợp nào (dù là dưới dạng “bài báo phân tích”) cũng không đáng phải “trèo” lên mối quan hệ giữa 2 nước Việt-Trung.
Trong lịch sử đã có nhiều dẫn chứng, khi mà các vấn đề dân tộc và lãnh thổ được giải quyết thành công, nếu như không bị “đổ thêm dầu” vào các vấn đề này.
Trung Quốc và nhiều quốc gia khác hoàn toàn có thể giữ quan điểm của mình về vấn đề Crưm và Ukraina.
Điều quan trọng, là sao cho các quan điểm đặc biệt này không ảnh hưởng xấu đến sự hợp tác chiến lược của Nga với các quốc gia này.
Các quốc gia sẽ tự mình giải quyết các mâu thuẫn, điều quan trọng là không ai can thiệp vào công việc riêng của họ.
Theo VTC
Việt Nam cân nhắc kiện Trung Quốc: Philippines bày tỏ vui mừng
Trước thông tin Việt Nam đang cân nhắc phương án đấu tranh pháp lý với TQ về Biển Đông, Bộ trưởng Truyền thông Philippines bày tỏ vui mừng.
Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr. nói, điều này chứng minh việc Manila ủng hộ giải quyết tranh chấp hàng hải một cách hòa bình "đang nhận được sự tin tưởng và sự ủng hộ". Thông tin này được tờ Daily Inquirer đăng tải ngày 25/5.
Ông Coloma nói: "Nếu một nước khác ngoài Philippines đem vấn đề đó ra tòa án, nó sẽ mở rộng căn cứ cho những người tin tưởng và tuân thủ luật pháp cũng như quan điểm giải quyết tranh chấp một cách hòa bình".
Bộ trưởng Truyền thông Philippines Herminio Coloma Jr. phát biểu tại Điện Malacanang.
Trước đó trong cuộc phỏng vấn với báo giới quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Việt Nam đang cân nhắc các phương án để bảo vệ mình, kể cả phương án đấu tranh pháp lý, theo luật pháp quốc tế.
Thủ tướng đưa ra tuyên bố sau khi Trung Quốc triển khai trái phép giàn khoan 981 và đưa nhiều tàu hộ tống xâm phạm sâu vào vùng thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, đe dọa nghiêm trọng hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải tại Biển Đông.
Đưa ra phương án đấu tranh pháp lý với Trung Quốc, Việt Nam có đủ bằng chứng để khẳng định chủ quyền với đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các bằng chứng lịch sử mà Việt Nam đã thu thập được rất phong phú.
Một là, các bản đồ Việt Nam thế kỷ XVII đã gọi hai quần đảo bằng cái tên Bãi Cát Vàng và ghi vào địa hạt huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi. Hai là, nhiều tài liệu cổ của Việt Nam như Toàn Tập Thiên Nam Tứ chí Lộ Đồ Thư (thế kỷ XVII), Phủ Biên Tạp Lục (1776), Đại Nam Thực Lục Tiền Biên và Chính Biên (1844 - 1848), Đại Nam Nhất Thống Chí (1865-1875), các Châu bản nhà Nguyễn (1802-1945)... đều nói về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như là Bãi Cát Vàng vạn dặm trên Biển Đông và việc Nhà nước cử đội Hoàng Sa ra khai thác các quần đảo này.
Ba là, nhiều sách cổ, bản đồ cổ của nước ngoài cũng thể hiện các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Đỉnh cao nhất của việc tuyên bố và xác lập chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là vào năm 1816 khi vua Gia Long sai quân lính ra quần đảo Hoàng Sa cắm cờ Việt Nam và tuyên bố chủ quyền.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam - những bằng chứng lịch sử và pháp lý" hồi tháng 3/2014.
Cũng cần nói thêm là trong một thời gian khá dài, người Việt Nam luôn coi quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là một dải đảo dài hàng vạn dặm trên Biển Đông, nên gọi là Vạn Lý Trường Sa, hay Đại Trường Sa, Bãi Cát Vàng...
Và đến Công ước Luật Biển năm 1982 cho phép các quốc gia ven biển được hưởng quy chế thềm lục địa để thăm dò và khai thác tài nguyên. Đây là chủ quyền chuyên biệt, không tùy thuộc vào điều kiện phải có sự chiếm hữu, khai phá hay tuyên bố minh thị. Mọi sự tùy tiện chiếm cứ của nước ngoài dù có bằng vũ lực hay không đều bất hợp pháp và vô hiệu lực.
Về mặt địa lý, đảo Tri Tôn, quần đảo Hoàng Sa chỉ cách Quảng Ngãi 135 hải lý và đảo Hoàng Sa chỉ cách lục địa Việt Nam 160 hải lý. Vì vậy, quần đảo Hoàng Sa nằm trong thềm lục địa của Việt Nam được quy định bởi Công ước về Luật Biển năm 1982...
Bình luận về khả năng Việt Nam kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế, Đại sứ Philippines tại Việt Nam Jerril G. Santos cho rằng quyết định kiện ra trọng tài là quyền lợi của tất cả những nước tham gia ký kết Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982, nhằm giải quyết tranh chấp lãnh hải hoặc để làm rõ các quyền lợi hàng hải theo quy định công ước. "Việt Nam có quyền sử dụng lựa chọn này vì là nước đã ký UNCLOS".
Đại sứ Philippines nói thêm rằng quy trình kiện theo UNCLOS được công nhận là một biện pháp hòa bình để giải quyết các tranh chấp.
Theo Báo Đất Việt
Báo Trung Quốc: Giàn khoan Hải Dương 981 chuyển địa điểm Hãng tin nhà nước Trung Quốc loan báo giàn khoan trái phép Hải Dương 981 bắt đầu dịch chuyển địa điểm, chuyển sang giai đoạn hai. Bản tin ngắn của Tân Hoa Xã sáng 27/5 nói giàn khoan trái phép Hải Dương 981 "đã hoàn thành giai đoạn thứ nhất, dịch chuyển địa điểm và bắt đầu giai đoạn hai". Công nhân Trung...