Hãng thông tấn Mỹ viết về phương pháp trồng lúa giảm phát thải mê-tan của nông dân Việt Nam
Trong một bài báo xuất bản ngày 23/4, hãng thông tấn AP của Mỹ cho rằng phương pháp tưới khô ngập luân phiên (AWD) mà một bộ phận người nông dân Việt Nam đang ứng dụng giúp giảm lượng phát thải mê-tan ra môi trường ít hơn phương pháp trồng lúa truyền thống.
Máy bay không người lái mini phun thuốc cho một cánh đồng lúa ở Bình Phước. Ảnh: TTXVN phát
Có một điểm khác biệt rất lớn giữa cánh đồng lúa của ông Vo Van Van (60 tuổi) với hàng nghìn cánh đồng khác trên khắp tỉnh Long An ở đồng bằng sông Cửu Long: Nó không bị ngập hoàn toàn. Bên trên là một thiết bị bay không người lái ( drone) lớn đang bay rà rà phun phân bón hữu cơ xuống những khóm lúa ở dưới.
Sử dụng ít nước hơn và áp dụng drone để bón phân là những kỹ thuật mới mà người nông dân 60 tuổi này đang thử nghiệm, với hy vọng sẽ giúp giải quyết nghịch lý cốt lõi của nghề trồng lúa: Vừa giúp cho cây trồng tăng sức bền trước biến đổi khí hậu, vừa góp phần giảm thiểu các tác nhân gây ra biến đổi khí hậu.
Theo truyền thống, lúa phải được trồng tách biệt với các loại cây trồng khác và cây con phải được trồng trên ruộng ngập nước. Những cánh đồng ngập nước ngăn không cho oxy xâm nhập vào đất, tạo điều kiện cho vi khuẩn sản sinh khí mê-tan. Theo báo cáo của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) năm 2023, các cánh đồng lúa đóng góp 8% tổng lượng khí mê-tan do con người tạo ra trong khí quyển.
Mê-tan có khả năng thu bức xạ Mặt Trời mạnh gấp 25 lần so với CO2 trong khoảng thời gian 100 năm. Các nhà khoa học ước tính rằng nó là nguyên nhân gây ra ít nhất một phần tư hiện tượng nóng lên toàn cầu ngày nay.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo lớn thứ ba thế giới. Văn hóa trồng lúa nước cũng được thể hiện rõ ở đồng bằng sông Cửu Long với những cánh đồng xanh tươi trải dài bất tận. Gạo là một loại lương thực có mặt trong hầu hết các bữa ăn và luôn được quý trọng.
Để thay đổi phương pháp trồng lúa truyền thống, hai năm qua, ông Van đã làm việc với một trong những nhà xuất khẩu gạo lớn nhất Việt Nam, Tập đoàn Lộc Trời, áp dụng phương pháp tưới khô ngập luân phiên (AWD). Phương pháp này không cần nhiều nước để trồng lúa và cánh đồng cũng không phải lúc nào cũng ngập nước. Điều này giúp ít khí mê-tan thải ra môi trường hơn phương pháp truyền thống.
Theo ông Van, triển khai drone để bón phân cho cây trồng cũng giúp tiết kiệm chi phí lao động và góp phần làm giảm thiểu khí mê-tan. Drone đảm bảo lượng phân bón chính xác được phun ra, tránh tình trạng dư thừa phân bón giải phóng khí ni-tơ vào không khí.
Sau khi thu hoạch xong vụ mùa, gia đình ông Van cũng không còn đốt rơm rạ – nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí ở nhiều nước trồng lúa như Thái Lan, Ấn Độ. Thay vào đó, rơm rạ bỏ đi sẽ được Tập đoàn Lộc Trời thu lại để bán cho các công ty khác sử dụng làm thức ăn chăn nuôi và trồng nấm rơm.
Đối với ông Van, phương pháp tưới khô ngập luân phiên đem lại hiệu quả cao mà tiết kiệm chi phí. Dùng phân bón hữu cơ cũng giúp sản phẩm của ông được đưa vào thị trường châu Âu khó tính.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Duy Thuận, Giám đốc điều hành Tập đoàn Lộc Trời cho biết, phương pháp AWD giúp người nông dân tiết kiệm được hơn 40% giống lúa và hơn 30% lượng nước. Chi phí thuốc trừ sâu, phân bón và lao động cũng thấp hơn. Tập đoàn này cũng đang lên kế hoạch hợp tác với nông dân để mở rộng diện tích trồng lúa bằng phương pháp trên từ 100 ha hiện tại lên 300.000 ha.
Theo báo Vietnam News, để đạt được mục tiêu trồng “lúa chất lượng cao, ít phát thải” trên 1 triệu ha đất nông nghiệp vào năm 2030, Việt Nam sớm nhận ra phải tái cơ cấu ngành lúa gạo. Tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu hàng năm của Liên hợp quốc ở Glasgow, Scotland năm 2021, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất, đi trước cả Ấn Độ và Thái Lan, ký cam kết giảm lượng khí thải mê-tan.
Theo nghiên cứu gần đây của Viện Khoa học Tài nguyên Nước Việt Nam, mỗi năm ngành trồng lúa thiệt hại hơn 400 triệu USD. Đây là điều đáng lo ngại không chỉ đối với đất nước mà còn đối với cả thế giới.
Đồng bằng sông Cửu Long, nơi trồng 90% lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, là một trong những khu vực trên thế giới dễ bị tổn thương nhất trước biến đổi khí hậu. Một báo cáo về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2022 đã cảnh báo lũ lụt nặng hơn vào mùa mưa và hạn hán nghiêm trọng vào mùa khô. Hàng loạt con đập được xây dựng ở thượng nguồn ở Trung Quốc và Lào đã làm giảm dòng chảy của sông và lượng trầm tích mà nó mang theo xuôi dòng ra biển. Mực nước biển đang dâng cao và làm vùng hạ lưu sông bị mặn. Tình trạng bơm nước ngầm không bền vững và khai thác cát tràn lan để xây dựng càng làm nghiêm trọng thêm vấn đề.
Ông Ajay Banga – Chủ tịch Ngân hàng Thế giới – phát biểu tại hội nghị khí hậu LHQ tổ chức ở Dubai vào năm 2023 chỉ ra cần nhân rộng các phương pháp nhằm giảm thiểu lượng khí thải mê-tan chi phí thấp, hiệu quả cao. Tổ chức này cũng đang hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam và đã bắt đầu giúp chính phủ Indonesia mở rộng hoạt động nông nghiệp thích ứng với khí hậu như một phần của dự án nhằm giảm lượng khí mê-tan trên toàn thế giới.
"Lò thuốc súng" Trung Đông đã bén lửa
Cuộc tập kích bằng tên lửa đạn đạo và máy bay không người lái (drone) tự sát của Iran nhắm vào Israel hôm 13/4 vừa qua đã chính thức mở rộng xung đột Trung Đông sang một quy mô mới, cao hơn, rộng hơn và nguy hiểm hơn.
Đây có thể coi là sự leo thang nguy hiểm bắt nguồn từ vụ việc Israel tấn công cơ sở ngoại giao của Iran ở Damascus hồi đầu tháng 4.
Chiến dịch "Lời hứa chân thật"
Iran bắt đầu khai hỏa cuộc tập kích Israel vào đêm 13/4, rạng sáng 14/4, với hơn 300 drone tự sát và tên lửa đạn đạo. Các quan chức Mỹ cho biết, thời điểm căng thẳng nhất của cuộc tấn công là khi Iran phóng 100 tên lửa đạn đạo, có khả năng tiếp cận Israel trong vòng vài phút, một khoảng thời gian rất ngắn. Hầu hết đều bị hệ thống phòng thủ tên lửa Arrow của Israel bắn hạ, trong khi các tên lửa đánh chặn do tàu chiến Mỹ bắn ở phía Đông Địa Trung Hải chiếm từ 4 đến 10 quả. Iran cũng phóng hơn 30 tên lửa hành trình trên đất liền và hơn 150 máy bay không người lái có chất nổ. Đây một cuộc tấn công lớn sau nhiều ngày căng thẳng gia tăng trong khu vực và những cảnh báo từ cộng đồng quốc tế về một cuộc xung đột rộng lớn hơn. Đây cũng là đòn tấn công quy mô lớn nhất từ trước đến nay của Iran nhắm vào Israel.
Nội các chiến tranh Israel họp khẩn cấp.
Cuộc tập kích của Iran có tên gọi là chiến dịch "Lời hứa chân thật" (True Promise), được khai hỏa từ 15 thành phố khác nhau của Iran. Thông qua phái đoàn của mình tại Liên hợp quốc, Iran cho biết cuộc tấn công là một hành động trả đũa cho vụ việc Israel đánh bom tòa nhà ngoại giao của Iran ở Damascus ngày 1/4. Cuộc tấn công ở thủ đô Damascus của Syria diễn ra trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trong nhiều tháng liên quan đến cuộc chiến ở Gaza và 6 tháng xảy ra các cuộc tấn công ăn miếng trả miếng gần như hằng ngày trên Đường Xanh ngăn cách Israel và lực lượng dân quân Hezbollah được Iran hậu thuẫn ở Liban.
Tehran khẳng định rằng loạt không kích đã kết thúc, "trừ khi Israel có thêm động thái nào khác". Giới quan sát cho rằng lời tuyên bố này là một chiến thuật ngoại giao của Iran nhằm gây áp lực lên các cường quốc phương Tây để ngăn chặn phản ứng quy mô lớn của Israel dẫn đến vòng xoáy bạo lực.
Tổng Tham mưu trưởng quân đội Iran, tướng Mohammad Bagheri tuyên bố rằng một trung tâm tình báo của Israel gần biên giới Syria và một căn cứ không quân đã bị thiệt hại "ở mức độ đáng kể và ngừng hoạt động". Tướng Bagheri ca ngợi chiến dịch "Lời hứa chân thật" là "một cuộc tấn công được lên kế hoạch kỹ lưỡng với thiết kế phù hợp mà cả Iron Dome lẫn lá chắn phòng thủ tên lửa của Israel đều "không thể chống trả đáng kể". Hoạt động này đã đạt được mục tiêu". Ông cho biết, hoạt động này chỉ được thực hiện bởi lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC). Còn tướng Hossein Salami, Chỉ huy IRGC cũng tuyên bố Iran đã đạt được mục tiêu của mình.
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cố thuyết phục Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu kìm chế, không leo thang chiến tranh.
Truyền thông quốc tế cho biết, cuộc tấn công bằng tên lửa và drone của Iran vào Israel không gây thiệt hại đáng kể, bởi hầu hết tên lửa và dorne đã bị đánh chặn khi chưa chạm đến mục tiêu. Chỉ một bé gái 10 tuổi ở thành phố Bedouins, miền Nam Israel bị thương và một căn cứ quân sự gần đó bị hư hại.
Trong khi nhiều tên lửa và máy bay không người lái bị bắn hạ bên ngoài không phận Israel, những tên lửa khác đã bị hệ thống đánh chặn phòng không Iron Dome chặn lại trên lãnh thổ Israel. Iron Dome đã thắp sáng bầu trời đêm Israel với nhiều phát nổ, trong khi còi báo động vang lên ở Tel Aviv, Jerusalem và nhiều nơi khác. Theo The Guardian, do Iran nằm cách xa Israel hàng trăm km, các tên lửa và drone của Iran phải bay qua một số quốc gia trước khi đến được Israel, vì vậy phần lớn đã bị các đồng minh của Israel như Mỹ, Anh, Iraq và Jordan bắn hạ khi chúng bay qua không phận Iraq và Jordan.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi kêu gọi các đồng minh của Israel tôn trọng các hành động của Iran là "tương xứng và có trách nhiệm", so với 6 tháng Israel vi phạm luật pháp quốc tế ở Gaza.
Israel sẽ làm gì?
Đây là câu hỏi đang được rất nhiều người đặt ra. Và, Trung Đông đang "mong manh" bên bờ vực một cuộc chiến lan rộng thật sự khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu và nội các chiến tranh của Israel họp để thảo luận các lựa chọn hành động và các biện pháp đáp trả đối với Iran. Các quan chức Israel hứa sẽ có "một phản ứng mạnh mẽ, đáng kể" đối với cuộc tấn công của Iran nhằm vào Israel. Không rõ liệu nội các an ninh Israel có thảo luận trước về tác động của việc tấn công mục tiêu quan trọng như vậy hay không, bất chấp căng thẳng gia tăng giữa hai nước kể từ khi bùng nổ xung đột ở Gaza và cuộc chiến tiêu hao với lực lượng Hezbollah do Iran hậu thuẫn ở Liban.
Một sĩ quan IDF cho biết lãnh đạo Israel đang xem xét cách phản ứng thích hợp, đồng thời Israel kêu gọi triệu tập một phiên họp khẩn cấp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để lên án vụ tấn công. Các bộ trưởng của Chính phủ Israel đã bỏ phiếu vào lúc nửa đêm 13/4 để giao quyền quyết định cho nội các chiến tranh (bao gồm ông Netanyahu, Bộ trưởng Quốc phòng Yoav Gallant và Benny Gantz, một đối thủ của ông Netanyahu đã gia nhập chính phủ với tư cách Bộ trưởng Không bộ).
Trong khi đó, Tổng thống Biden và các quan chức Mỹ đã tìm cách thuyết phục Thủ tướng Netanyahu và nội các của ông rằng sự thành công của hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome của Israel, với sự hỗ trợ của Mỹ, Anh và các đồng minh khác, trong việc ngăn chặn cuộc tấn công đã thể hiện một chiến thắng, thể hiện ưu thế quân sự không thể nghi ngờ của Israel và các đồng minh.
Trong những giờ căng thẳng trước cuộc họp nội các chiến tranh, ông Netanyahu và ông Biden đã nói chuyện qua điện thoại trong 25 phút vào đầu giờ sáng 14/4, trong đó, theo một số phương tiện truyền thông Israel, Tổng thống Mỹ đã kêu gọi Israel kiềm chế, nói rằng một cuộc phản công chống lại Iran sẽ là không khôn ngoan về mặt chiến lược. Ông Biden cũng nói rõ rằng Mỹ sẽ không tham gia vào bất kỳ cuộc tấn công nào như vậy vào lãnh thổ Iran. "Chúng tôi cam kết bảo vệ Israel. Chúng tôi sẽ không tham gia vào bất kỳ phản ứng nào họ thực hiện. Đây là một chính sách rất nhất quán", một quan chức cấp cao của chính quyền Mỹ cho biết. "Mục đích của chúng tôi là giảm bớt căng thẳng trong khu vực. Chúng tôi không muốn một cuộc xung đột khu vực lan rộng hơn. Trọng tâm của chúng tôi là ngăn chặn cuộc khủng hoảng này".
Hình ảnh tên lửa Iran bay vào không phận Israel đêm 13/4, rạng sáng 14/4.
Cộng đồng quốc tế cũng đã đồng loạt lên tiếng kêu gọi các bên kìm chế tối đa để tránh xung đột leo thang rộng khắp và các nhà lãnh đạo thế giới cũng lên án cuộc tấn công. Thủ tướng Jordan Bisher Khasawneh cảnh báo rằng bất kỳ sự leo thang nào trong khu vực đều sẽ dẫn đến "những con đường nguy hiểm". Các quốc gia khác bao gồm Anh, Tây Ban Nha, Mỹ, Ai Cập, Saudi Arabia và Trung Quốc đã kêu gọi kiềm chế trong bối cảnh lo ngại xung đột leo thang trong khu vực trên khắp Trung Đông. Hãng thông tấn bán chính thức của Iran đưa tin Bộ Ngoại giao Iran đã triệu tập các đại sứ Anh, Pháp và Đức để đặt câu hỏi về điều mà Tehran gọi là "lập trường vô trách nhiệm" của họ liên quan đến các cuộc tấn công trả đũa của Tehran nhằm vào Israel.
Trung Đông vẫn căng thẳng sau cuộc tấn công trực tiếp của Iran, từ đó chuyển cuộc "chiến tranh trong bóng tối" kéo dài nhiều năm với Israel thành công khai, với những hậu quả tiềm tàng trên toàn khu vực. Các máy bay chiến đấu của Israel được cho là đang tiến hành hoạt động ném bom các vị trí của Hezbollah ở miền Nam Lebanon vào ngày 14/4. Về mặt trận Gaza trong cuộc chiến khu vực đang mở rộng nhanh chóng, ông Netanyahu cho biết Hamas đã từ chối đề xuất ngừng bắn và Israel sẽ tiếp tục theo đuổi cuộc xung đột ở đó với "toàn lực". Trong khi đó, truyền thông quốc tế cho biết Hamas hiện đang không thể gom đủ số lượng 40 con tin theo yêu cầu đàm phán gừng bắn, vì họ hiện không thể biết được các con tin đang "lưu lạc" ở đâu, đồng thời rất nhiều con tin cũng đã tử vong do bom đạn của Israel mấy tháng qua.
Iran cho biết, cuộc tấn công của mình là nhằm mục đích trừng phạt "tội ác của Israel" nhưng hiện Tehran "coi như vấn đề đã kết thúc". Tham mưu trưởng quân đội nước này, thiếu tướng Mohammad Bagheri nói với truyền hình nhà nước: "Phản ứng của chúng tôi sẽ lớn hơn nhiều so với hành động quân sự tối nay nếu Israel trả đũa Iran". Ông cảnh báo thêm với Tel Aviv và Washington rằng bất kỳ sự ủng hộ nào cho hành động trả đũa của Israel sẽ khiến tài sản quân sự của Mỹ trong khu vực trở thành mục tiêu.
Tác động chính trị đối với ông Netanyahu
Còn quá sớm để dự đoán những tác động chính trị của các sự kiện cuối tuần qua đối với ông Netanyahu, người coi việc bám giữ quyền lực càng lâu càng tốt là cơ hội tốt nhất để đánh bại các cáo buộc tham nhũng nhắm vào ông.
Trong khi phần lớn công chúng vẫn còn tức giận với việc ông từ chối chịu trách nhiệm về những thất bại trong phản ứng và tình báo trong cuộc tấn công của Hamas ngày 7/10, cũng như những lời kêu gọi bầu cử sớm ngày càng gia tăng thì liên minh của nhà lãnh đạo Israel vẫn ổn định. Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ tín nhiệm cá nhân của ông Netanyahu và sự ủng hộ dành cho đảng Likud của ông đã bắt đầu tăng trở lại trong 6 tuần qua.
Tổng thống Iran Ebrahim Raisi.
Và, trong khi các cuộc khảo sát liên tục cho thấy sự ủng hộ của công chúng Israel đối với một chiến dịch trên bộ ở Liban nhằm xóa bỏ mối đe dọa do Hezbollah gây ra ở khu vực biên giới phía Bắc thì chiến tranh với Iran vẫn chưa phải là một khả năng được xem xét nghiêm túc cho đến cuối tuần qua.
Ngay sau ngày 7/10, Israel lao thẳng vào chiến dịch đã được chứng minh là mệt mỏi và bạo lực ở Gaza mà không có khái niệm rõ ràng về "ngày hôm sau". Nội các chiến tranh của Israel cũng gần như phát động một cuộc chiến phủ đầu chống lại Hezbollah - điều mà Tổng thống Biden một lần nữa buộc phải ngăn cản không để cho Israel thực hiện.
Nửa năm sau, ông Netanyahu hầu như không đạt được mục tiêu nào ở Gaza: hơn 100 con tin, nhiều người đã chết, vẫn còn ở lại dải đất này; phần lớn ban lãnh đạo của Hamas vẫn còn sống và quân đội Israel vẫn đang chống lại các cuộc phản công chết người ở những khu vực mà họ dường như đã kiểm soát trong nhiều tháng. Cuộc tấn công ngày 7/10 của Hamas khiến khoảng 1.200 người Israel thiệt mạng và 250 người khác bị bắt cóc, rồi đến cuộc chiến chưa từng có ở Dải Gaza do Israel tiến hành đã khiến hơn 33.000 người thiệt mạng và phần còn lại của 2,3 triệu dân Palestine đang phải hứng chịu một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng. Đây có lẽ là thất bại lớn nhất mà ông Netanyahu đang nhận lấy.
Drone - mối nguy tiềm tàng của các hạm đội tàu ngầm hạt nhân Các phương tiện bay không người lái cỡ nhỏ (drone), rẻ tiền đang trở thành nỗi ám ảnh đối với các vũ khí, khí tài lớn và đắt tiền như tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo. Sau khi mất 1/3 số tàu chiến của Hạm đội Biển Đen, Nga đang phải nỗ lực bảo vệ phần còn lại của hạm...