Hãng sản xuất Ấn Độ xúc tiến xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19
Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới, Viện Serum của Ấn Độ (SII) ngày 28/11 thông báo sẽ xin cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong vòng 2 tuần tới.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm liên doanh Anh – Thụy Điển AstraZeneca phát triển. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Người đứng đầu SII Adar Poonawalla đã đưa ra thông báo trên sau cuộc gặp với Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo này tới trụ sở của SII tại Pune.
Trong cuộc họp báo trực tuyến, ông Poonawalla cho biết SII đang trong quá trình xin cấp phép cho kế hoạch này và sẽ phải chờ đợi kết quả.
SII hiện là đối tác của hãng dược phẩm AstraZeneca và Đại học Oxford trong sản xuất vaccine Covishield. Ngoài ra, Công ty công nghệ sinh học Novavax của Mỹ đã đạt thỏa thuận cung ứng và cấp giấy phép cho SII trong việc phát triển và kinh doanh loại vaccine tiềm năng của công ty này.
Viện Serum cũng đã nhận được tài trợ của Quỹ Bill & Melinda Gates và Liên minh Toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI) để sản xuất vaccine giá 3 USD/liều nhằm giúp đỡ các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Theo kế hoạch, Viện Serum sẽ cung cấp tổng cộng 200 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho thế giới, với giá tối đa là 3 USD/liều.
Ông Poonawalla cho biết thêm SII hiện sản xuất 50 đến 60 triệu liều/tháng và có kế hoạch tăng năng suất lên 100 triệu liều/tháng vào tháng 1/2021. Hiện tại có 5 loại vaccine ngừa COVID-19 triển vọng đang được phát triển tại Ấn Độ.
Trong khi đó, tháng 10/2020, Bộ trưởng Y tế Ấn Độ Harsh Vardhan thông báo sẽ có vaccine ngừa COVID-19 tại Ấn Độ vào giữa năm 2021.
Điểm danh các loại vaccine COVID-19 và khi nào đưa vào sử dụng ở châu Á
Bên cạnh các hợp đồng mua vaccine ngừa COVID-19 của các hãng dược phẩm phương Tây, các quốc gia châu Á cũng nỗ lực để tự phát triển vaccine cho riêng mình.
Các tủ bảo quản vaccine ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đòi hỏi nhiệt độ siêu lạnh. Ảnh: Reuters/TTXVN
Video đang HOT
Ba hãng dược phẩm lớn thế giới là Pfizer, Moderna và AstraZeneca trong tháng này đã công bố dữ liệu thử nghiệm, cho thấy vaccine ngừa COVID-19 thử nghiệm đã đạt được hiệu quả trong việc ngăn ngừa dịch bệnh.
Nếu như bất kỳ loại vaccine nào được cơ quan chức năng phê duyệt trong thời gian tới, các công ty cho biết việc phân phối có thể triển khai gần như ngay lập tức đến các nước trước đó đã có hợp đồng.
Tuy nhiên, nhiều quốc gia châu Á không kỳ vọng sẽ nhận được số lượng lớn vaccine trong thời gian đầu. Thay vào đó, các nước trong khu vực này cũng đang nỗ lực để tự phát triển vaccine ngừa COVID-19 cho riêng mình. Dưới đây là các mốc thời gian phân phối ước tính, các hợp đồng phân phối và các thử nghiệm lâm sàng đang được tiến hành tại khu vực.
Australia
Quốc gia này đã ký hợp đồng mua 135 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, trong đó có 34 triệu vaccine của hãng AstraZeneca, 40 triệu liều của Novavax, 10 triệu liều của Pfizer và 51 triệu liều từ CSL. Chính phủ nước này dự kiến phân phối 3,8 triệu liều vắc xin AstraZeneca đầu tiên vào tháng 1 và tháng 2 năm sau.
Tiêm thử nghiệm vaccine ngừa COVID-19 cho tình nguyện viên ngày 1/11. Ảnh: THX/TTXVN
Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc cho biết các hợp đồng mua vaccine không thực hiện trực tiếp với các nhà sản xuất thuốc phương Tây mà thay vào đó là thông qua các công ty tư nhân.
Cụ thể, vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca có thể được phê duyệt ở Trung Quốc vào giữa năm 2021. Công ty đối tác của AstraZeneca là Kangtai Biological Products có trụ sở tại Thâm Quyến đã lên kế hoạch đảm bảo lượng sản xuất vaccine hàng năm đạt mức tối thiểu 100 triệu liều vaccine.
Đối với vaccine của Pfizer và BioNTech, một đơn vị của Tập đoàn Dược phẩm Fosun Thượng Hải thông báo đang có kế hoạch thử nghiệm Giai đoạn 2.
Trong khi đó, công ty dược phẩm Southwest Rhodiola lên kế hoạch thử nghiệm giai đoạn đầu và giai đoạn giữa với vaccine Sputnik V của Nga tại Trung Quốc.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng đã phê duyệt ba ứng cử viên vaccine do hai công ty dược nhà nước Sinovac và Sinopharm cho chương trình sử dụng khẩn cấp. Sinopharm hy vọng hai loại vaccine thử nghiệm của mình sẽ được thông qua và đạt đủ điều kiện để sử dụng trong năm nay.
Hình ảnh mô phỏng vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và BioNTech (Đức) phối hợp sản xuất. Ảnh: AFP/TTXVN
Nhật Bản
Chính phủ Nhật Bản đã ký kết hợp đồng mua 120 triệu liều vaccine của Pfizer/BioNTech trong nửa đầu năm 2021, 120 triệu liều của AstraZeneca với lô hàng 30 triệu liều sẽ được chuyển trước tháng 3/2021, và 250 triệu liều vaccine của Novavax.
Tokyo cũng đang trong quá trình thảo luận với nhà sản xuất Johnson & Johnson và đạt được một hợp đồng với công ty nội địa Shionogi.
Giới chuyên gia nhận định các nhà sản xuất vaccine sẽ cần phải tiến hành các cuộc thử nghiệm Giai đoạn 1 và Giai đoạn 2 tại Nhật Bản trước khi nộp đơn xin phê duyệt.
Hàn Quốc
Chính phủ Hàn Quốc đặt mục tiêu đảm bảo có vaccine cho 10 triệu người từ Hội đồng cung cấp vaccine quốc tế (COVAX) và cho 20 triệu người khác bằng các thỏa thuận riêng rẽ với các nhà sản xuất vào cuối năm nay.
Theo các quan chức y tế Hàn Quốc, thời điểm mua vaccine và số lượng mua phụ thuộc vào tiến độ sản xuất của những loại vaccine đó. Việc tiêm chủng có thể sẽ bắt đầu vào quý II năm sau để có thêm thời gian theo dõi các tác dụng phụ tiềm ẩn.
Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng COVID-19 do Hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca phối hợp với Đại học Oxford phát triển. Ảnh: AFP/TTXVN
Ấn Độ
Người đứng đầu Viện Huyết thanh Ấn Độ, nơi sản xuất vaccine AstraZeneca, ngày 23/11 cho biết kết quả thử nghiệm lạc quan trong giai đoạn cuối sẽ cho phép họ xin phép sử dụng khẩn cấp vào cuối năm này và nộp đơn phê duyệt toàn diện vào tháng 2 hoặc tháng 3 năm sau.
Bên cạnh đó, Ấn Độ dự kiến cho ra mắt một loại vaccine được chính phủ hậu thuẫn sớm nhất là vào tháng 2/2021. Nước này cũng đang tiến hành thử nghiệm giai đoạn cuối đối với vaccine Sputnik V.
Philippines
Chính phủ Philippines đang đàm phán với AstraZeneca để phân phối ít nhất 20 triệu liều vào quý 2 năm sau. Bên cạnh đó, họ cũng hy vọng sẽ chốt được hợp đồng với tổng cộng 60 triệu liều vaccine, trong đó có vaccine của Pfizer và Sinovac.
Các nhà sản xuất vaccine có thể nộp đơn xin phê duyệt với các cơ quan quản lý của quốc gia này ngay cả khi chưa có bất kỳ thử nghiệm lâm sàng nào được thực hiện tại đây.
Indonesia
Đây là một trong những quốc gia được liệt vào danh sách 92 nền kinh tế có thu nhập thấp và trung bình. Có nghĩa là 20% dân số sẽ được tiếp cận với vaccine ngừa COVID-19 thông qua sáng kiến vaccine toàn cầu COVAX, tương đương với khoảng 106-107 triệu liều nếu mỗi người tiêm hai mũi.
Indonesia cũng đang thử nghiệm vaccine Sinovac và chuẩn bị bắt đầu tiêm chủng hàng loạt cho nhân viên y tế và các nhân viên tuyến đầu khác vào đầu tháng 1/2021.
Nghiên cứu viên thử nghiệm vaccine phòng COVID-19 do Đại học Oxford phát triển tại bệnh viện Churchill ở Oxford, Anh. Ảnh: PA/TTXVN
Việt Nam
Việt Nam là một trong 92 quốc gia tham gia chương trình "Giải pháp tiếp cận vaccine COVID-19 toàn cầu" (COVAX Facility) và được Liên minh Toàn cầu về Vaccine và Tiêm chủng (GAVI) cam kết hỗ trợ. Với mục tiêu cung ứng 2 tỷ liều vaccine vào cho các quốc gia vào cuối năm 2021 cho khoảng 20% dân số của các quốc gia thành viên của COVAX Facility, Việt Nam sẽ có cơ hội được tiếp cận và được cung ứng sớm các vaccine trong danh mục của COVAX.
Là một trong 42 quốc gia có thể sản xuất vaccine trên thế giới, hiện nay, Việt Nam cũng đang thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu để có vaccine "made in Vietnam" cho người Việt Nam. Hiện 4 nhà sản xuất vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam đang nỗ lực, tập trung các nguồn lực nghiên cứu, sản xuất. Dự kiến, năm 2021 có ít nhất một nhà sản xuất sẽ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn II, III.
Bangladesh
Bangladesh đã ký một thỏa thuận với Viện Huyết thanh Ấn Độ để mua 30 triệu liều vaccine của AstraZeneca. Nước này cũng dự kiến sẽ nhận được 68 triệu liều vaccine từ GAVI có gói hỗ trợ.
AstraZeneca co thể phải cho thử nghiệm lại vaccine ngừa COVID-19 Hãng Bloomberg News ngày 26/11 dẫn lời ông Pascal Soriot, Giám đốc điều hành (CEO) hãng dược phẩm liên doanh Anh-Thụy Điển AstraZeneca, cho biết hãng có thể sẽ tiến hành một cuộc thử nghiệm bổ sung nhằm đánh giá lại về hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 do hãng phát triển. Hình ảnh mô phỏng vaccine phòng COVID-19 do Hãng dược phẩm...