Hàng rong Ấn Độ lo bánh mất ngon vì không được nướng bằng phân bò
Những người bán hàng rong ở thành phố Patna lo lắng cho sinh kế của họ, nói rằng việc dùng phân bò làm chất đốt là điều quan trọng để tạo nên hương vị hấp dẫn cho món ăn.
Mùi thơm hấp dẫn tỏa ra từ những chiếc bánh tại quầy hàng của anh Brij Bihari Rai, ở bên ngoài sở thú Patna. Nằm trên vỉ nướng là món ăn đặc biệt của anh Rai có tên gọi “litti chokha” – bột mì được vo thành từng viên tròn, có nhân, nhúng trong bơ sữa trâu lỏng rồi đem nướng, ăn cùng cà tím hoặc khoai tây nghiền.
Song anh Rai cho biết có một loại nguyên liệu khác đóng vai trò quan trọng tạo nên hương vị đặc biệt của loại bánh này.
“Ngọn lửa, khói và tro từ phân bò khiến món ăn này có hương vị đặc biệt và đó là lý người ta tìm đến quầy hàng chúng tôi để thưởng thức món ăn”, anh nói với Guardian.
Tuy nhiên, anh Rai là một trong khoảng 5.000 người bán hàng rong ở Patna, thủ phủ bang Bihar, nói rằng việc bán hàng của họ đang bị đe dọa.
Sau khi chất lượng không khí ở Patna giảm xuống mức nghiêm trọng, chính quyền bang đã ban hành lệnh cấm người dân đốt phân bò và than đá, nói rằng đây là nguyên nhân gây ra ô nhiễm. Và những người bán hàng rong nói rằng nếu không có khói từ phân bò, món ăn của họ sẽ bị hủy hoại.
Video đang HOT
Một quầy bán bánh litti chokha ở Patna. Ảnh: Guardian.
“Người ta đến chỗ chúng tôi chỉ vì hương vị đặc biệt. Ai sẽ đến nữa nếu thức ăn không còn mùi vị đó?”, anh Rai nói. Anh đã ăn nên làm ra sau khi diễn viên nổi tiếng Bollywood Aamir Khan ghé qua quầy hàng của anh năm 2012 để ăn bánh litti chokha.
Chính quyền đã hứa sẽ cung cấp cho người bán hàng rong bếp ga mini để thay thế loại nhiên liệu truyền thống, nhưng anh Rai nói ga không thể thay thế được phân bò và “chúng tôi đơn giản là sẽ phải nghỉ bán”.
Những người bán hàng rong khác cũng kêu ca họ không thể làm thức ăn mà không có loại chất đốt thường dùng. Bánh fritter, món ăn yêu thích của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, được làm từ bột, chiên ngập dầu và dùng lửa phân bò hoặc lửa than để khiến món ăn được giòn.
Baban Sao, một người bán fritter, kiếm được khoảng 1.000 rupee một ngày và một phần không nhỏ trong khoản thu nhập đó được dùng để mua than đá.
“Chính than là thứ giúp món ăn có hương vị và những người yêu thích món ăn thường ăn chúng với ớt xanh chiên”, anh cho hay.
Quầy hàng của anh Brij Bihari Rai ở Patna. Ảnh: Guardian.
Vishal Anand, điều phối viên chương trình của Hội Hàng rong Quốc gia Ấn Độ, nói lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến hơn 5.000 người bán hàn rong vì đa số họ chủ yếu dùng than đá và phân bò làm chất đốt.
Patna không phải là nơi đầu tiên tại Ấn Độ cấm đốt phân bò. Năm 2015, loại nhiên liệu này bị cấm tại các khu vực xung quanh đền Taj Mahal, công trình kiến trúc biểu tượng của Ấn Độ, vì lo ngại rằng khói sẽ làm ố vàng lăng mộ được xây bằng đá cẩm thạch trắng.
Năm ngoái, Patna xếp thứ bảy trong số những thành phố ô nhiễm nhất thế giới, theo tổ chức môi trường Greenpeace.
Theo news.zing.vn
Chàng trai vào chuồng nằm với sư tử, không cho ai cứu ở Ấn Độ
Nhân viên sở thú đã phải chuốc thuốc mê con sư tử và đưa thanh niên 28 tuổi ra ngoài an toàn.
Du khách tại sở thú New Delhi đi từ hoảng sợ đến kinh ngạc hôm 17/10 sau khi một thanh niên nhảy qua hàng rào cao vây quanh một chuồng sư tử và trêu chọc con vật nhưng may mắn không bị thương tích, theo RT.
Thanh niên tên Rehan Khan, 28 tuổi, đến từ bang Bihar. Theo các nhân chứng, anh ta say xỉn và có thể có vấn đề tâm thần. Theo Times of India, về sau thanh niên này cho biết anh ta mới bị sa thải và không thiết sống nữa.
Khan đã nhảy qua được hàng rào dù các nhân viên bảo vệ đã cố ngăn cản anh ta. Thanh niên một mực nói rằng anh ta không cần được giải cứu.
Sau đó, anh ta ngồi mặt đối mặt với một con sư tử trước khi nằm xuống bên cạnh "chúa sơn lâm", dường như cố tình trêu ngươi để con vật tấn công mình.
Sư tử kích thước lớn có thể giết chết người chỉ trong 15 giây. Ảnh: Pexels.
Vụ việc, xảy ra vào giữa trưa, khép lại khi các nhân viên sở thú đánh thuốc mê con sư tử và đưa người đàn ông ra khỏi chuồng một cách lành lặn.
"Một con tử kích thước này có thể giết người chỉ trong 15 giây", NDTV dẫn lời chuyên gia Anish Andheria thuộc Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên hoang dã.
Hồi tháng 9/2014, một người đàn ông đã bị một con hổ trắng quật đến chết tại sở thú này, sau khi anh ta xông vào chuồng con vật.
Những người quản lý sở thú thường xuyên bị chỉ trích vì an ninh lỏng lẻo, đặc biệt là tại các khu vực xung quanh các loài mèo lớn như hổ, báo, sư tử.
Theo Zing
Manh mối vụ bê bối tình dục lớn nhất Ấn Độ được giấu trong son môi Tình tiết mới của một trong những vụ bê bối tình dục lớn nhất Ấn Độ vừa được tiết lộ cho thấy các thiết bị tinh vi của gián điệp được giấu trong các "bẫy mật ong" như son môi. "Bẫy mật ong" là khái niệm chỉ các phi vụ lừa tình vì mục đích cá nhân nào đó. Một đội điều tra...