Hàng rào kỹ thuật ngăn dừa sang Trung Quốc, chuối sang Philippines
Ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng Kinh doanh xuất khẩu – Công ty The Fruit Republic (quận 7, TP.Hồ Chí Minh), cho biết, trong quá trình ký kết các hiệp định thương mại tự do, Việt Nam cần đẩy mạnh đàm phán để gỡ bỏ các hàng rào kỹ thuật mà các nước dựng lên để nông sản có thể vào được nhiều thị trường hơn nữa.
Hàng rào kỹ thuật: Mềm nhưng khó vượt
Chia sẻ tại hội thảo: “Nâng cao năng lực xuất khẩu và an toàn thực phẩm nông sản Việt Nam: Vai trò của quản lý hóa chất nông nghiệp” do Bộ NNPTNT phối hợp với Crop Life Việt Nam tổ chức, ông Jeroen Pasman, thực tế hiện nay chuối chưa xuất khẩu được sang Philippines, dừa chưa sang được Trung Quốc hay nhiều rau quả chưa sang được Nhật Bản là vì các quy chuẩn, hàng rào kỹ thuật được dựng lên.
Có một xu hướng chung là, trong khi các hàng rào thuế quan đang dần được bãi bỏ thì nhiều nước tăng cường lập hàng rào kỹ thuật, trong đó có các yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) đối với nông sản xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Những yêu cầu này nếu không được hiểu và chấp hành đúng sẽ là cản trở lớn cho nông sản Việt ra thị trường quốc tế.
Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật đang cản đường nhiều nông sản xuất khẩu. Ảnh: I.T
Theo đánh giá của Bộ NNPTNT, trong 10 năm qua, nông nghiệp Việt Nam luôn duy trì mức tăng trưởng mạnh và khá toàn diện, chất lượng tăng trưởng ngày càng được cải thiện hơn. Hiện, xuất khẩu nông sản Việt Nam đứng thứ 2 khu vực Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Đã có 10 nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đạt kim ngạch từ 1 tỷ USD/năm trở lên, riêng 5 mặt hàng gồm tôm, trái cây, hạt điều, cà phê và đồ gỗ đạt kim ngạch 3 tỷ USD/năm.
Kết quả thống kê là vậy nhưng trên thực tế, nông sản Việt Nam vẫn đang hàng ngày đối mặt với nhiều khó khăn, trong đó, rào cản lớn nhất vẫn là các tiêu chuẩn về chất lượng, mức độ tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản khi xuất khẩu vào các thị trường lớn.
Chỉ tính riêng thị trường châu Âu, trong năm 2017, có đến 90 trường hợp hàng hóa nông sản, thực phẩm Việt Nam xuất khẩu vào thị trường này bị cảnh báo hoặc trả hàng về do các vi phạm liên quan đến an toàn thực phẩm. Từ đầu năm đến nay đã có hơn 40 trường hợp bị cảnh báo và từ chối cho phép nhập khẩu. Việt Nam cũng nằm trong nhóm các nước có số trường hợp bị cảnh báo và trả hàng về từ châu Âu nhiều nhất.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia, phần lớn các đơn hàng bị trả về do các vi phạm liên quan đến vượt ngưỡng hàm lượng tồn dư tối đa thuốc BVTV trong nông sản, thực phẩm (MRL). Trong đó, MRL (mg/kg) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc BVTV trong thực phẩm do Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế (CXL) hoặc Cơ quan quản lý tại quốc gia (MRL) quy định.
Cần sử dụng dụng thuốc BVTV đúng
Theo ông Jeroen Pasman, Trưởng phòng kinh doanh xuất khẩu Công ty The Fruit Republic, thách thức lớn nhất hiện nay của Việt Nam là nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vậy, ngành chức năng cùng các doanh nghiệp phải xây dựng được các quy chuẩn phù hợp cho Việt Nam.
“Việt Nam đã có nhiều hiệp định thương mại tự do, đây là điều kiện tốt để tự do thông thương, trao đổi hàng hóa, tuy nhiên vẫn còn nhiều hàng rào kỹ thuật khác mà Việt Nam còn phải đàm phán” – ông Pasman nói.
Ông Nguyễn Xuân Hồng, nguyên Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật, nông sản Việt Nam xuất khẩu đang phải chịu 2 hàng rào kỹ thuật quan trọng nhất là an toàn thực phẩm và kiểm địch động thực vật. Đối với an toàn thực phẩm, hóa chất rất quan trọng trong quá trình sản xuất. Hầu hết các nước đều phải sử dụng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón nhưng nếu đáp ứng được quy định về mức dư lượng tối đa cho phép thì vẫn đảm bảo xuất khẩu.
“Giải pháp là sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt và theo chuỗi, người sản xuất phải hiểu được các quy định của các nước nhập khẩu nông sản và người tiêu dùng. Tổ chức sản xuất là khâu quan trọng nhất, vì vậy cần tăng cường liên kết với doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ quan quản lý trên cơ sở tổ chức sản xuất theo chuỗi” – ông Hồng khẳng định.
Trong khi đó, ông Siang Hee Tan, Giám đốc điều hành Crop Life Asia cho rằng, nông hộ còn cần sự chuẩn bị tốt hơn. Và chính sách phù hợp của Bộ NNPTNT có thể giúp đảm bảo tất cả nông dân có đóng góp toàn diện vào tăng trưởng GDP ngành nông nghiệp.
Theo ông Siang Hee Tan, vấn đề là làm thế nào để tiếp tục đẩy mạnh lợi thế cạnh tranh của Việt Nam vì tiềm năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam còn lớn hơn nữa chứ không chỉ trong phạm vi 180 quốc gia, cần mở rộng hơn nữa XK nhưng không được quên phải cung cấp lương thực an toàn cho chính người dân Việt Nam.
Theo Danviet
Khi nỗi sợ bị đem ra... kinh doanh
Theo TS.Jason Sandahl - chuyên viên kỹ thuật về an toàn thực phẩm (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ), khi nỗi lo lắng của người tiêu dùng về vấn đề an toàn thực phẩm ngày càng trở nên thường trực, có khi chính nỗi sợ của bạn cũng bị đem ra để kinh doanh và trục lợi.
Chia sẻ về vấn đề này tại hội thảo: "An toàn thực phẩm & vai trò của truyền thông khoa học" do Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp với Croplife Việt Nam tổ chức, TS.Jason Sandahl cho rằng, sự thiếu sót trong việc cung cấp thông tin đầy đủ tới công chúng về thuốc bảo vệ thực phẩm, về những vấn đề an toàn thực phẩm đã đẩy lo lắng của công chúng lên cao và dẫn tới những hiểu lầm rằng "thuốc BVTV là không an toàn".
"Sau nỗi sợ về biến đổi khí hậu khiến trái đất có thể bị diệt vong, giờ đây, con người đối mặt với nỗi sợ mang tên ung thư. Ai cũng nghĩ thủ phạm gây nên bệnh này là thuốc bảo vệ thực vật và thực phẩm bẩn. Nỗi sợ này chính là cơ hội để nhiều người kinh doanh những thực phẩm được gắn mác hữu cơ với mức giá không hề dễ chịu", ông Jason nói.
Các diễn giả chia sẻ tại hội thảo.
Ông Jason cũng nhấn mạnh sự cần thiết của việc sử dụng các giải pháp bảo vệ thực vật (BVTV) tiên tiến nhằm đảm bảo đủ lương thực cho dân số toàn cầu như hiện nay; vấn đề mấu chốt là cần có một nền tảng pháp lý chuẩn khoa học và có sự tham gia của nhiều bên trong việc thực thi các phương thức thực hành nông nghiệp bền vững. "Nông dân, Chính phủ và các đơn vị sản xuất - phân phối đều có trách nhiệm và nghĩa vụ ngang nhau trong đảm bảo sản xuất ra lương thực an toàn và dinh dưỡng tới người tiêu dùng." - TS.Jason Sandahl chia sẻ.
Nhà báo Hồ Quang Lợi, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam nhấn mạnh: "An toàn thực phẩm là một vấn đề được Chính phủ, cộng đồng xã hội đặc biệt quan tâm và là một trong các chủ đề chính được đăng tải và tuyên truyền trên các phương tiện báo chí, truyền thông tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Báo chí đã giúp công chúng ngày càng ý thức hơn tới quy trình sản xuất, cách thức tạo ra thực phẩm họ tiêu dùng hàng ngày và đề cao vấn đề an toàn và dinh dưỡng; bên cạnh đó những lo ngại về an toàn thực phẩm cũng là đề tài thu hút, rất dễ bị khai thác và "cường điệu hoá". Điều đó cho thấy trách nhiệm của báo chí trong việc cung cấp thông tin một cách khoa học, đầy đủ ngày càng trở nên quan trọng, giúp công chúng có kiến thức trước khi đưa ra những lựa chọn tiêu dùng thông minh.
Tiến sỹ Đào Xuân Cường - Giám đốc quỹ Syngenta Foundation, đại diện CropLife Việt Nam cho biết: Tại Việt Nam, 24,5 triệu hộ nông dân nhỏ phụ thuộc vào các giải pháp BVTV để ngăn ngừa dịch hại và áp lực cỏ dại gây hại cho cây trồng làm giảm năng suất khi thu hoạch. Tuy nhiên, lạm dụng sử dụng quá liều các vật tư nông nghiệp đầu vào như thuốc BVTV và phân bón hoá học; việc nhập khẩu thiếu kiểm soát và sai luật các sản phẩm kém chất lượng; thiếu truy xuất nguồn gốc là các yếu tố ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm.
Bên cạnh việc tổ chức các chương trình hướng dẫn nông dân sử dụng có trách nhiệm các sản phẩm thuốc BVTV, công tác truyền thông hướng tới nông dân cần được đẩy mạnh hơn nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của họ trong chuỗi sản xuất nông nghiệp an toàn và các tác động tiêu cực nếu sử dụng sai quy cách và hướng dẫn.
"Quy trình đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế, dựa vào nền tảng khoa học sẽ là tiền đề quan trọng giúp loại bỏ các sản phẩm thuốc không còn phù hợp và đẩy nhanh việc giới thiệu các sản phẩm tiên tiến hơn đến với nông dân, giúp tạo ra nguồn thực phẩm an toàn, dinh dưỡng và phong phú hơn." - ông Cường nhấn mạnh.
Cần hướng tới vận động nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn. Ảnh: IT.
Giáo sư David Zaruk - Đại học Odisee (Vương quốc Bỉ), người có hơn 20 năm nghiên cứu về truyền thông đối với các vấn đề khoa học đã đưa ra các ví dụ minh hoạ về tác động của truyền thông trong việc đẩy cao cảm xúc của công chúng một cách có chủ đích hướng tới các mục tiêu thương mại hơn là nhìn nhận bản chất khoa học của vấn đề đó.
Một ví dụ được chỉ ra là hoạt chất Glyphosate - một trong những loại thuốc trừ cỏ được giới hoa học và cơ quan đánh giá an toàn trên toàn cầu khẳng định là an toàn và phổ biến nhất hiện nay đang dưới áp lực phải xem xét lại do một số báo cáo khoa học dựa trên nguy cơ và những hoạt động truyền thông "gây sợ hãi".
"Giới truyền thông làm việc trong một môi trường có tính phản ứng cao. Tuy nhiên cần nhìn nhận rõ rằng 80% công chúng gần như không có quan điểm rõ ràng. Với sự bùng nổ của mạng xã hội và tính tương tác ngày càng cao trong môi trường giao tiếp hiện nay, các kênh truyền thông chính thống muốn giữ mức độ tín nhiệm với công chúng cần đơn giản hoá thông điệp, đối chiếu thông tin thường xuyên hơn với các nhà khoa học và hạn chế suy luận cảm tính" - ông David nói.
TS.Trần Bá Dung - Trưởng ban Nghiệp vụ (Hội Nhà báo Việt Nam) cho rằng, cần nâng cao tính chuyên nghiệp của báo chí về khoa học công nghệ, đưa tin về lĩnh vực an toàn thực phẩm cần chính xác, cụ thể, kịp thời, có phân tích, có định hướng. Đặc biệt, cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, kiến thức cho các nhà báo viết về KHCN, ATTP.
Theo Danviet
Đừng để tồn dư thuốc bảo vệ thực vật chặn đường xuất khẩu nông sản Trong khi các hàng rào thuế quan đang dần được bãi bỏ thì nhiều nước tăng cường lập hàng rào kỹ thuật, trong đó có các yêu cầu về ngưỡng tồn dư tối đa (MRL) đối với nông sản xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước. Những yêu cầu này nếu không được hiểu và chấp hành đúng sẽ là cản...