Hàng quán bán mang về từ ngày 13.7: Khách chưa kịp đông thì dịch Covid-19 trở lại
Nhiều chủ quán tại Hà Nội chia sẻ, mới đón khách đến ăn được 20 ngày, chưa kịp mừng lại phải chuyển sang bán mang về vì dịch Covid-19 quay trở lại.
Chị Ngọc dọn dẹp hàng quán trước giờ đón khách buổi tối, từ mai (13.7) chị nghỉ bán. ẢNH: DƯƠNG LAN
Từ 0 giờ ngày 13.7, UBND TP Hà Nội yêu cầu các hàng quán kinh doanh ăn uống phải đóng cửa (chỉ cho phép bán mang về) để chủ động phòng dịch Covid-19. Trước đó, từ 0 giờ ngày 22.6, các dịch vụ ăn, uống trong nhà được mở bán trở lại nhưng phải đảm bảo khoảng cách, có tấm chắn giữa người với người, ngồi không quá 50% công suất chỗ ngồi và đóng cửa trước 21 giờ hằng ngày.
Theo ghi nhận của Thanh Niên, chiều tối 12.7, trước giờ thực hiện thông báo, nhiều nhà hàng quán ăn trên phố Chùa Láng, Trần Huy Liệu, Kim Mã,… lượng khách đến ăn trực tiếp vắng vẻ. Một số quán ăn chuẩn bị treo biển bán mang về, không ít quán đóng cửa sớm dù thời gian thực hiện quyết định dừng hoạt động từ 0 giờ ngày 13.7.
Hà Nội dừng quán cắt tóc, nhà hàng chỉ cho bán mang về để phòng Covid-19
“Chưa kịp mừng…”
Chị Ngô Bích Ngọc (39 tuổi, chủ quán bún đậu, cháo lòng trên phố Chùa Láng (Q.Đống Đa) chia sẻ, từ 14 giờ chiều, chị đã biết tin hàng quán phải chuyển sang bán mang về, không được nhận khách tại quán. Quán ăn mới mở lại chưa được bao lâu nay việc kinh doanh của chị càng trở nên bế tắc.
Hàng quán được kê gọn lại trước giờ đóng cửa trên phố Trần Huy Liệu. ẢNH: DƯƠNG LAN
Một số hàng quán chỉ nhận bán mang về trước 0 giờ 13.7. ẢNH: DƯƠNG LAN
“Nhà tôi chủ yếu bán buổi trưa và tầm 7 rưỡi, 8 giờ tối nhưng đợt này mở bán khách cũng không có, vắng lắm. Dịch đang căng nên phải chấp hành. Việc buôn bán, kinh doanh phụ thuộc nhiều vào xã hội nên khó khăn nhưng cũng phải đóng, mau cho hết dịch để yên ổn bán trở lại vì tiền thuê nhà cao quá”, chị Ngọc tâm tình.
Bản tin Covid-19 ngày 12.7: Cả nước thêm 2.383 ca Covid-19, TP.HCM ghi nhận bệnh nhân “kỷ lục”
Chị Ngọc thuê 3 ốt liền kề với diện tích hơn 20m 2 ở mặt phố Chùa Láng với giá thuê là 36 triệu đồng/tháng. Nay chị vẫn bán đến 9 giờ tối như những ngày trước nhưng từ mai chị đóng cửa hẳn, không bán mang về. Những ngày trước, chị luôn theo dõi tình hình dịch bệnh, nhập hàng một cách cầm chừng để nếu có lệnh đóng cửa cũng không thừa nguyên liệu.
Khách đến uống cà phê trước giờ đóng cửa. ẢNH: DƯƠNG LAN
“Nếu dịch căng quá, không có lệnh tôi cũng đóng cửa vì sức khỏe là quan trọng nhất. Khách đến ăn mới được mấy ngày lại dừng bán nhưng vì dịch đành phải chấp nhận, không ai muốn như vậy cả”, ông Sơn chia sẻ. ẢNH: DƯƠNG LAN
“Hàng quán họ mới cho bán trở lại được không lâu giờ lại có lệnh dừng tiếp, sốt ruột lắm nhưng đành chấp hành chứ biết làm thế nào. Hai năm nay, lệnh đóng mở cứ thay đổi liên tục. Từ mai là tôi nghỉ bán luôn vì món nhà tôi bán có mắm tôm, bán mang về không tiện. Tôi đã đóng tiền nhà 6 tháng, đúng đợt 30.4 đến nay cứ mở bán được ít ngày lại phải đóng vì dịch. Không biết hết 6 tháng có trụ được tiếp không nhưng nếu nghỉ cũng chả biết làm gì, bán hàng giữa mùa dịch lại càng bấp bênh, hôm bữa có nói chuyện với chủ nhà cũng hi vọng được hỗ trợ lại một ít để trang trải”, chị Ngọc buồn bã nói.
Quen rồi
Ông Nguyễn Hữu Sơn (59 tuổi, chủ tiệm bánh mì trên phố Trần Huy Liệu, Q.Ba Đình) cho biết, sau khi nghe tin từ 0 giờ ngày 13.7 dừng bán trực tiếp, ông đã giảm lượng hàng bán vào buổi tối. Ông không thấy bất ngờ với lệnh đóng cửa ở thời điểm hiện tại vì tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
“Mới mở bán trở lại từ ngày 22.6 giờ lại đóng tiếp, dù khách giảm rõ rệt nhưng từ mai vẫn bán mang về kiếm chút bù tiền mặt bằng. Giờ quá quen với việc đóng mở liên tục rồi chứ không phải đột xuất mặc dù mới bán lại chưa đầy tháng. Làm hàng ăn chả ai muốn dừng đón khách nhưng vì dịch không còn cách nào khác với cả dân cũng hạn chế ra đường, ngại ăn uống ở ngoài”, ông Sơn nói.
Quán bánh mì của ông Sơn mở cách đây 2 năm. ẢNH: DƯƠNG LAN
19 giờ, một số quán ăn trên phố Kim Mã đóng cửa. ẢNH: DƯƠNG LAN
Ông hi vọng dịch Covid-19 ở Hà Nội được kiểm soát để thời gian mở bán lâu dài. “Mùa dịch hàng quán nào cũng kém, bây giờ cứ chuẩn bị tinh thần sống chung với dịch, nếu căng quá tôi đóng toàn bộ. Giờ bán được chừng nào thì bán vì vẫn theo tinh thần bảo vệ sức khỏe mình là quan trọng nhất”, ông Sơn chia sẻ.
Vào ăn bát phở trên phố Chùa Láng trước khi có lệnh dừng bán trực tiếp, chị Phạm Nguyễn Thùy Linh (32 tuổi, ở Q.Đống Đa) cho hay, từ ngày mai chị sẽ tự nấu ăn để chấp hành quy định phòng dịch.
“Tôi có thói quen ăn phở vào sáng sớm với cả ăn ở ngoài trước khi đi làm cũng tiện nhưng chưa được bao lâu giờ phải tạm dừng. Phở mua mang về không ngon như khi ăn trực tiếp nên tôi ít khi gọi ship, từ mai cố gắng dậy sớm ăn ở nhà. Chiều nay biết tin đóng cửa hàng quán nên tôi đến đây ăn bát cuối vì không biết bao giờ mới mở trở lại”, chị Linh cho hay.
Tấm biển thông báo khi đủ số khách sẽ chuyển sang bán mang về được đặt trước một quán ăn vào tối 12.7. ẢNH: DƯƠNG LAN
Vách ngăn được lắp sẵn tại mỗi bàn ăn nhưng từ mai, chủ quán này chấp nhận chuyển sang bán mang về, dừng đón khách đến ăn. ẢNH: DƯƠNG LAN
NÓNG: Giãn cách toàn bộ TX. Tân Uyên, TP. Thuận An, 4 phường của TP. Thủ Dầu Một theo Chỉ thị 16
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến rất phức tạp, dự báo dịch bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, UBND TX. Tân Uyên, UBND TP. Thuận An đã ban hành văn bản về việc thực hiện nghiêm Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm kịp thời, ngăn chặn, triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn.
Theo đó, Chủ tịch UBND TX.Tân Uyên, TP.Thuận An yêu cầu các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, UBND các xã, phường tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, của Bộ ngành Trung ương, của Tỉnh ủy và UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 thật hiệu quả và phù hợp với diễnbiến tình hình dịch bệnh tại địa phương.
Thực hiện nghiêm việc cách ly xã hội trên toàn địa bàn TX. Tân Uyên, TP. Thuận An theo đúng Chỉ thị số 16/CT-TTg, kể từ 00 giờ ngày 21/6/2021 cho đến khi có thông báo mới. Bảo đảm giãn cách xã hội, giữ khoảng cách giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng; thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi giao tiếp; không tập trung quá 02 người ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và nơi công cộng.
Yêu cầu người dân ở nhà, hạn chế tối đa ra ngoài, trừ các trường hợp thực sự cần thiết như: Mua lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, nhu yếu phẩm thiết yếu khác; các trường hợp khẩn cấp như: cấp cứu, khám chữa bệnh, thiên tai, hoả hoạn...; trong trường hợp ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
Tạm dừng tất cả các dịch vụ không cần thiết; chỉ được phép mở cửa kinh doanh mặt hàng nhu yếu phẩm thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu...), các hoạt động kinh doanh ăn uống chỉ được bán mang về và phải đảm bảo khoảng cách 02m giữa người với người, không tập trung quá 02 người cùng một thời điểm.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang và nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng phải chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn tuyệt đối và thực hiện đầy đủ các biện pháp chống dịch như: Thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định, khuyến cáo của ngành y tế; yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp hạn chế di chuyển, tiếp xúc, giao tiếp; tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động; tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh.
Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải dừng hoạt động. Cơ sở y tế địa phương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc phòng, chống dịch tại các cơ sở nêu trên.
Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng, trừ các trường hợp vì lý do công vụ, xe đưa đón công nhân, chuyên gia, người cách ly, xe chuyên chở nguyên vật liệu sản xuất, hàng hóa. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.
Đề nghị người dân tỉnh táo trước những thông tin sai sự thật và bình tĩnh thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch. Đồng thời khi tiếp nhận thông tin cần chọn lọc những nguồn tin chính thức, không lan truyền thông tin chưa được xác thực, thông tin sai sự thật gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch. TP. Thuận An, TX. Tân Uyên đảm bảo cung ứng đầy đủ các nhu yếu phẩm, đồ dùng thiết yếu cho người dân, vì vậy việc tích trữ là không cần thiết.
* Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19, UBND TP.Thủ Dầu Một đã ra quyết định áp dụng giãn cách xã hội theo tinh thần Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đối với 4 phường bắt đầu từ 0 giờ ngày 21/6 cho đến khi có thông báo mới, gồm: Hiệp An, Chánh Mỹ, Phú Hòa và Hiệp Thành.
Theo đó, thành phố yêu cầu các phòng ban chức năng và lực lượng tại chỗ của các các phường: Hiệp An, Chánh Mỹ, Phú Hòa, Hiệp Thành nghiêm túc triển khai các phương án hành động để phòng chống, ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
UBND TP. Thủ Dầu Một đề nghị các phòng ban chức năng, lãnh đạo các xã, phường, các tổ chức, doanh nghiệp và toàn thể người dân đang sinh sống và làm việc trên địa bàn 4 phường nói trên nghiêm túc thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ (các phường khác tiếp tục áp dụng Chỉ thị 15).
Tạm dừng tất cả các dịch vụ không cần thiết, chợ tự phát, buôn bán hàng rong. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm, xăng dầu, điện, nước, nhiên liệu... vẫn sẽ tiếp tục hoạt động bình thường nhưng cần lưu ý các quy định về phòng, chống dịch.
Thành phố Thủ Dầu Một cũng quyết định tạm dừng hoạt động tất cả các phương tiện vận tải hành khách cộng cộng đi qua địa bàn 4 phường nói trên.
Triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống COVID-19
UBND tỉnh Bình Dương vừa ban hành văn bản chỉ đạo thực hiện các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó, tỉnh Bình Dương yêu cầu các cấp, các ngành, đơn vị quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ ngành Trung ương, Tỉnh ủy và UBND tỉnh liên quan đến công tác phòng, chống dịch COVID-19 thật hiệu quả và phù hợp với tình hình diễn biến dịch tại địa phương. Trong đó, tập trung huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, chủ động, tích cực, quyết liệt triển khai các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19.
Việc triển khai các giải pháp phòng, chống dịch phải đúng hướng dẫn của Bộ Y tế và bảo đảm kiểm soát nguồn lây bệnh nhưng không "ngăn sông cấm chợ", không gây ách tắc hay làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh; thực hiện cách ly y tế đúng với đối tượng quy định đối với người đến từ vùng dịch.
UBND cấp huyện và Ban Quản lý các khu công nghiệp phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn phòng, chống dịch cho doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, giám sát các đơn vị, doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch, phương án phòng, chống dịch theo đúng quy định.
Đồng thời thành lập ngay các Tổ COVID-19 cộng đồng của các doanh nghiệp và hướng dẫn, tập huấn để các Tổ này hoạt động thực chất, hiệu quả. Yêu cầu các chủ doanh nghiệp phải cam kết đảm bảo các điều kiện duy trì hoạt động trong tình huống có dịch xảy ra và có biện pháp đáp ứng (cơ sở vật chất, lực lượng...) ứng phó khi có trường hợp F0, F1, F2.
Tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền, thông tin đến từng người dân những nội dung cụ thể, thiết thực, hình thức phù hợp, hiệu quả để mọi người luôn nêu cao tính chủ động, tinh thần trách nhiệm trong thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch, bảo vệ mình và bảo vệ cộng đồng...
Sở Thông tin và Truyền thông chủ động cung cấp thông tin liên quan và đôn đốc các cơ quan truyền thông đẩy mạnh công tác này, kịp thời nêu gươngnhững điển hình làm tốt, phê phán những tổ chức, cá nhân vi phạm nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong phòng, chống dịch.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh hướng dẫn UBND cấp huyện phối hợp với các ngành chức năng rà soát, mua sắm bổ sung các trang thiết bị cần thiết cho các cơ sở cách ly y tế mở rộng trên địa bàn nhằm đảm bảo cách ly cho 10.000 người theo kế hoạch.
Sở Y tế triển khai ngay việc mua sắm trang thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, test nhanh, test RT-PCR... phục vụ kịp thời, hiệu quả công tác phòng, chống dịch COVID-19 theo đúng quy định; chịu trách nhiệm tổng hợp các nguồn lực của toàn tỉnh, từng địa phương để chủ động ứng phó, điều phối, chi viện phù hợp, kịp thời, hiệu quả khi tình huống dịch bùng phát trên từng địa bàn.
Rà soát đánh giá năng lực của các kho chứa, phương tiện vận chuyển, cơ sở vật chất, đội ngũ... để xây dựng Kế hoạch tiếp nhận và tổ chức thực hiện tiêm vắc xin phòng Covid-19 cho tất cả các đối tượng trên địa bàn khi có nguồn vắc xin.
Sở Giao thông vận tải phối hợp với các đơn vị có liên quan chỉ đạo các đơn vị vận tải khi tổ chức hoạt động vận chuyển hàng hóa, hành khách... phải thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Sở Tài chính phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ và ban hành Quy chế quản lý "Quỹ phòng, chống COVID-19" của tỉnh trên cơ sở quy định của Trung ương nhằm tiếp nhận, quản lý, sử dụng nguồn Quỹ nêu trên, phục vụ cho công tác phòng, chống dịch hiệu quả, kịp thời và đúng quy định./.
Bình Dương thêm 3 ca COVID-19 trong cộng đồng, đều liên quan ca bệnh tại TP.HCM Cả ba ca nhiễm mới tại Bình Dương đều là người nhà của hai nữ sinh đã nhiễm bệnh tại TP.HCM. Tới sáng 31-5, đoạn đường số 8 KDC Hiệp Thành 3 bị cách ly được kéo dài hơn so với kế hoạch ban đầu (kéo dài từ đoạn giao với đường Phạm Ngọc Thạch tới đoạn giao đường số 20) để tránh...