Hãng Philips thu hồi 1.700 máy hỗ trợ hô hấp trên toàn cầu
Ngày 29/8, công ty sản xuất thiết bị y tế Philips ( Hà Lan) thông báo mở rộng việc thu hồi máy hỗ trợ hô hấp lên tổng cộng 1.700 chiếc trên toàn cầu do nguy cơ sử dụng thành phần nhựa dẻo không phù hợp.
Biểu tượng Philips tại văn phòng ở Amsterdam, Hà Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Philips Respironics, công ty con của Philips, vẫn chưa nhận được báo cáo nào về việc bệnh nhân bị tổn thương do vấn đề trên, song vẫn quyết định thu hồi sản phẩm để phòng ngừa. Trong số những thiết bị được thu hồi có 386 sản phẩm tại Mỹ, song không có bất kỳ sản phẩm nào tại Hà Lan – trụ sở chính của công ty này.
Trước đó, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã thông báo việc thu hồi sản phẩm, đồng thời nhấn mạnh nếu như có nhựa dẻo trong động cơ của máy hỗ trợ hô hấp BiPAP, thiết bị có thể tạo ra một số hóa chất đáng quan ngại như các hợp chất hữu cơ bay hơi.
Philips đã phân phối 386 máy BiPAP tại Mỹ trong giai đoạn từ ngày 6/8/2020 đến ngày 1/9/2021. Công ty đã gửi thư thu hồi khẩn thiết bị này đến những khách hàng bị ảnh hưởng vào ngày 26/8 vừa qua. Tuy nhiên, theo FDA, chỉ những máy có số serie nhất định mới bị thu hồi.
Video đang HOT
Đợt thu hồi lần này không liên quan đến lần thu hồi hàng triệu thiết bị hỗ trợ hô hấp và trợ thở vào năm ngoái, do thành phần bọt xốp lắp trong máy có thể lão hóa trở nên độc hại và có nguy cơ gây ung thư. Mặc dù vậy, một số thiết bị được thu hồi vào năm ngoái cũng có nguy cơ chứa các bộ phận nhựa dẻo liên quan đến đợt thu hồi mới nhất. Philips khẳng định toàn bộ thiết bị gặp vấn đề về thành phần nhựa dẻo không phù hợp đều sẽ được bồi thường.
Kể từ đợt thu hồi vào năm ngoái, giá trị thị trường của Philips đã giảm hơn 67%, khiến công ty phải bổ nhiệm ông Roy Jakobs làm Giám đốc điều hành mới vào giữa tháng 10/2021.
Mỳ Omachi bị tiêu hủy tại Đài Loan: Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp báo cáo
Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp báo cáo cụ thể liên quan vụ mỳ Omachi bị tiêu hủy tại Đài Loan, Trung Quốc.
Đại diện Bộ Công Thương cho biết, từ báo cáo của Thương vụ Việt Nam tại Đài Loan (Trung Quốc), Bộ nắm được thông tin Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm thuộc Cơ quan y tế và phúc lợi Đài Loan phát hiện mỳ ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide (EO) xuất xứ từ Việt Nam và đang xử lý theo quy định.
Bộ Công Thương yêu cầu doanh nghiệp báo cáo cụ thể về vấn đề này và sau khi xác minh, làm rõ sẽ thông tin cụ thể tới báo chí.
Thông tin về sản phẩm trên website của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Đài Loan (Trung Quốc).
Trước đó, hãng tin CNA (Đài Loan) đưa tin Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm thuộc Cơ quan Y tế và Phúc lợi Đài Loan (Trung Quốc) phát hiện lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay Omachi nhập khẩu từ Việt Nam có chất ethylene oxide chưa được cấp phép sử dụng tại hòn đảo này.
Theo danh sách vi phạm kiểm tra biên giới mới nhất do Cục Quản lý thực phẩm và dược phẩm vùng lãnh thổ này công bố hôm 23/8, tổng cộng 19 loại thực phẩm bị thu hồi hoặc tiêu hủy.
Lô mì ăn liền hương vị tôm chua cay do Công ty TNHH Qianyu nhập khẩu từ Việt Nam chứa 0,195 mg/kg chất ethylene oxide chưa phê duyệt được phát hiện trong gói gia vị.
Tổng khối lượng lô mì ăn liền Omachi có chất cấm ethylene oxide là 1.440kg bị thu hồi và tiêu hủy (tương đương 600 thùng mì 30 gói, mỗi gói 80 gam).
Tuy nhiên, thông tin với báo chí về vụ việc này, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) cho biết, đơn vị không trực tiếp xuất khẩu hoặc bán sản phẩm mì Omachi Xốt tôm chua cay cho đối tác có tên Công ty Qianyu để xuất khẩu cho thị trường Đài Loan như thông tin cảnh báo.
Masan đang phối hợp Bộ Công Thương, Bộ Y tế, Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam) và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh và xử lý vụ việc theo quy định pháp luật hiện hành.
Theo Masan, do tiêu chuẩn quy định an toàn thực phẩm của mỗi nước là khác nhau nên các sản phẩm mì Omachi mà Masan Consumer sản xuất khi xuất khẩu cho từng quốc gia và các khu vực cũng khác nhau để đáp ứng đầy đủ yêu cầu của các thị trường sở tại.
Thu hồi dung dịch vệ sinh phụ nữ kém chất lượng Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) thu hồi toàn quốc 2 sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ do không đáp ứng yêu cầu chất lượng. Sản phẩm đầu tiên là lô sản phẩm mỹ phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Tulise 100 ml (số lô: 1A.22; ngày sản xuất 3/1/2022; hạn dùng 2/1/2025; trên nhãn ghi Công ty TNHH...