Hãng ô tô Trung Quốc sắp vào Việt Nam lên lịch dừng bán xe đốt trong
Haval dự kiến ngừng bán xe động cơ đốt trong vào năm 2030. Xe năng lượng mới (NEV) sẽ chiếm 80% doanh số bán hàng vào năm 2025.
Thương hiệu ô tô Trung Quốc Haval sẽ ngừng bán xe chạy bằng động cơ đốt trong từ năm 2030, theo hãng mẹ Great Wall Motor (GWM) thông báo. Điều này xảy ra sau khi nhà sản xuất ô tô Trung Quốc khác là BYD đã ngừng sản xuất xe chạy hoàn toàn bằng động cơ đốt trong từ nửa đầu năm 2022 vì tập trung vào điện khí hoá.
Haval H6 phiên bản hybrid đang bán tại Thái Lan
Ngoài việc ngừng bán xe ICE (xe động cơ đốt trong hoàn toàn) vào năm 2030, ông Li Xiaorui, giám đốc thương hiệu của Haval còn công bố xe chạy bằng năng lượng mới (NEV) sẽ chiếm 80% doanh số bán hàng vào năm 2025.
Đối với các kế hoạch rộng lớn hơn của tập đoàn, GWM đang tích cực chuyển đổi để trở thành một “công ty công nghệ di chuyển toàn cầu”, Gasgoo trích dẫn. GWM đã đầu tư 10 tỷ nhân dân tệ vào nghiên cứu và phát triển vào năm 2021. Dự kiến các khoản đầu tư tích lũy của hãng sẽ đạt tổng cộng 100 tỷ nhân dân tệ (65 tỷ RM) vào năm 2025, theo báo cáo.
Video đang HOT
Great Wall Motors đã quay trở lại thị trường Malaysia vào tháng trước và Haval H6 dự kiến sẽ có mặt tại thị trường này vào cuối năm nay. Mẫu SUV được bán tại Thái Lan dưới dạng plug-in hybrid, có động cơ tăng áp 1.5 lít và có tổng công suất toàn hệ thống là 326 mã lực.
Tại thị trường Việt Nam, từ đầu năm 2022 đã có thông tin GWM đang âm thầm tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam, quy mô công ty dự kiến 100 – 150 người. Điều này hoàn toàn phù hợp với kế hoạch của GWM. Ngày 10/2, trả lời Nikkei Asia, ông Narong Sritalayon, Giám đốc điều hành của GWM Thái Lan cũng cho biết, công ty sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á trong năm nay.
Đầu năm 2022 đã từng có thông tin Haval âm thầm tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam
Để phục vụ cho kế hoạch “bành trướng” tại Đông Nam Á, GWM đã mua lại nhà máy lắp ráp của General Motors Thái Lan vào năm ngoái. Hãng tham vọng biến quốc gia này thành trung tâm sản xuất ô tô điện ở Đông Nam Á. GWM sở hữu rất nhiều thương hiệu ô tô, và nổi bật nhất trong số đó là Haval đang sở hữu dải sản phẩm ăn khách.
Hiện GWM đã phân phối 3 mẫu xe tại Thái Lan, gồm Haval Jolion, H6 và ORA Good Cat. Đặt chân tới Việt Nam, nhiều khả năng, hãng sẽ khởi đầu với Haval H6.
Haval H6 đang rất ăn khách tại Thái Lan (SUV hạng C bán chạy nhất) và Trung Quốc (SUV bán chạy nhất). Do đó, đây là mẫu xe có cơ hội thành công cao nhất khi được chào bán tại Việt Nam. Mẫu xe cạnh tranh ở phân khúc crossover hạng C với Mazda CX-5, Honda CR-V, Hyundai Tucson hay đồng hương MG HS, BAIC Beijing X7.
Thương hiệu ô tô Mỹ cảnh báo về nguy cơ sụp đổ của thị trường xe điện
Lãnh đạo cấp cao của Stellantis đang lo ngại về viễn cảnh thị trường xe điện sụp đổ do giá ô tô tăng cao. Một lãnh đạo cấp cao của gã khổng lồ ngành ô tô Stellantis cảnh báo rằng, việc loại bỏ các phương tiện sử dụng động cơ đốt trong có thể cứu hành tinh, nhưng nó có thể là dấu chấm hết cho ngành công nghiệp xe hơi trừ khi giá xe điện có thể giảm xuống.
Liên minh châu Âu mới đây đã bỏ phiếu để cấm bán động cơ đốt trong vào năm 2035, trong khi các quốc gia khác, một số bang của Mỹ và một số nhà sản xuất ô tô đã cam kết chỉ cho phép hoặc sản xuất ô tô điện từ cùng thời điểm đó hoặc sớm hơn. Stellantis là hãng xe tiên phong ủng hộ lệnh cấm này.
Theo giám đốc sản xuất của Stellantis, Arnaud DeBoeuf, các thương hiệu cần phải cắt giảm chi phí sản xuất xe điện đi 40% vào năm 2030 hoặc có nguy cơ phải đối mặt với điều tồi tệ nhất. "Nếu các phương tiện điện khí hóa không rẻ hơn, thị trường sẽ sụp đổ", DeBoeuf nói trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. "Đó là một thách thức lớn."
Tập đoàn Stellantis hiện bao gồm 16 thương hiệu, bao gồm những hãng xe lớn như Abarth, Alfa Romeo, Chrysler, Dodge, Fiat, Jeep, Maserati, Mopar và Ram. Mục tiêu chính của công ty trong thập kỷ này là ra mắt 75 mẫu xe điện, điều mà họ có kế hoạch đạt được một phần bằng cách tự sản xuất một số bộ phận và gây áp lực lên các nhà cung cấp bên ngoài để giảm giá linh kiện.
Tại địa phương, Stellantis đang đầu tư 229 triệu đô la vào nhà máy truyền tải Indiana, giúp tăng tốc việc tự chủ sản xuất.
Tuy nhiên, những hành động này sẽ dẫn đến vô ích nếu thị trường xe điện không thay đổi. Số tiền khách hàng bỏ ra để sở hữu một chiếc xe "xanh" đang nằm trên quỹ đạo đi lên. Giá Tesla tiếp tục tăng, và Ford, Rivian và Hummer theo cùng một xu hướng. Người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn khả thi với một mức giá phải chăng.
Giám đốc điều hành của Stellantis, Carlos Tavares, nói rằng, mặc dù công ty sẽ tuân theo quyết định của Liên minh châu Âu về việc cấm xe động cơ đốt trong vào năm 2035, nhưng ông cảm thấy những người đưa ra quyết định dường như không quan tâm đến việc liệu các nhà sản xuất ô tô có đủ nguyên liệu thô để thực sự chuyển sang xe điện hoàn toàn hay không. Đó là vấn đề ảnh hưởng rất lớn tới toàn ngành sản xuất ô tô thế giới.
Các nhà sản xuất ô tô phương Tây đang phải rốt ráo chạy đua trong phát triển ô tô điện khí hóa bởi các nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc dần chiếm ưu thế trong lĩnh vực sản xuất pin. Để đảm bảo thị phần, Stellantis đang trong quá trình dựng lên năm nhà máy pin ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Chúng sẽ chỉ bắt đầu hoạt động vào năm 2030. Nhiều thương hiệu khác cũng có những động thái tương tự.
Ô tô Trung Quốc BYD Destroyer 05 chuẩn bị về Việt Nam? Mẫu xe BYD Destroyer 05 thuộc phân khúc sedan hạng C với nhiều trang bị công nghệ vừa được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam. Tháng 2/2022, BYD nộp đơn đăng ký sở hữu trí tuệ kiểu dáng 2 mẫu xe. Trong đó đáng chú ý nhất là mẫu sedan BYD Destroyer 05 sử dụng động cơ plug-in hybrid. Mẫu xe này...