Hãng ô tô Iran tái khởi động sản xuất sau khi các hãng xe ngoại rời đi
Hãng ô tô Iran tái khởi động sản xuất mẫu xe Dacia Logan cũ mà không có sự tham gia của Renault do các hãng xe ngoại lo ngại lệnh trừng phạt.
Renault Pars Tondar, mẫu xe bán chạy nhất tại Iran nhưng đang gặp khó khăn do Renault phải rời thị trường nước này
Không có nhiều tin tức về công nghiệp ô tô đến từ Iran giai đoạn này, kể từ khi các nhà sản xuất ô tô nước ngoài bắt đầu rút khỏi thị trường khoảng 4 năm trước để tránh rủi ro bị Mỹ trừng phạt, theo Bussiness Insider.
Các nhà sản xuất ô tô lớn từ Pháp là PSA và Renault từng có vị trí thống trị ở Iran, quốc gia hơn 83 triệu dân. Tuy nhiên, sau khi đối tác ngoại rút lui, các công ty Iran bắt đầu tìm cách lấp đầy khoảng trống của hãng mẹ bằng cách tự chế tạo ô tô.
Năm ngoái, có tin Công ty Khodro Iran (IKCO) bắt đầu sản xuất mẫu xe Peugeot 301 mà không có sự tham gia của PSA.
Giờ đây, một nhà sản xuất ô tô địa phương khác là SAIPA cũng có kế hoạch làm điều tương tự với mẫu xe Dacia Logan thế hệ đầu tiên.
Video đang HOT
SAIPA có trụ sở tại Tehran, nhà sản xuất xe hơi lớn thứ hai của nước này, đã thông báo họ đang lên kế hoạch sản xuất hàng loạt phiên bản Logan sau khi công ty Pháp rời Iran dưới áp lực của Mỹ.
Nội thất của Renault Pars Tondar bán tại Iran
Giám đốc điều hành SAIPA Javad Soleimani cho biết công ty đã nội địa hóa hơn 85% các bộ phận và nắm bắt được quy trình sản xuất cần thiết để sản xuất ra ô tô giá rẻ của Pháp nhưng gốc gác từ Romania.
Năm 2018, Renault đã ngừng sản xuất phiên bản nội địa của Logan, vốn được bán ở Iran với tên gọi Renault L90, Renault Tondar 90 và Renault Pars Tondar.
“Khi Renault phải rời Iran dưới áp lực của các lệnh trừng phạt, chúng tôi ở SAIPA đã bắt tay vào kế hoạch sản xuất L90 trong vòng 18 tháng bằng cách tận dụng các dây chuyền cũ lắp ráp động cơ, hộp số mà họ để lại, tuy nhiên vẫn cần một loạt các bộ phận quan trọng phải nhập khẩu”, hãng tin IRIB News dẫn lời Soleimani .
Trong hai năm qua, SAIPA đã duy trì sản lượng ổn định bằng cách tiếp thị một số thương hiệu xe nhập khẩu hạn chế từ Trung Quốc.
Giảm mạnh thuế cho ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành nghiên cứu điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô...
Sau khi họp bàn giải pháp thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vào cuối tháng 9, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có văn bản giao Bộ Tài chính chủ trì, nghiên cứu, đề xuất các chính sách về thuế, tín dụng ưu đãi, tạo điều kiện cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển.
Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ chủ trì nghiên cứu kinh nghiệm các nước trong khu vực và một số nước trên thế giới có nền công nghiệp ô tô phát triển. Từ đó, đề xuất giải pháp về cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho một số doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô lớn phát huy vai trò đầu tàu, dẫn dắt, hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước phát triển.
Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ nghiên cứu phương án không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô.
Theo đánh giá của Phó Thủ tướng, công nghiệp ô tô có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế, là một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Chẳng hạn, nó sẽ kéo theo sự phát triển của nhiều lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh - phụ kiện như cơ khí chế tạo, điện, điện tử, tự động hoá... và nhiều ngành dịch vụ liên quan khác. Từ đó tạo ra nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra nhiều giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
Phó Thủ tướng cho rằng những năm qua, ngành công nghiệp ô tô đã có nhiều chuyển biến tích cực theo hướng mở rộng sản xuất, lắp ráp trong nước, tăng tỉ lệ nội địa hoá.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam ra đời muộn, tham gia chủ yếu vào phân khúc thấp của chuỗi giá trị, phụ thuộc lớn vào sự phân công sản xuất của các tập đoàn ô tô toàn cầu. Chưa làm chủ được các công nghệ cốt lõi như động cơ, hệ thống điều khiển, hệ thống truyền động...
Cạnh đó, các chính sách ưu đãi về thuế, trong đó có thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt, còn chưa đủ hấp dẫn để thực sự khuyến khích doanh nghiệp mở rộng đầu tư sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Đây chính là một trong những nút thắt, ảnh hưởng đến sự phát triển ngành công nghiệp ô tô trong nước.
Thị trường Việt Nam còn dư địa rất lớn với quy mô dân số 100 triệu dân, kết cấu hạ tầng nói chung, hạ tầng giao thông nói riêng ngày càng đồng bộ và hoàn thiện, đời sống người dân ngày càng được nâng cao, số lượng những người có mong muốn và khả năng tiêu dùng ô tô tăng nhanh. ..
"Do vậy, cần có sự đột phá về các chính sách thuế, tín dụng để tháo gỡ các nút thắt, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước phát triển. Đây chính là cơ sở quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam..."- Phó Thủ tướng chỉ rõ.
Trong đó, Phó Thủ tướng lưu ý đến việc cần điều chỉnh chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt, theo hướng không tính giá trị linh kiện sản xuất trong nước vào giá trị tính thuế đối với ô tô hay hình thành gói tín dụng ưu đãi cho ngành công nghiệp ô tô và công nghiệp hỗ trợ.
"Việc điều chỉnh chính sách thuế, tín dụng có thể tác động đến thu ngân sách trong ngắn hạn nhưng sẽ là động lực lớn để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước. Qua đó nâng cao năng lực của doanh nghiệp và sản phẩm ô tô Việt Nam..."- Phó Thủ tướng nhìn nhận.
Tháng 10 "rực rỡ" doanh số của nhiều hãng xe Thị trường ô tô Việt Nam vừa lập kỷ lục bán hàng mới trong năm 2020 khi doanh số tháng 10 tăng vọt và trở thành tháng bán nhiều xe nhất trong vòng 21 tháng trở lại đây. Theo báo cáo bán hàng mới nhất từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), lượng ô tô mới của các...