“Hàng nóng” và bạo lực học đường
Chỉ cần xảy ra những mâu thuẫn dù rất nhỏ, thanh, thiếu niên đang ngồi trên ghế nhà trường không ngần ngại sử dụng “ hàng nóng” (mã tấu, dao tự chế, kiếm…) để thanh toán lẫn nhau.
Một buổi đứng lớp của cán bộ Công an Trà Vinh tuyên truyền pháp luật về phòng chống tội phạm, bạo lực học đường. Ảnh: TR.L
Báo động hơn là dù thực trạng trên đang có chiều hướng gia tăng cả về số lượng lẫn mức độ phạm tội, nhưng nó vẫn chưa đủ cảnh tỉnh ý thức của xã hội trong việc ngăn chặn loại tệ nạn đang ngày càng trở nên nhức nhối…
Video đang HOT
Học sinh lận dao đến trường
Trong năm 2011, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đã xảy ra nhiều vụ đánh nhau, có sử dụng hung khí của các băng nhóm học sinh. Nổi cộm nhất là trường hợp của Nguyễn Hoài Nam (ngụ xã Tam Ngãi, huyện Cầu Kè). Tuy mới học lớp 10, nhưng Nam đã có những biểu hiện chẳng khác gì dân giang hồ cộm cán: “xăm mình” và “lận” dao bấm đến trường”. Nhiều lần bị nhà trường cảnh cáo nhưng Nam vẫn chứng nào tật nấy, chỉ vì mâu thuẫn nhỏ đã rút dao đâm chết bạn học.
Đêm 17.12, sau chầu nhậu tại nhà, Nam cùng hai người bạn là Đôn (học sinh lớp 12, ấp Ngọc Hồ cùng xã Tam Ngãi) và Thanh (18 tuổi, khóm 7, thị trấn Cầu Kè) đến uống nước ở một quán càphê gần nhà. Lúc này ở quán có Trần Ngô Trung Tín và Nguyễn Minh Cảnh (cùng 15 tuổi, là học sinh lớp 10, ở ấp Bưng Lớn, xã Tam Ngãi). Cho rằng nhóm của Cảnh nhìn đểu mình, nhóm của Nam đã xông vào đánh. Trong lúc xô xát, Nam rút dao đâm Tín trọng thương và tử vong trên đường cấp cứu.
Trước đó, vào tháng 9.2011, tại Trường THPT Minh Trí 2. (P.6, TP.Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh), lực lượng công an cũng đã xử lý một vụ thanh toán nghiêm trọng. Đối tượng phạm tội là Trần Phước Sang – một học sinh cá biệt lớp 7, thường “lận” dao trong cặp, đánh bạn học gây thương tích. Chiều ngày 19.9.2011, nhóm của Sang bị nhóm của Thạch Hoàng Nam (SN 1999, ngụ P.9, TP.Trà Vinh) chặn đánh trước cổng trường sau giờ tan học. Bị tấn công, Sang rút dao trong cặp chém Nam bị thương. Bất ngờ nhóm của Nam xuất hiện thêm 2 đối tượng cầm thanh sắt, rượt chém nhóm Sang gây náo loạn trên đường phố. Sự việc chỉ dừng lại, khi có sự can thiệp của lực lượng Công an P.6…
Gắn kết gia đình, nhà trường và xã hội
Theo đánh giá của ngành chức năng, tình trạng thanh thiếu niên sử dụng hàng nóng gây án đang ở mức báo động cấp thiết. Nguyên nhân số 1 vẫn là do ảnh hưởng của phim ảnh, game online… dẫn đến tình trạng giới trẻ giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực. Phần lớn các vụ phạm pháp hình sự do thanh thiếu niên gây ra là do gia đình thiếu quan tâm đến con em mình, để xảy ra những hậu quả đáng tiếc thì đã quá muộn và đổ lỗi cho hoàn cảnh. Nhiều học sinh có cha mẹ hoặc người thân là những người hành nghề tự do trong xã hội và có cách cư xử không đúng chuẩn mực. Chính những thói quen ứng xử hằng ngày của họ đã vô tình gieo trong đầu các em những suy nghĩ không tốt, dẫn đến việc các em có lối cư xử, hành xử không hay với bạn bè.
Đại tá Lê Việt Hùng – Phó Giám đốc Công an TP.Cần Thơ cho biết, để phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, giáo dục con em tạo sự đồng bộ trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Ngoài ra cần xây dựng quy chế phối hợp trong quản lý thanh thiếu niên hư và học sinh cá biệt để giúp các em tiến bộ, không để ảnh hưởng đến các em khác…
Vừa qua, Ban công tác thanh niên Công an tỉnh Trà Vinh đã triển khai mô hình “Tuyên truyền pháp luật, phòng chống tình trạng bạo lực học đường trong học sinh”. Sau khi thí điểm tại Trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh), mô hình đã mang lại những kết quả khả quan. Nhiều em học sinh cá biệt đã được các cán bộ đi sâu tìm hiểu, phối hợp cùng với cảnh sát khu vực và nhà trường nắm hoàn cảnh cụ thể từng em một. Từ đó, có phương pháp giáo dục cụ thể, giúp các em hòa nhập tốt với bạn bè.
Theo Lao Động
Khám phá thị trường "hàng nóng" Kỳ cuối: "Hàng nóng" được tuồn về Hà Nội bằng cách nào?
Dù biết là "hàng cấm", và việc "tiếp tế" mặt hàng này là gián tiếp gây ra những vụ "đấu súng", nhưng vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng coi thường pháp luật để tham gia vào những đường dây buôn bán vũ khí.
Trong khi "hàng nóng" đang được công khai giao dịch tại chợ Đông Kinh, TP Lạng Sơn thì ở đất Hà Thành và bất cứ nơi đâu "hàng nóng" lại đang là "điểm nóng". Bởi "hàng nóng" đang gắn liền với hàng chục vụ giết người cướp của, côn đồ truy sát để giải quyết mâu thuẫn...
Nóng bỏng ANTT
Thời gian qua đã xảy ra hàng loạt vụ trộm cướp mà các đối tượng sử dụng vũ khí nguy hiểm "hàng nóng" để uy hiếp, khống chế nạn nhân như cướp xe máy, taxi, tiệm vàng... Do đó vấn đề "hàng nóng" đang là mối lo ngại về ANTT xã hội khiến nhiều người dân hoang mang lo lắng. Điển hình là một vụ cướp xảy ra khoảng 20h30 ngày 27-1-2011, khi anh Nguyễn Văn, SN 1975, trú tại đường Miếu Hai Xã, Dư Hàng Kênh, quận Lê Chân, TP Hải Phòng đi đến ngã tư Hàng Mắm-Hàng Tre thuộc phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, bị 3 đối tượng đi xe máy áp sát dùng vật cứng (nghi là súng) cùng dùi cui điện khống chế. Các đối tượng cướp của anh Cường chiếc túi xách, trong túi có 2,8 tỉ đồng.
Một vụ cướp táo tợn khác xảy ra tại bưu điện Hố Nai, tỉnh Đồng Nai. Vào lúc 12h20 ngày 29-2-2012 có 2 nhân viên bưu điện là Nguyễn Thị Nhã và chị Nguyễn Thị Thanh Tâm đang trực tại phòng giao dịch thì bất ngờ có 2 thanh niên bịt khẩu trang đi vào. Một trong hai đối tượng rút trong người ra khẩu súng ngắn chĩa thẳng về hướng chị Nhã và chị Tâm, đồng thời các đối tượng yêu cầu đưa toàn bộ tiền trong ngăn kéo bàn cho chúng nếu không sẽ bị bắn chết. Hai nữ nhân viên sợ hãi đã đưa nhóm này 64 triệu đồng và 2 điện thoại di động. Hai tên cướp nhanh chân tẩu thoát và hai nữ nhân viên bưu điện đã kịp ghi lại số xe của bọn cướp là 51T8-6944.
Trong nhiều trường hợp các nhóm côn đồ "thanh toán" lẫn nhau đều có sự xuất hiện của "hàng nóng". Thậm chí có vụ việc liên quan đến ANTT xã hội, khi lực lượng CA vào cuộc đã xảy ra trường hợp đối tượng sử dụng "hàng nóng" để chống đối lực lượng cảnh sát. Khoảng 17h ngày 17-2-2011, tổ công tác gồm 4 cán bộ, chiến sĩ CA huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng do Đại úy Vũ Thành An, đội phó đội CSĐT tội phạm về trật tự xã hội làm tổ trưởng đang làm nhiệm vụ dẫn giải đối tượng Vũ Xuân Hồng, SN 1994, trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh bị bắt theo quyết định truy nã của CA huyện Thủy Nguyên. Khi về đến bến phà Rừng phía tỉnh Quảng Ninh, bất ngờ bị một nhóm côn đồ dùng dao, kiếm tấn công khiến Đại úy Vũ Thành An, Đại úy Nguyễn Hải Hưng bị thương vùng đầu, Thiếu úy Vũ Duy Huyến bị thương ở tay.
Súng K54 bắn đạn bi đang "sốt" trên thị trường "hàng nóng".
Ảnh: Nguyễn Khuê
Kể từ khi tổ công tác đặc biệt 141 của CA TP Hà Nội được thành lập, đã có hàng nghìn vụ các đối tượng mang theo "hàng nóng" bị phát hiện. Trong số đó, đa số các đối tượng bao biện cho việc mang theo "hàng nóng" là để... phòng thân, và có nhiều đối tượng đã "thẳng thắn" khai báo nguồn gốc của "hàng nóng" là do họ trực tiếp đi mua ở Lạng Sơn hoặc nhờ "người quen" mua từ Lạng Sơn gửi về. Có đối tượng sau khi bị phát hiện "hàng nóng" trên xe đã vòng vo chối tội: "Xe em đi mượn nên không biết có súng ở trong xe"? Nhưng cũng có đối tượng lại ngang nhiên: "Em mang đi... chơi ấy mà"!
Trên thực tế, "hàng nóng" đang là "điểm nóng" trong việc thực hiện hành vi trộm cướp và giải quyết mâu thuẫn cá nhân... hơn là mục đích để "phòng thân". Và chuyện sử dụng "hàng nóng" ở Hà Nội giờ đây không còn là riêng của giới giang hồ. Mà có cả đối tượng là sinh viên cũng muốn sở hữu một thứ vũ khí để sẵn trong cốp xe, và sẵn sàng sử dụng khi bốc đồng. Cho đến khi bị lực lượng CA phát hiện thu giữ thì chuyện mang theo "hàng nóng" sẽ được bao biện bằng lý do để... "phòng thân".
Dù dao, súng hay kiếm... đều là những thứ vũ khí nguy hiểm, bởi "thị trường" "hàng nóng" này đang được công khai giao dịch ở chợ Đông Kinh nên những thứ vũ khí đó dễ có điều kiện "chảy" về Hà Nội. Hơn nữa, "hàng nóng" đang được coi như "nhu cầu" phổ thông của nhiều đối tượng, những người làm nhiệm vụ "vận chuyển" và làm cầu nối cung cấp "hàng nóng" thì họ chỉ cần nghĩ đến lợi nhuận. Dù biết là "hàng cấm", và việc "tiếp tế" mặt hàng này là gián tiếp gây ra những vụ "đấu súng", nhưng vì lợi nhuận mà họ sẵn sàng coi thường pháp luật để tham gia vào những đường dây buôn bán vũ khí. Chỉ cần mất nửa ngày để bắt xe khách đi Lạng Sơn, bất cứ ai cũng có thể sở hữu ngay được một thứ vũ khí nguy hiểm đó. Nếu không mất công đi tìm kiếm, chỉ cần quen biết một cậu sinh viên quê ở Lạng Sơn là ai cũng có thể nhờ vả để mua được thứ "hàng cấm" đó, và trả thù lao cho họ hoặc họ "giao hàng" được giá cao hơn...
Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng "hàng nóng" chảy về Hà Nội như mưa, và xuất hiện ở bất cứ băng nhóm tội phạm nào là do sự thiếu chặt chẽ trong công tác quản lý của cơ quan pháp luật. Kiểm soát được sự tồn tại của "hàng nóng" là những thứ vũ khí nguy hiểm, thiết nghĩ cần phải "nhổ cỏ tận rễ". Khi việc giao dịch "hàng nóng" không còn công khai và "vượt mặt" cơ quan chức năng như ở chợ Đông Kinh thì chắc chắn sự tồn tại và lan rộng của "hàng nóng" sẽ được kiểm soát.
Theo PLXH
Khám phá thị trường "hàng nóng", Kỳ 2: Hàng nóng... không "nóng" ở chợ? Nguyên nhân "hàng nóng" vẫn được giao dịch công khai ở chợ Đông Kinh là do những người kinh doanh loại hàng này vẫn... "đóng thuế". Chỉ có điều là loại "thuế" này "nằm ngoài" hóa đơn, hay còn được gọi là... "phí bảo kê". "Hàng nóng" có "đóng thuế" (?) Để khẳng định mình có một "kho hàng" đích thực, chị chủ...