Hàng nghìn xác ướp động vật cổ đại được tìm thấy ở Ai Cập
Không chỉ những người có quyền lực thời cổ đại mới được ướp xác, các nhà khảo cổ cũng đã tìm thấy những xác ướp động vật cổ đại ở những ngôi mộ hay đền thờ, phục vụ cho việc hiến tế.
Một trong những chiếc đầu cừu được các nhà khảo cổ phát hiện trong quá trình khai quật tại Abydos, Ai Cập. Ảnh: Reuters
CNN dẫn lời các nhà khảo cổ đến từ Viện Nghiên cứu Thế giới Cổ đại của Đại học New York mới đây cho biết, ít nhất 2.000 xác ướp đầu cừu có niên đại từ thời Ptolemaic và một cấu trúc nguy nga của Vương quốc cổ đại đã được phát hiện tại đền thờ Ramses II, thành phố cổ Abydos, miền nam Ai Cập.
Quang cảnh khoảng 2.000 xác ướp đầu cừu được phát hiện trong quá trình khai quật tại đền thờ Ramses II ở Abydos, Ai Cập. Ảnh: Reuters
Bên cạnh đầu cừu đực, xác ướp cừu, chó, dê rừng, bò, linh dương và cầy mangut cũng được tìm thấy trong ngôi đền. Những xác ướp này được cho là đồ cúng tạ ơn thể hiện sự tôn kính cho Pharaon Ramses II khoảng 1.000 năm sau khi ông qua đời, Bộ trưởng Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.
Xác ướp cá sấu được tìm thấy trong một ngôi mộ nhìn từ trên cao. Ảnh: Insider
Theo Insider, vào đầu năm nay, các nhà khảo cổ cũng tìm thấy 10 xác ướp cá sấu được chứa trong một ngôi mộ cổ. Ngôi mộ này vốn được tìm thấy trước đó vào năm 2019 tại Qubbet el-Hawa gần thị trấn Aswan, miền nam Ai Cập.
Video đang HOT
Một nhà khảo cổ phủi bụi xác cá sấu. Ảnh: Insider
Giả thuyết hàng đầu cho rằng những con cá sấu đã bị hiến tế cho Sobek, vị thần sông Nile và của sự sinh sản với hình hài là đầu cá sấu.
Không có dấu hiệu giết mổ nào được tìm thấy trên cá sấu, nhưng chúng đã bị trói cho đến chết. Nhờ những sợi dây thừng trên xác những con cá sấu, các nhà khảo cổ xác định được con cá sấu lớn nhất có thể dài tới 12ft (hơn 3,5m).
Bức hình chụp từ trên cao về bộ hài cốt cá sấu hoàn chỉnh nhất. Ảnh: Insider
Các nhà khoa học thậm chí còn tìm thấy một viên đá dạ dày (loại đá cá sấu thường mang trong ruột để giữ thăng bằng trong nước). Viên đá vẫn còn nguyên vẹn, điều này cho thấy ruột không bị moi ra trước khi xác được ướp.
Tuy nhiên, đây là một hình thức ướp xác khá nguyên thủy. Các con vật không được bảo quản bằng nhựa và các cơ quan nội tạng không bị loại bỏ. Toàn thân chúng được chôn và ướp dưới cát nóng.
Kinh hoàng mộ cổ chứa 9 "đầu lâu quái vật" bao quanh xác ướp
Các nhà khảo cổ tiến hành khai quật nghĩa trang Theban ở Ai Cập và đã phát hiện ra 9 chiếc "đầu lâu quái vật" được đặt bên trong hai ngôi mộ thuộc về các quý tộc cấp cao.
Phát hiện này được thực hiện bởi một nhóm các nhà khảo cổ học tại Trung tâm Khảo cổ học Địa Trung Hải, Đại học Warsaw, do Tiến sĩ Patryk Chudzik đứng đầu.
Các nhà khảo cổ đã khai quật một phần của khu vực Theban Necropolis, nằm trên bờ phía tây sông Nile, ở Ai Cập. Khu vực này từng được sử dụng để chôn cất theo nghi lễ trong thời kỳ Vương quốc mới ở Ai Cập cổ đại - giữa thế kỷ 16 TCN và thế kỷ 11 TCN. Các hộp sọ được tìm thấy ở Necropolis của el-Asassif, về phía bờ tây của Theban.
Chudzik chia sẻ: "Đây là phát hiện đầu tiên thuộc loại này trong lịch sử nghiên cứu ở Ai Cập. Chúng tôi biết nhiều xác ướp cá sấu đã được tìm thấy dọc theo sông Nile. Tất cả chúng đều là xác ướp của cá sấu nguyên con được chôn cất trong hầm mộ được chuẩn bị đặc biệt dành cho động vật linh thiêng. Tuy nhiên trong trường hợp này, mọi thứ lại khác."
"Xác ướp chỉ có đầu chứ không phải toàn bộ cơ thể. Thứ hai, chúng không được ướp xác mà chỉ được bọc trong vải lanh. Cuối cùng, xác ướp được tìm thấy trong các ngôi mộ cổ của con người, không phải trong hầm mộ các loài động vật linh thiêng."
Nhiều quý tộc được chôn cất ở khu vực xung quanh, trong đó có một quan chức cấp cao sống dưới thời Vua Nebhepetre Mentuhotep II - vị pharaoh nổi tiếng đã thống nhất Ai Cập sau thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất đen tối, nơi phần lớn đất nước bị chia cắt.
Một ngôi mộ khác thuộc về một quan chức cấp cao khác được gọi là Cheti. Người ta cho rằng vị quan này phục vụ trong triều đình.
Những hộp sọ được phát hiện thuộc về cá sấu sông Nile, một loài vẫn sống ở sông Nile ngày nay. Ở Ai Cập cổ đại, cá sấu được tôn thờ và coi là biểu tượng của sức mạnh và sự nhanh nhẹn. Họ cũng gắn liền với một vị thần cổ đại tên là Sobek, thường được miêu tả với cái đầu cá sấu.
Các nhà nghiên cứu tin rằng đầu cá sấu là quà tặng cho các quan chức quan trọng được chôn cất ở đó. Mặc dù người ta biết rõ loài bò sát này được tôn kính như thế nào ở Ai Cập cổ đại, nhưng đây dường như là một truyền thống chưa từng được nghiên cứu trước đây.
Các nhà khảo cổ của Đại học Warsaw đã tập trung vào hai ngôi mộ trong Khu nghĩa địa Theban trong gần mười năm nay. Các nhà khảo cổ đang khai quật khu vực này để nghiên cứu xem Vương quốc Trung cổ của Ai Cập cổ đại, diễn ra trong thời kỳ Chuyển tiếp thứ nhất từ năm 2040 trước Công nguyên, đã ảnh hưởng đến Tân Vương quốc như thế nào.
"Việc phát hiện ra những bộ hài cốt này mở ra một cuộc thảo luận cực kỳ thú vị về tầm quan trọng của những xác ướp động vật được phát hiện trong các ngôi mộ Ai Cập cổ đại. Hóa ra, chúng không chỉ là vật hiến tế đơn thuần mà còn có ý nghĩa tượng trưng, trong trường hợp của cá sấu thì rất có thể đó là ám chỉ đến thần Sobek-Ra," Chudzik nói.
Sự thật chiếc lưỡi vàng "thần thánh" trong miệng xác ướp Ai Cập Các nhà khảo cổ Ai Cập đã tìm thấy một số xác ướp có lưỡi giả làm từ vàng ở trong miệng. Theo họ, những chiếc lưỡi vàng được thay thế cho lưỡi thật để người chết có thể nói chuyện với vị thần cai quản địa ngục. Trong cuộc khai quật tại một nghĩa địa cổ đại gần Quesna - thành phố...