Hàng nghìn tỷ lợi nhuận của Techcombank đến từ đâu?
Mở rộng cho vay khách hàng và giảm tỷ lệ trích lập dự phòng là hai nguyên nhân chính giúp lợi nhuận của Techcombank tăng hàng nghìn tỷ đồng từ đầu năm đến nay.
Báo cáo tài chính hợp nhất quý III mới công bố của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Techcombank cho biết ngân hàng ghi nhận lãi trước thuế 8.860 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ. Riêng quý III, ngân hàng có lãi trước thuế 3.198 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ.
Kết quả này khiến Techcombank xếp vị trí thứ 3 về lợi nhuận trước thuế trong toàn hệ thống, thấp hơn 2 ngân hàng quốc doanh là Vietcombank và Agribank với chỉ số lợi nhuận lần lượt là 17.592 tỷ đồng và 9.700 tỷ đồng.
Mở rộng cho vay khách hàng và giảm tỷ lệ trích lập dự phòng là hai nguyên nhân chính mang lại lợi nhuận cho Techcombank 9 tháng đầu năm nay.
Đến cuối tháng 9, tổng dư nợ cho vay khách hàng của Techcombank đã đạt trên 202.462 tỷ đồng, tăng 28,5% so với đầu năm. Đây là mức tăng kỷ lục trong số các ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh.
Tăng trưởng tín dụng đến cuối quý III của ngân hàng này cũng đạt 12,5%, trong khi mức tăng tín dụng nhà băng này được phê duyệt cho cả năm nay là 17%.
Cho vay khách hàng tăng mạnh là nguyên nhân trực tiếp khiến khoản thu nhập lãi thuần (tiền thu được từ lãi cho vay trừ lãi đi vay) ngân hàng tăng gần 24% so với cùng kỳ, đạt trên 10.105 tỷ. Thu nhập ngoài lãi, bao gồm các khoản thu nhập bất thường và thu hồi nợ tăng 9% so với cùng kỳ, chiếm 30% tổng doanh thu.
Ngược lại, lãi thuần từ hoạt động phi tín dụng của ngân hàng này lại có dấu hiệu chững lại khi các chỉ tiêu lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, ngoại hối, mua bán chứng khoán đầu tư… đều đi ngang hoặc giảm so với cùng kỳ.
Kết quả, Techcombank đạt 14.441 tỷ đồng tổng thu nhập hoạt động sau 9 tháng năm nay, tăng 9%.
Tuy nhiên, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng giảm so với cùng kỳ, đạt 9.465 tỷ đồng. Việc sụt giảm bắt nguồn từ mở rộng hoạt động và tăng thu nhập cho nhân viên, đẩy chi phí hoạt động tăng.
Video đang HOT
Tính từ đầu năm, ngân hàng đã tuyển thêm xấp xỉ 1.000 nhân sự mới và tăng thu nhập bình quân nhân viên tại ngân hàng mẹ lên hơn 32 triệu đồng/người/tháng.
Tuy nhiên, nhờ việc giảm mạnh chi phí dự phòng rủi do tín dụng mà lợi nhuận trước thuế của ngân hàng vẫn đạt 8.860 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ.
Toàn bộ số lợi nhuận tăng thêm đều đến từ việc giảm chi phí dự phòng rủi ro tín dụng.
Chi phí dự phòng của ngân hàng này giảm tới 66%, từ 1.787 tỷ đồng kỳ trước, xuống 605 tỷ đồng kỳ này. Techcombank giải thích việc điều chỉnh này là kết quả hưởng lợi từ chất lượng tài sản lành mạnh.
Đến hết quý III, Techcombank có 2.855 tỷ đồng dự phòng rủi ro cho vay, tăng 20% so với số trích lập đầu năm, nhưng chỉ tăng 7% so với cùng kỳ. Tỷ lệ trích lập dự phòng trên nợ xấu của Techcombank đến cuối tháng 9 là 77%, giảm so với mức 85% hồi đầu năm. Trong khi tỷ lệ này tại một số ngân hàng lớn hiện nay là ACB 15%; MBBank là 103%; Vietcombank là 185%.
Techcombank giảm dự phòng rủi ro tín dụng trong bối cảnh nợ xấu tại đây tăng so với đầu năm. Đến cuối tháng 9, tổng số dư nợ xấu (nhóm 3-5) của ngân hàng là 3.704 tỷ đồng, tương đương 1,8% tổng dư nợ. Số này đã tăng hơn 900 tỷ đồng so với đầu năm. Đặc biệt, nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn đã tăng hơn 600 tỷ đồng (36%) so với số nợ cùng nhóm hồi đầu năm.
Trong buổi gặp gỡ nhà đầu tư chiều 28/10, lãnh đạo nhà băng này cho biết tỷ lệ số dư tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tại Techcombank đang ở mức cao nhất từ trước tới nay, đạt 30%.
Tỷ lệ này thậm chí cao hơn cả Vietcombank, MBBank những ngân hàng có những ưu thế đặc thù về hệ số CASA trong hệ thống hiện nay. Theo đó, Vietcombank có ưu thế về hệ thống chi trả, thanh toán lương cho hệ thống công chức trên cả nước còn MBBank lại nắm trong tay tài khoản và hệ thống thanh toán, chi trả của ngành quân đội. Ước tính, CASA của Vietcombank và MBBank cuối quí III/2019 ở mức 27,1% và 27,8%.
Hệ số CASA cao giúp NIM (số phần trăm chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi) của Techcombank tăng cao trong kỳ, đạt mức 4,2%, và nằm trong nhóm những ngân hàng có NIM cao nhất hiện nay.
Quang Thắng
Theo Zing.vn
Tài sản của "Madam" Thảo vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng sau hơn một năm
Nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo là người kiếm được nhiều tiền nhất trong tuần vừa qua, ông Phạm Nhật Vượng chỉ có thêm 373 tỷ đồng khi VIC tăng 0,17%. Chủ tịch Techcombank và Masan mất "cả đống tiền"...
Theo thống kê trong tuần giao dịch vừa qua, từ 21-25/10/2019, "Madam" Thảo là người kiếm tiền nhiều nhất trong nhóm các đại gia chứng khoán của Việt Nam.
Kết thúc tuần, tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có thêm 1.409 tỷ đồng từ việc cổ phiếu HDB của HDBank và cổ phiếu VJC của Vietjet Air do bà nắm giữ cùng tăng giá.
VJC đã có chuỗi tăng giá 6 phiên liên tiếp trong những phiên gần nhất, riêng tuần qua, bà Thảo đã có thêm 1.375 tỷ đồng từ việc cổ phiếu này tăng giá. Trong khi đó mức tăng giá nhẹ của HDB cũng giúp cho bà bỏ túi hơn 34 tỷ đồng.
Qua đó, nâng tổng giá trị cổ phiếu do "nữ tướng" của Vietjet Air vượt ngưỡng 30 nghìn tỷ đồng. Đây là lần đầu tiên nữ tỷ phú vượt qua dấu mốc này, kể từ tháng 8/2018 đến nay. Hiện tổng tài sản của người giàu thứ hai trên thị trường chứng khoán (TTCK) đã đạt mốc 30.542 tỷ đồng.
Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là người có "kiếm được nhiều tiền nhất" trong tuần qua.
Xếp trên bà Thảo đương nhiên vẫn là tỷ phú Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup. Sau tuần giao dịch "kinh hoàng" trước đó, cổ phiếu VIC dù chỉ tăng nhẹ 200 đồng, tức 0,17% (đóng cửa tuần ở mức giá 117.200 đồng/cp), nhưng ông chủ hãng xe hơi Vinfast vẫn có thêm 373 tỷ đồng để bổ sung vào khối tài sản trị giá 218.600 tỷ đồng của mình.
Mức tăng 0,17% của VIC cũng giúp cho bà Phạm Thu Hương, vợ ông Vượng, có thêm hơn 30 tỷ đồng và tiếp tục đứng ở vị trí thứ năm với tài sản trị giá 17.704 tỷ đồng.
Trong khi đó, top 5 tỷ phú chứng khoán có sự phân hóa rõ rệt khi bộ đôi Hồ Hùng Anh - Nguyễn Đăng Quang liên tục phải trải qua những "cú sốc" đến từ cổ phiếu MSN của CTCP Tập đoàn Masan.
Với chỉ một phiên tăng giá duy nhất trong tuần vừa qua, MSN kết thúc tuần ở mức giá 74.600 đồng, giảm 1,8% so với tuần trước. Cùng với đó, mặc dù báo lãi khủng gần 9 nghìn tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm nhưng cổ phiếu TCB của Techcombank lại giảm 2,25%, còn 23.850 đồng/cp.
Việc hai mã cổ phiếu này cùng giảm giá khiến tài sản của ông Hồ Hùng Anh (Chủ tịch TCB) giảm 368 tỷ đồng. Hiện tổng giá trị cổ phiếu TCB và MSN do người giàu thứ ba trên sàn chứng khoán đang ở mức 19.386 tỷ đồng.
Đứng sau ông, tỷ phú Nguyễn Đăng Quang - Phó Chủ tịch TCB, Chủ tịch MSN - cũng ghi nhận mức sụt giảm 358 tỷ đồng, còn lại 19.037 tỷ đồng.
Với các đại gia nằm ngoài top 5, Chủ tịch Vicostone (VCS) Hồ Xuân Năng vẫn là nhân vật gây chú ý nhất. Sau hai tuần "kinh hoàng" tài sản bốc hơi hơn 3.500 tỷ đồng, tuần vừa qua, doanh nhân gốc Nam Định đã trở lại khi VCS tăng gần 4% lên 88.500 đồng/cp.
Ở mức giá trên, ông Hồ Xuân Năng có thêm 400 tỷ đồng, qua đó nâng giá trị cổ phiếu VSC do ông nắm giữ lên 10.698 tỷ đồng, đứng thứ 9 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán.
Người đứng thứ 10 là Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết với khối tài sản trị giá 8.653 tỷ đồng. Sau khi "dụ" nhà đầu tư về việc IPO hãng hàng không Bamboo khiến FLC tăng trần cả tuần trước, tuần vừa qua cổ phiếu này lại cho nhà đầu tư thấy "đường về mệnh giá" vẫn còn xa lắc.
Sau chuỗi 6 phiên tăng trần, FLC đã có 2 phiên giảm sàn trong tuần qua, và mặc dù tăng giá nhẹ trong hai phiên gần nhất nhưng FLC vẫn chỉ lẹt đẹt ở mức giá 4.390 đồng/cp.
Mặc dù vậy, nhờ cổ phiếu ROS tăng giá 0,5% nên ông Quyết vẫn ghi nhận tổng tài sản tăng hơn 10 tỷ đồng sau khi kết thúc tuần giao dịch, qua đó tài sản của ông hiện ở mức 8.653 tỷ đồng.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Không phải ông Phạm Nhật Vượng, đây mới là 'ngôi sao' trên TTCK Việt tuần qua Kết thúc tuần giao dịch vừa qua, 23-27/09/2019, dù chỉ với 2 phiên VIC tăng giá nhưng ông Phạm Nhật Vượng - Chủ tịch Tập đoàn Vingroup - vẫn kịp tích lũy thêm 746 tỷ đồng trong tuần vừa qua khi cổ phiếu VIC tăng 400 đồng (0,34%) lên 119.800 đồng/cp. Ông Phạm Nhật Vượng vẫn có thêm hơn 700 tỷ đồng dù...