Hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu đã được xử lý ra sao?
Đại biểu Nguyễn Thị Yến băn khoăn việc xử lý các ngân hàng yếu kém chưa đạt yêu cầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội.
Tại phiên chất vấn các thành viên Chính phủ vào ngày 1/11, Đại biểu Nguyễn Thị Yến (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) đặt câu hỏi: Thời gian qua, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã tập trung thực hiện cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu trên nguyên tắc thận trọng và đạt kết quả, được các tổ chức quốc tế đánh giá thành công.
Tuy nhiên, việc xử lý các ngân hàng yếu kém chưa đạt yêu cầu trong triển khai thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về việc thí điểm xử lý nợ xấu chưa quyết liệt, thiếu đồng bộ.
Vậy nguyên nhân do đâu, trách nhiệm thuộc về ai, giải pháp đột phá nào để thực hiện có hiệu quả nhất trong thời gian tới?
Ông Lê Minh Hưng – Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, đúng là tiến trình chậm, vì trên cơ sở chủ trương cửa Chính phủ thì Ngân hàng nhà nước hiện nay đang phải tiến hành để định giá các ngân hàng này và đàm phán lần cuối với các nhà đầu tư.
“Quá trình đàm phán với các nhà đầu tư, đặc biệt là các phương án cụ thể để tham gia của các nhà đầu tư vào xử lý các ngân hàng này thì mất thời gian.
Trên cơ sở cam kết của các nhà đầu tư và định hướng của Chính phủ thì Ngân hàng nhà nước trong thời gian tới sẽ hoàn thiện phương án chi tiết để báo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt để tổ chức thực hiện phương án cơ cấu lại các ngân hàng yếu kém này”, ông Hưng cho hay.
Thống đốc Lê Minh Hưng trả lời chất vấn tại Quốc hội. ảnh: quochoi.vn
Video đang HOT
Liên quan đến tình hình triển khai Nghị quyết 42, về xử lý nợ xấu, Thống đốc Lê Minh Hưng cho biết “Việc triển khai trong thời gian vừa qua là rất quyết liệt và đã đạt được những kết quả khá tích cực. Nghị quyết 42 mới có hiệu lực từ 15/8/2017 và thời gian tổ chức thực hiện mới hơn một năm.
Vào cuối tháng 9/2018, chúng tôi đã tổ chức sơ kết một năm việc triển khai Nghị quyết 42 của Quốc hội cũng như triển khai Đề án 1058, về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Chúng tôi cho rằng kết quả đạt được về xử lý nợ xấu như đã báo cáo các đại biểu là rất tốt.
Thứ nhất, trong vòng hơn một năm các tổ chức tín dụng đã xử lý số nợ xấu. Theo báo cáo Quốc hội khoảng 140.000 tỷ đồng. Riêng công ty VAMC đã xử lý được khoảng 95.000 tỷ đồng số đã mua. Số liệu nợ xấu và các khoản tiềm ẩn trở thành nợ xấu khi báo cáo Quốc hội cuối năm 2016 là 10,08%.
Đến cuối năm 2017, số liệu tổng thể các khoản nợ xấu khoảng 7,7%. Đến tháng 6 năm 2018 đã đưa số liệu nợ xấu, tổng thể các khoản nợ xấu khoảng 6,7%. Nợ xấu nội bảng là 2,09%.
Chúng tôi cho rằng kết quả là rất tích cực. Nhưng quá trình vừa rồi sơ kết việc triển khai Nghị quyết 42 cũng cho thấy một số tồn tại khó khăn, hạn chế liên quan đến các bộ, ngành và một số địa phương.
Đã có báo cáo chi tiết để báo cáo Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, tới đây tiếp tục phối hợp với các bộ như Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, các địa phương và đặc biệt là tòa án nhân dân các cấp để triển khai quyết liệt hơn nữa và xử lý những vấn đề tồn tại trong quá trình phối hợp giữa các cơ quan.
Chúng tôi cho rằng những vấn đề này sẽ tiếp tục phối hợp thì tiến trình xử lý nợ xấu sẽ đạt kết quả tốt hơn trong thời gian tới”.
Diệu Linh
Theo giaoduc.net.vn
Nợ xấu ế vì giá cao
Chủ tịch một công ty mua bán nợ nói thẳng nợ xấu như một "khúc xương" nên giá bán nợ phải thấp hơn giá thị trường thì mới đủ hấp dẫn. Chứ giữ quan điểm bán nợ không mất vốn thì rất khó.
Một dự án nợ xấu chưa giải quyết được
ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Nghị quyết 42 tưởng sẽ "tháo" được vướng mắc giúp các ngân hàng xử lý khối nợ xấu tồn đọng hàng thập niên trong hệ thống, nhưng thực tế việc bán đấu giá các khoản nợ xấu hầu hết ế ẩm dù đó là dự án nằm ở vị trí đắc địa.
Giảm giá vẫn ế
Chiều 8.10, hạn cuối nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá khoản nợ của Công ty CP Thuận Thảo Sài Gòn và 92 khách hàng, nhưng không có người tham gia. Đây là lần thứ 3, khoản nợ này được mang ra đấu giá, tuy nhiên "số phận" cũng giống như 2 lần trước: ế. Trong đợt đấu giá đầu tiên vào tháng 8, mức giá khởi điểm bằng với khoản nợ gốc là 1.208 tỉ đồng, sau đó giảm xuống 1.090,373 tỉ đồng, 1.035,855 tỉ đồng và mới nhất là khoản nợ Thuận Thảo Sài Gòn vừa công bố giảm giá đấu phiên tới 51,792 tỉ đồng so với trước, còn 984,063 tỉ đồng do không có nhà đầu tư đăng ký mua.
Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt mà là tình trạng chung đối với nhiều khoản nợ được mang ra đấu giá trước đó. Khoản nợ của Công ty TNHH Thành Phố Vàng với tài sản đảm bảo là quyền sử dụng đất 7.851,2 m2 (P.Phú Hữu, Q.9, TP.HCM) đấu giá nhiều lần, nhưng cũng không bán được dù lần sau giá đã giảm hơn lần đấu giá trước.
Là khoản nợ thu hồi đầu tiên theo Nghị quyết 42, dự án phức hợp Sài Gòn One Tower có vị trí đắc địa (34 Tôn Đức Thắng, Q.1, TP.HCM). Thế nhưng, hơn 1 năm trôi qua, khoản nợ này vẫn chưa được xử lý khi mức đấu giá lên tới 6.110 tỉ đồng (tổng dư nợ gốc lẫn lãi lên hơn 7.000 tỉ đồng). Theo giới đầu tư, dự án này mới chỉ hoàn thành phần thô nhưng bỏ hoang tới gần thập niên nên ngoài số tiền trên, người mua còn phải bỏ ra một số tiền lớn để triển khai tiếp dự án nên muốn bán được cũng không dễ.
Chẳng riêng dự án ngàn tỉ, các khoản nợ xấu có giá trị nhỏ hơn nhưng không phải bất động sản càng khó. VietinBank chi nhánh Hà Nội vừa có thông báo bán tài sản bảo đảm nợ vay của Công ty CP thương mại NEM để thu hồi khoản nợ hơn 110,8 tỉ đồng, trong đó dư nợ gốc gần 61 tỉ đồng.
Thế nhưng, xem ra khoản nợ này khó thu hồi, vì tài sản đảm bảo là hàng tồn kho thời trang quần áo có giá trị ghi nhận chưa đến 34 tỉ đồng tính đến ngày 30.6. Chưa kể, nhà băng này lại không đưa ra giá khởi điểm khoản nợ và điểm đặc biệt khoản nợ cao gấp hơn 3 lần giá trị tài sản bảo đảm. Chiều 8.10, phía VietinBank cho biết vẫn chưa có giá khởi điểm đấu giá khoản nợ này.
Tâm lý săn hàng giảm giá
Là đơn vị thực hiện tổ chức đấu giá khoản nợ Công ty Thuận Thảo Sài Gòn, ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc Công ty đấu giá Lam Sơn, cho biết có khoảng 4 - 5 nhà đầu tư quan tâm tìm hiểu khoản nợ này nhưng họ vẫn chưa quyết định tham gia đấu giá do kỳ vọng dưới mức 1.000 tỉ đồng. Những khoản nợ bán trọn gói lớn như thế này rất "kén" khách nên phải tổ chức nhiều lần. Bởi ngoài năng lực tài chính, nhà đầu tư tham gia còn phải định giá tài sản, xây dựng phương án, mục đích sử dụng những tài sản đấu giá này như thế nào... rồi sau đó đưa ra mức giá mua hợp lý. Số lượng khoản nợ gần đây được các ngân hàng, Công ty quản lý tài sản (VAMC) mang ra đấu giá tăng khá nhiều so với trước, dẫn đến cung nhiều hơn cầu.
Chủ tịch một công ty mua bán nợ nói thẳng nợ xấu như một "khúc xương" nên giá bán nợ phải thấp hơn giá thị trường thì mới đủ hấp dẫn. Chứ giữ quan điểm bán nợ không mất vốn thì rất khó. Đặc biệt các công ty chỉ mua nợ có tài sản đảm bảo là bất động sản, còn đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, hàng tồn kho..., đa phần nói "không".
Mặc dù Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu cho phép bán nợ xấu theo giá thị trường, nhưng các chủ nợ thường không muốn lỗ nặng nên vẫn đưa ra mức giá cao hoặc bằng nợ gốc. Trong khi đó, trước đây có tình trạng một số tài sản đảm bảo đẩy định giá lên cao để được cho vay nhiều hơn. Nếu đòi bán với giá vốn vay thì cũng là quá cao, rất khó có người mua.
Chuyên gia tài chính Cấn Văn Lực cho rằng ngân hàng muốn bán nợ giá cao là điều đương nhiên, khi thị trường không chấp nhận thì điều chỉnh giá giảm xuống. Nghị quyết 42 của Quốc hội cho phép mua bán nợ xấu theo giá thị trường, thậm chí chấp nhận giá thấp hơn so với giá sổ sách là hỗ trợ rất lớn cho các ngân hàng bán nợ xấu. Tuy nhiên, việc bán nợ theo giá thị trường không phải dễ, đặc biệt là những khoản nợ lớn cần phải có công ty định giá chuyên nghiệp.
Theo kế hoạch, trong năm nay, VAMC sẽ mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt phát hành tối đa 32.000 tỉ đồng, mua nợ theo giá thị trường là 3.500 tỉ đồng. Tổng số tiền xử lý các khoản nợ xấu đã được phê duyệt khoảng 34.504 tỉ đồng (dư nợ gốc). Thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến giữa năm 2018, tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống là 2,09%, giảm so với thời điểm cuối năm 2016 là 2,46%.
Thanh Xuân
Theo thanhnien.vn
Ngân hàng ráo riết xử lý nợ để thêm dư địa cho vay Xử lý nợ xấu là nhiệm vụ vẫn được các ngân hàng thực hiện thường xuyên, nhưng gần đây việc này được ráo riết đẩy mạnh nhằm nới thêm "room" tăng trưởng tín dụng vốn đã tiệm cận hạn mức cho phép... Bên cạnh chỉ tiêu được giao, ngân hàng muốn cho vay nhiều hơn thì phải đẩy mạnh xử lý nợ, tạo...