Hàng nghìn trẻ em Việt Nam đang làm nô lệ trong các trại cần sa của Anh
Một lượng lớn trẻ em Việt Nam có thể đang bị các nhóm tội phạm bóc lột, biến thành nô lệ trong các trại trồng cần sa ở Anh, các chuyên gia c ảnh báo ngày 21/8.
Cảnh sát Anh bắt giữ một nhà máy trồng cần sa bí mật ở phía Đông London. – Ảnh: Reuters
Theo Reuters, cảnh báo trên được đưa sau khi các số liệu mới về quy mô hoạt động sản xuất cần sa ở Anh được công bố. Cảnh sát đã phát hiện 314 trang trại cần sa tại London từ năm 2016, tương đương hai ngày một trại mới được tạo ra, theo số liệu chính thức của London Evening Standard.
Các trang trại này thường nằm trong những khu dân cư và các lao động ở đây là trẻ em đến từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam.
“Số lượng lớn các trang trại cần sa trên khắp London và việc đưa trẻ em Việt Nam vào làm việc ở những nơi này thực sự đáng quan ngại”, Jakub Sobik, phát ngôn viên tổ chức Chống Nô lệ Quốc tế, nói. “Có thể có hàng nghìn trẻ em và thanh niên từ Việt Nam bị đưa vào đây và bị các nhóm tội phạm tàn nhẫn bóc lột”.
Những trẻ em này chủ yếu xuất thân từ những gia đình nghèo khó và họ thường nghĩ rằng phương Tây là một cơ hội để thoát khỏi cảnh cơ cực.
Khi đến Anh, họ bị những kẻ buôn người giam giữ như tù nhân và bị ép trồng cần sa để trả cho số nợ lên đến 30.000 USD (chi phí được đưa sang Anh, tương đương gần 900 triệu đồng). Nơi trồng cần sa là những ngôi nhà có hệ thống làm nóng phức tạp, những chiếc bóng điện cao áp bỏng rát.
Catherine Baker, nhân viên chính sách của tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT UK, cho hay giới chức Anh thường xuyên xem các nô lệ trẻ em là tội phạm thay vì giúp đỡ họ, vì việc trồng cần sa là hành động trái pháp luật ở Anh.
Một thanh niên Việt Nam bị cảnh sát Anh bắt giữ. – Ảnh: Aljazeera
Luật sư hình sự người Anh Philippa Southwell cho biết: “Những đứa trẻ thường bị vận chuyển qua Nga, Đức, Pháp. Một số phải đi bộ qua rừng nhiều ngày trời. Họ phải ngủ trong các lán trại và trốn trong những thùng xe tải bẩn thỉu. Ở trong đó, họ phải giữ im lặng, không được cử động và thở ngột ngạt. Thậm chí, họ phải đi vệ sinh ngay tại đó”.
Luật sư Southwell cảnh báo: “Công việc này cực kỳ nguy hiểm, đèn điện chiếu cả ngày, dây điện vương khắp nơi trong khi các cửa sổ bị đóng kín để tránh lao động bỏ trốn, ngoài ra, các khung cửa kính cũng được lắp bộ lọc để ánh sáng bên ngoài không thể lọt vào, ảnh hưởng đến năng suất”.
Bà Chloe Setter thuộc tổ chức thiện nguyện ECPAT UK chuyên bảo vệ cho các trẻ em là nạn nhân của nạn buôn người cho hay: “Tôi được biết, chưa có băng nhóm buôn người Việt Nam nào bị truy tố vì đưa trẻ em đến đây làm nô lệ trồng cần sa. Nhưng chúng ta đã nhốt, truy tố và kết tội nhiều nạn nhân hơn là truy tố những kẻ đã bóc lột các em”.
Năm 2013, Toà án tối cao ở England và xứ Wales đã ra phán quyết rằng các nạn nhân của nạn buôn người không nên bị truy tố khi tòa xóa tội cho 3 người Việt Nam, trong đó có một người là thân chủ của bà Southwell, vì các tội liên quan đến ma túy.
Tuy nhiên, theo các chuyên gia, phán quyết đó cũng không có mấy tác dụng.
Trẻ em nghèo là đối tượng dễ bị tổn thương nhất và cho những tay buôn người bán sang Anh để lao động trong các xưởng cần sa. – Ảnh: Guardian.
Theo bà Setter, cảnh sát vẫn bắt giữ các thiếu niên trồng cần sa nhưng lại không tìm được manh mối dẫn đến những kẻ buôn người.
Bà Southwell cho hay, luật sư của các em thường khuyên các em nhận tội chứ không nhận ra rằng các em là nạn nhân của nạn buôn người và bóc lột.
Cảnh sát Anh từng thừa nhận rằng họ gặp khó khăn khi các băng nhóm tội phạm ngày càng đa dạng và mở rộng hoạt động trên khắp nước Anh, sang cả Scotland và Northern Ireland. Ngoài các trang trại cần sa, trẻ em Việt Nam bị buôn bán sang Anh còn bị cưỡng ép tham gia các hoạt động phạm pháp khác như buôn lậu súng, sản xuất ma túy đá và mại dâm.
Ước tính mỗi năm có khoảng 13.000 người bị buôn lậu vào Anh, và trẻ em Việt Nam chiếm số lượng lớn nhất. Những nạn nhân này mang lại khoản lợi “khủng” lên tới 75 triệu bảng Anh cho các tổ chức xã hội đen.
“Những trẻ em dễ bị tổn thương này đang bị lợi dụng trong những điều kiện vô cùng nguy hiểm, được trả lương rất ít hoặc không trả, và có thể bị lạm dụng về cả thể chất lẫn tinh thần bởi những kẻ buôn người”, bà Baker, nhân viên chính sách của tổ chức chống buôn bán trẻ em ECPAT UK nói.
NGUYỄN QUỲNH (T/h)
Theo doisongphapluat
Cái giá phải trả cho sự liều lĩnh
Một pháp sư người Indonesia, tự nhận có sức mạnh siêu nhiên, vừa chết thảm khi nhảy vào hồ đầy cá sấu.Theo DailyMail, pháp sư Suprianto đã chết sau khi bị cá sấu tấn công ở Kutai Kartanegara, Indonesia dù có sức mạnh siêu nhiên.Trong một đoạn video gây sốc, pháp sư này lao xuống hồ nước để tìm kiếm thi thể thiếu niên Arjuna, người bị tấn công trước đó. Tuy nhiên, ông này đã bị cá sấu dìm xuống nước dù vừa bơi vừa niệm thần chú.
Cảnh sát Indonesia đã tìm thấy thi thể của cả hai nạn nhân, cảnh sát trưởng Kutai Kartanegara là Fadillah Zulkarnaen cho hay. "Tôi nghĩ ông ấy bị cá sấu kéo xuống nước và bị ngạt. Dựa trên các bức ảnh tôi đã xem, thi thể Suprianto vẫn nguyên vẹn, tay và chân vẫn còn".
Thi thể của vị pháp sư nói trên được tìm thấy lúc 9h40 tối ngày 17/9, trong tình trạng nguyên vẹn. Đây là vụ chết người thứ hai liên quan tới những người hành nghề pháp sư ở Kalimantan.
Thành An
Hành trình truyền cảm hứng của Trần Đặng Đăng Khoa Ai cũng mơ đến một kho báu nhưng ít ai dám tỉnh dậy và đi tìm. Thế nhưng Trần Đặng Đăng Khoa lại khác, ước mơ đã thôi thúc anh đứng dậy đi vòng quanh thế giới với một tâm thế tự do và đầy bình thản. Hành trình vượt qua 20 nghìn cây số trong 150 ngày từ châu Á đến châu...