Hàng nghìn tấn phân bón trả chậm đã đến tay nông dân
Cùng với việc chú trọng đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, những năm qua Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn đồng hành giúp bà con nông dân nâng cao tri thức, hiểu biết về quy trình sử dụng phân bón, đặc biệt là đẩy mạnh bán phân bón chậm trả, trợ giá cho nông dân.
Đây là nét đặc trưng trong văn hóa kinh doanh của Supe Lâm Thao đã được gìn giữ qua các thế hệ của Công ty từ khi thành lập đến nay.
Mua phân bón trước, trả tiền sau
Để tạo điều kiện giúp bà con nông dân mua phân bón thuận lợi, giá cả phải chăng, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã triển khai phương thức bán phân bón chậm trả thông qua các tổ chức, đơn vị, cá nhân đại diện hộ nông dân.
Đóng bao sản phẩm NPK-S hàm lượng dinh dưỡng cao tại Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Ảnh: H.M
Theo đó, trong năm 2018, Công ty đã tập trung đầu tư cung ứng phân bón chậm trả cho nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và một số tỉnh trọng điểm khác như: Tuyên Quang, Hòa Bình…, với số lượng lên tới 5.284,9 tấn phân bón các loại, trị giá trên 25 tỷ đồng.
Được mua phân bón Lâm Thao theo hình thức chậm trả, chị Nguyễn Thị Vân (ở xã Chiêu Yên, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) cho hay: “Vụ đông xuân năm 2018 – 2019, gia đình tôi làm gần 1 mẫu ruộng và đất màu nên chi phí phân bón vụ này lên đến gần 2 triệu đồng. Nhờ Hội ND xã ký cam kết mua chậm trả cho bà con nông dân trong xã hơn 33 tấn phân Lâm Thao nên gia đình tôi và hàng trăm hội viên trong xã được ưu tiên mua phân bón trước, trả tiền sau. Sau khi thu hoạch mùa vụ mới phải trả tiền nên gia đình tôi cũng như các hộ khác rất yên tâm”.
Video đang HOT
Bà Vũ Thị Kim Anh – Chủ tịch Hội ND xã Minh Tiến (huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) cho biết: “Mỗi năm, Hội ND xã Minh Tiến thực hiện tín chấp hỗ trợ 50-70 tấn phân bón từ Công ty Lâm Thao cho bà con nông dân, chủ yếu là phân NPK để bón lúa, bón cây dược liệu, cây ăn quả. Hầu hết người dân trong xã đều tin tưởng và ủng hộ chương trình phân bón trả chậm của Hội ND”.
Trao đổi với PV, bà Hà Thị Hương – Chủ tịch Hội ND tỉnh Phú Thọ cho biết thêm: Mỗi năm, các cấp Hội ND tỉnh đều phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cung ứng hàng nghìn tấn phân bón các loại cho bà con. Để nông dân sử dụng phân bón đạt hiệu quả kinh tế cao, Hội ND tỉnh còn phối hợp Công ty tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho bà con, cấp phát tờ rơi hướng dẫn sử dụng, triển khai xây dựng các mô hình trình diễn, các cuộc hội thảo đầu bờ để đánh giá chất lượng và hiệu quả thực tế.
“Thông qua chương trình phân bón trả chậm này, cán bộ và hội viên nông dân ngày càng hiểu và gắn bó với nhau hơn. Phía hội viên, nông dân thì ngày càng tin tưởng vào tổ chức Hội” – bà Hương nhấn mạnh.
Giúp nhà nông chủ động sản xuất
Theo đánh giá của một số Hội ND tỉnh, thành, hình thức bán phân bón chậm trả cho nông dân của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã giúp cho nhiều hộ nông dân tiết kiệm được chi phí do mua được phân bón đảm bảo chất lượng, giá thành hợp lý, giảm bớt chi phí đầu tư.
Thực tế sản xuất cho thấy, bà con nông dân luôn yên tâm về chất lượng các loại phân bón do Công ty cung ứng, lại được thanh toán chậm với giá ngang bằng hoặc rẻ hơn giá ngoài thị trường. Cách làm này giúp bà con vừa được sử dụng sản phẩm bảo đảm chất lượng, vừa bớt nỗi lo nạn phân bón nhái, phân bón giả và kém chất lượng.
Riêng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, năm 2018 Công ty đã tổ chức trên 200 hội nghị các cấp, phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương… tổ chức thực hiện 65 mô hình trình diễn. Các mô hình này được trình diễn với các loại phân bón do Công ty sản xuất trên các loại cây trồng khác nhau để làm cơ sở tuyên truyền, khuyến cáo hướng dẫn nông dân sử dụng phân bón đúng cách, có hiệu quả kinh tế.
Theo Danviet
Đặc sản lúa nếp cái hoa vàng bội thu trên đất Kinh Môn
Gạo nếp cái hoa vàng là một trong những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của huyện Kinh Môn (Hải Dương). Những năm qua, mô hình trồng nếp cái hoa vàng tại địa phương này liên tục cho năng suất, chất lượng cao nhờ sự hỗ trợ đắc lực của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.
Đặc sản quý đất Kinh Môn
Tháng 1.2019 vừa qua, gạo nếp cái hoa vàng Kinh Môn đã được bình chọn là 1 trong 153 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu cả nước. Chương trình Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu do Trung ương Hội NDVN chủ trì tổ chức tại Hà Nội.
Tham gia Hiệp hội, nông dân Kinh Môn được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ thực vật, tiêu thụ sản phẩm nếp cái hoa vàng. Ảnh: T.L
Ông Lương Văn Giang - Trưởng ban kiểm soát Hiệp hội Sản xuất và thương mại nếp cái hoa vàng Kinh Môn cho biết: "Không có loại lúa nào tốt hơn lúa nếp cái hoa vàng vì "nếp cái hoa vàng còn được gọi là mẹ của các loài lúa" ("cái" có nghĩa là mẹ)".
Hiện, Hiệp hội có hơn 300 thành viên với diện tích sản xuất hơn 30 mẫu, trồng tập trung ở 3 xã An Phụ, Phạm Mệnh và Long Xuyên. Nếp cái hoa vàng chỉ được trồng vào vụ mùa, khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 âm lịch. Nếp được gọi là nếp cái hoa vàng do khi lúa trổ đòng, phấn hoa có màu vàng chứ không trắng như các loại lúa khác".
Theo ông Giang, nếp cái hoa vàng có thời gian trổ tương đối ổn định, thời gian sinh trưởng khoảng 145-160 ngày, cây cao khoảng 120-125cm, gốc thân to, có khả năng chống đổ; khả năng chịu phèn, chịu chua và trũng khá, chịu hạn tương đối tốt. Năng suất trung bình của nếp cái hoa vàng khoảng 1 - 1,2 tạ/sào.
Kể về việc thành lập Hiệp hội Sản xuất và thương mại nếp cái hoa vàng Kinh Môn, ông Giang cho biết: Từ năm 2006 - 2009, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển hệ thống nông nghiệp kết hợp với các dự án quốc tế đầu tư tại Kinh Môn và lấy xã An Phụ làm nơi thí điểm đầu tiên. Chính vì vậy, năm 2006, hiệp hội mới chỉ là nhóm nông dân sản xuất và thương mại gạo nếp hoa vàng Hải Dương với 36 thành viên, diện tích sản xuất 63 sào.
Đến năm 2007 thì phát triển thành lập 3 nhóm nông dân sản xuất và thương mại gạo nếp hoa vàng Hải Dương với 100 thành viên, sản lượng hàng năm 20 tấn thóc. Ngày 14.10.2008, Hiệp hội Sản xuất và thương mại nếp cái hoa vàng chính thức được thành lập, Đại hội nhiệm kỳ lần thứ nhất của Hiệp hội đã được tổ chức vào ngày 13.12.2008.
Bí quyết chăm sóc lúa đặc sản
Ông Giang cho biết, ngày càng có nhiều nông dân muốn tham gia Hiệp hội vì có lợi hơn, lại được tham quan, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, được bao tiêu sản phẩm ổn định. Hiện, nếp cái hoa vàng không chỉ tiêu thụ ở Hải Dương mà còn được bán tại các đại lý ở Hà Nội, các tỉnh phía Nam...
Ông Lê Hoài Khanh - Phó Chủ tịch Hiệp hội nói thêm: Sản phẩm nếp cái hoa vàng của Hiệp hội ngày càng được nhiều người biết đến bởi chất lượng thơm ngon hơn so với nếp cái hoa vàng khác, do các thành viên Hiệp hội được tập huấn về kỹ thuật canh tác, thuốc bảo vệ thực vật và chăm sóc cây lúa đúng kỹ thuật, làm ra hạt gạo đều tăm tắp, không gẫy, tỷ lệ tấm thấp. Khi nấu lên hạt trong và ráo, mềm nhưng không nát, ăn vừa thơm lại đậm đà.
Vì thế, tiếng lành đồn xa, gạo nếp cái hoa vàng được người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh biết đến như một loại đặc sản của địa danh Kinh Môn.
Theo các thành viên trong Hiệp hội Sản xuất và thương mại nếp cái hoa vàng Kinh Môn, để giống lúa nếp cái hoa vàng đạt năng suất cao thì việc bón phân và phòng trừ sâu bệnh rất quan trọng.
Ông Giang chia sẻ: "Gia đình tôi thường chọn các loại phân bón của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao để bón cho lúa. Trung bình, mỗi vụ lúa nếp cái hoa vàng tôi thường bón 4 lần phân bón (1 lần bón lót và 3 lần bón thúc) NPK và phân lân Lâm Thao. Cụ thể: Lần 1 bón lót tôi dùng 15-20kg/sào loại phân bón NPK 5.10.3; bón thúc 15kg NPK 12.5.10 chia làm 3 lần, trong đó bón thúc lần 1 đẻ nhánh sau cấy 15 - 20 ngày, bón thúc đón đòng lần 2 và thúc lần 3 sau khi lúa trổ bông".
Cùng với bón phân bón NPK, trung bình mỗi sào lúa ông Giang còn bón thêm 15 - 20kg lân Lâm Thao. "Qua thực tế, tôi thấy sử dụng phân bón Lâm Thao không chỉ giống lúa nếp cái hoa vàng mà các giống lúa khác đều cứng cây và hạn chế sâu bệnh, bông lúa cũng dài hơn, hạt mẩy hơn"- ông Giang chia sẻ.
Không chỉ gia đình ông Giang thường xuyên sử dụng phân Lâm Thao bón cho lúa và hoa màu, Hiệp hội có đến trên 90% số hộ nông dân sử dụng phân NPK Lâm Thao cho trồng trọt và đều có thu nhập cao từ việc chuyên canh lúa chất lượng cao.
Ông Lê Hoài Khanh cũng chia sẻ thêm những trăn trở của mình về giống lúa nếp đặc sản này, ông mong muốn tìm được nhiều thị trường tiêu thụ, làm sao sản phẩm lúa nếp cái hoa vàng của bà con nông dân bán được giá cao, nhất là giúp người tiêu dùng hiểu hơn về lúa nếp cái hoa vàng Kinh Môn cũng như sớm được cơ quan chức năng quan tâm, hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu tập thể Nếp cái hoa vàng Kinh Môn.
Theo Danviet
Chăm lo đời sống công nhân như người thân Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã làm rất tốt công tác chăm sóc sức khỏe và đời sống cho người lao động (NLĐ), giúp họ có thu nhập ổn định, môi trường làm việc được cải thiện... Nâng cao chất lượng môi trường làm việc Công đoàn Công ty CP Supe Phốt...