Hàng nghìn phần quà cho học sinh khai bút đầu năm
Từ 25/1 đến 31/1, học sinh tham gia chương trình Khai Test 2020 có cơ hội nhận nhiều phần quà lì xì từ Học Mãi.
Khai bút là nét văn hóa không thể thiếu mỗi dịp Tết của người Việt. Hiểu rõ điều đó, Hệ thống Giáo dục Học Mãi tổ chức chương trình Khai Test nhằm tạo ra ngày hội khai bút cho học sinh cả nước. Tiếp nối thành công của những mùa trước, chương trình năm nay có chủ đề Tranh tài đón lộc với nhiều thay đổi về hình thức tham gia, thể lệ, nội dung bài test, quy mô quà tặng.
Thời gian Khai Test từ 0 giờ 00 phút ngày 25/2 đến 23 giờ 59 phút ngày 31/1, hệ thống chương trình chỉ ghi nhận kết quả khi học sinh tham gia vào khoảng thời gian này.
Chương trình dành cho học sinh bậc THCS, THPT, bao gồm ngân hàng câu hỏi ở mức độ ghi nhớ, nhận biết, hình thức trắc nghiệm. Nội dung câu hỏi xoay quanh chủ đề về giáo dục, văn hóa, phong tục tập quán của Tết Việt lồng ghép kiến thức môn học, yêu cầu học sinh trả lời nhanh và chính xác trong 10 – 15 giây.
Chỉ với vài phút, bạn có thể gửi mong ước về một năm mới may mắn, tốt đẹp; đồng thời có cơ hội nhận nhiều phần quà lì xì từ “Lắc thưởng may mắn” như máy tính bảng Amazon Fire 7, balo, voucher trị giá 30% cộng vào tài khoản Học Mãi, thẻ nạp điện thoại…
Chương trình Khai Test 2020.
Thao tác Khai Test đầu xuân gồm các bước: Vào app Học Mãi; Đăng nhập/đăng ký tài khoản nhanh; xác nhận đã hiểu luật và Khai Test; mỗi học sinh sau khi chơi đạt từ 1.000 điểm trở lên trong lần tham gia đầu tiên trong ngày sẽ được Lắc thưởng may mắn một lần, hết lượt nếu người chơi chia sẻ chương trình lên mạng xã hội Facebook theo hướng dẫn sẽ được nhận thêm một lượt lắc.
Khai Test là hoạt động thường niên của Học Mãi, mỗi năm chương trình nhận được sự tham gia của hàng nghìn học sinh cả nước. Đầu năm 2019, có hơn 33.000 học sinh cả nước tham gia với gần 800.000 lượt làm bài.
Tham gia Khai Test năm 2019, Nguyễn Thị Minh Anh (Hà Nội) chia sẻ: “Năm nào cũng vậy, cứ đêm giao thừa hoặc sáng mùng một Tết, tôi cùng các bạn trong lớp rủ nhau tham gia Khai Test. Chương trình mang đến nhiều phần quà lì xì, đồng thời là nơi để chúng tôi gửi gắm mong ước về một năm học tấn tới”.
Video đang HOT
Thế Đan
Theo VNE
Dạy xác suất, thống kê giúp trẻ phát triển kỹ năng cơ bản hàng ngày
Cô Mai Quỳnh cho rằng, xu hướng của sự thay đổi giáo dục hiện nay là giúp cho học sinh có thể phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế.
Trước băn khoăn về lớp 2, dạy toán xác suất, thống kê nhiều phụ huynh học sinh sợ rằng con họ bị quá tải trong học tập, trao đổi với phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh của Hệ thống giáo dục học mãi trấn an rằng phụ huynh không nên quá lo lắng.
Cô Mai Quỳnh cho biết, khoa học nghiên cứu về xác suất nói một cách đơn giản là ta tìm hiểu về khả năng của những sự kiện có thể xảy ra hoặc không thể xảy ra.
Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?
Cô Nguyễn Thị Mai Quỳnh (ảnh do nhân vật cung cấp).
Vậy với chương trình tiểu học và cụ thể là học sinh lớp 2, xác suất mới chỉ dừng lại ở mức giúp các con làm quen với khả năng suy luận, phán đoán những sự việc đơn giản xem chúng có thể xảy ra hay không?
Ví dụ về bài toán đơn giản đưa ra để các con phán đoán: con tích 22 điểm sẽ được thưởng; với mỗi bài thi nhiều nhất con sẽ đạt 10 điểm, vậy qua hai bài kiểm tra thì con có khả năng được thưởng hay không?
Một học sinh lớp hai đã học đủ các kĩ năng cộng và trừ số tự nhiên, các con có thể nhận thức và tư duy được bài toán để đưa ra phán đoán của mình,
Ví dụ như việc lớp học của con có bao nhiêu học sinh, bao nhiêu học sinh nữ, bao nhiêu học sinh nam?Còn về thống kê là việc tìm hiểu về việc thu thập dữ liệu, số liệu, đo đạc...một cách tổng quát và đi đến chi tiết.
Vậy với bậc tiểu học, kiến thức xác suất thống kê rất đơn giản, có thể chỉ là những bài toán tập đếm số lượng và phân loại số lượng.
Những bài toán như này sẽ giúp con hình thành khả năng phán đoán, tư duy logic về vấn để, giúp con củng cố được kĩ năng đọc một bảng số liệu, có khả năng nhận biết, phân loại.
Do đó, cô Mai Quỳnh cho rằng, không nên áp đặt tư duy trong đầu rằng chương trình học "xác suất, thống kê" ở bậc Đại học vô cùng khó nhằn nên sẽ là quá tải với học sinh bậc Tiểu học.
Là một giáo viên đã dạy Toán cho học sinh bậc Tiểu học nhiều năm, cô Mai Quỳnh trong những năm qua vẫn luôn đưa các bài toán có tính "xác suất, thống kê" từ thực tiễn, gần gũi với các em học sinh để các em có thể phát triển các kĩ năng cơ bản trong đời sống hàng ngày.
Chia sẻ thêm, theo cô Mai Quỳnh, chương trình giảng dạy môn Toán của Mĩ, Sing, Úc... thì nhận thấy chương trình dành cho học sinh lớp Hai của các nước đã có những dạng bài về xác suất, thống kê.
Đơn giản chỉ là các bài toán rất nhẹ nhàng, cho các con đưa ra phán đoán của mình về một sự việc có xảy ra hay không và trình bày lý luận lo - gích về việc tại sao các con có thể đưa ra phán đoán như vậy.
Còn bài toán "thống kê" cũng vậy, những phần bài tập rất hay, thực tiễn, đôi khi chỉ là câu hỏi rằng hôm nay trên đường đi học về, con hãy đếm xem từ nhà đến trường có bao nhiêu điểm dừng đèn báo giao thông.
"Các bài toán xác suất, thống kê thực ra đã tồn tại từ rất lâu trong chương trình toán tiểu học, thậm chí là với việc học đếm của học sinh lớp Một.Với những bài toán thực tế như vậy, sẽ giúp con hình thành kĩ năng quan sát, thu thập thông tin, kiểm đếm...
Nhưng hôm nay đây, khi gọi thành một cái tên cụ thể cho dạng Toán này thì có những sự hiểu lầm, hoang mang từ một bộ phận nhỏ của cộng đồng.
Chúng ta hãy nghĩ đơn giản vấn đề này như việc tôi đã trình bày, sẽ không hề gây quá tải với học sinh ở Việt Nam, các bài toán sẽ được đưa vào chương trình môt các hợp lý, thực tế, không cứng nhắc và khô khan" - cô Mai Quỳnh nhận định.
Cuối cùng cô Mai Quỳnh góp ý, xu hướng của sự thay đổi giáo dục hiện nay là giúp cho học sinh có thể phát triển kĩ năng giải quyết các vấn đề thực tế trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
Vậy thì việc đưa nội dung giảng dạy xác suất thống kê cho học sinh bậc Tiểu học cũng cần gắn liền với mục đích này của giáo dục.
Thay vì việc cung cấp kiến thức, khái niệm bằng các thuật ngữ Toán học, giáo viên có thể đưa các con trực tiếp vào bài toán bằng cách đặt các vấn đề, tính huống để các con giải quyết theo hướng tư duy và suy luận logic:
Nguyên nhân tại sao? Kết quả như thế nào? Hướng giải quyết hoặc có cách nào để thay đổi kết quả đã tìm ra hay không?
Cách thức giải quyết vấn đề bài toán có thể cho các con tham gia thông qua các hoạt động trò chơi, thảo luận nhóm, tổ chức thi đua giữa các nhóm, phản biện ý kiến của các nhóm khác.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Nam sinh học bằng kính lúp... trở thành thủ khoa Nguyễn Văn Trung đã vượt lên số phận để trở thành thủ khoa khối C của Học viện Quản lý giáo dục năm 2019. Tôi biết đến Trung tại sự kiện Chào Tân sinh viên 2019 với chủ đề Thế hệ Z làm chủ công nghệ do Hệ thống Giáo dục Học mãi tổ chức mới đây. Trung là một trong số những...