Hàng nghìn nhân viên ngân hàng mất việc từ đầu năm
Khoảng 2.322 nhân sự thuộc VPBank đã phải nghỉ việc, con số bên phía OCB cũng là 1.248 người. Đây là 2 nhà băng có số nhân viên nghỉ việc nhiều nhất từ đầu năm.
Cùng với việc phát triển ngân hàng điện tử, các nhà băng đang có xu hướng giảm tỷ lệ tuyển dụng nhân viên mới mỗi năm. Thậm chí, tại nhiều nhà băng, việc giảm số lượng nhân viên cũng đang diễn ra rõ rệt.
Trong 9 tháng đầu năm, nhiều ngân hàng đã cắt giảm mạnh số lượng nhân viên tại ngân hàng mẹ.
Ngân hàng cắt giảm 1/5 số lượng nhân viên
Báo cáo tài chính của Ngân hàng VPBank VPB 0.92% (công ty mẹ) cho hay, riêng quý III, nhà băng này đã cắt giảm 336 chỉ tiêu nhân viên tại hệ thống ngân hàng mẹ. Trong 2 quý trước đó, nhà băng này cũng liên tục cắt giảm mạnh số lượng nhân viên của mình. Tổng cộng 9 tháng, 2.322 nhân viên – tương đương 1/5 số nhân viên tại ngân hàng mẹ VPBank đã phải nghỉ việc.
Đáng chú ý, xu hướng cắt giảm tại VPBank chỉ xảy ra với nhân viên thuộc ngân hàng mẹ, trong khi số lượng nhân sự tại công ty con (gồm Công ty Quản lý tài sản VPB AMC và FE Credit) vẫn gia tăng từ đầu năm.
Những năm trước, VPBank luôn là ngân hàng có nhu cầu tuyển dụng lớn trên thị trường với hàng nghìn chỉ tiêu nhân sự mới mỗi năm.
Nhiều ngân hàng đang có biến động quy mô nhân sự rất lớn. Ảnh: Quỳnh Trang.
Tương tự, trong quý III, số nhân viên công tác tại ngân hàng mẹ OCB đã giảm tới 941 người. Tính từ đầu năm, OCB đã cắt giảm tới 1.248 nhân viên tại ngân hàng mẹ, tương đương hơn 1/6 số nhân viên hồi đầu năm.
Video đang HOT
Trong năm liền trước đó, OCB đã mở rộng hoạt động và tuyển thêm tới 2.553 nhân viên, nhưng sau chưa đầy một năm, nhà băng này đã phải giảm một nửa số chỉ tiêu gia tăng so với năm 2017.
VPBank và OCB cũng là 2 nhà băng có số lượng nhân viên nghỉ việc lớn nhất hệ thống ngân hàng 9 tháng đầu năm. Tính riêng 2 nhà băng này, khoảng 3.570 nhân viên ngân hàng đã bị mất việc.
Ngoài ra, số lượng cắt giảm nhân sự cũng diễn ra ở một số ngân hàng lớn như ACB, giảm 68 người từ đầu năm, hiện có 10.571 nhân viên.
Trong 2 quý đầu năm, Vietinbank cũng đã cắt giảm hơn 450 nhân viên tại ngân hàng mẹ, BIDV cắt giảm 138 người.
Tỷ lệ nhảy việc cao
Trái ngược với nhóm ngân hàng trên, nhiều nhà băng hiện nay vẫn duy trì xu hướng tăng đội ngũ nhân viên. Tuy nhiên, tốc độ tăng đã giảm so với những năm trước.
Vietcombank đang là ngân hàng tuyển thêm nhiều nhân viên nhất từ đầu năm khi đã tiếp nhận thêm 1.592 chỉ tiêu tại ngân hàng mẹ. Hiện tại, số lượng nhân viên ngân hàng mẹ Vietcombank là 18.304 người. Nếu tính cả công ty con, Vietcombank đang sở hữu đội ngũ nhân viên 18.838 người.
Tương tự, VIB và TPBank cũng đã tuyển thêm hàng nghìn nhân viên từ đầu năm, lần lượt là 1.356 người và 1.202 người. MBBank, Lienvietpostbank hay Sacombank… cũng đã tuyển thêm hàng trăm nhân viên từ đầu năm.
Trao đổi với Zing.vn, lãnh đạo một ngân hàng thương mại lớn tại Hà Nội, cho biết với những biến động nhỏ, tăng giảm vài chục nhân viên tại một ngân hàng chỉ mang tính nhất thời. Tuy nhiên, với những biến động hàng nghìn nhân sự thì có thể là chiến lược của ngân hàng.
“Hiện nay nhiều ngân hàng muốn đẩy mạnh mảng bán lẻ nên bắt buộc phải tuyển thêm nhiều nhân sự để mở thêm chi nhánh, phòng giao dịch, vậy mới tiếp cận được thêm nhiều khách hàng cá nhân. Quy mô nhân viên cũng tăng lên từ đó”, vị này chia sẻ.
Ông cũng cho biết, thực tế số lượng nhân viên ngân hàng phải nghỉ việc ở một ngân hàng A sẽ lại chuyển sang công tác ở ngân hàng B hoặc C trong hệ thống. Nguyên nhân do nhân sự trong hệ thống ngân hàng hiện nay không nhiều, đặc biệt là nhân sự chất lượng cao.
Vì vậy, các ngân hàng mới là bên phải cạnh tranh để thu hút nhân viên. Tuy nhiên, điều này cũng khiến tỷ lệ nhảy việc của nhân viên ngân hàng tăng cao, do các bên đưa ra chính sách thu hút khác nhau.
Đại diện VPBank cũng lý giải nguyên nhân khiến số lượng nhân sự tại ngân hàng mẹ giảm mạnh từ đầu năm do ngân hàng đang tập trung phát triển ngân hàng điện tử và sắp xếp lại nhân sự tại một số bộ phận trọng điểm.
Vị này cho hay việc đầu tư nhiều vào tự động hóa giúp ngân hàng có cơ sở để giảm bớt số lượng nhân viên, điều này cũng làm giảm bớt chi phí vận hành hàng kỳ.
Quang Thắng
Theo Zing.vn
OCB báo lợi nhuận quý 3 lớn nhất từ trước tới nay nhưng nợ xấu cũng tăng lên 2,62%
Lợi nhuận sau thuế 9 tháng của OCB chỉ tăng nhẹ dù riêng quý 3 ghi nhận mức cao nhất từ trước đến nay. Nợ xấu đã tăng lên 2,62%.
Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) công bố báo cáo tài chính hợp nhất với thu nhập lãi thuần 9 tháng đạt 2.973 tỷ đồng, tăng hơn 20% so cùng kỳ.
Hoạt động dịch vụ cũng ghi nhận mức tăng gần 87% để lên mức 391 tỷ đồng lãi thuần. Hoạt động khác cũng tăng gần 27% khi đạt 158 tỷ đồng.
Ngược lại, hoạt động kinh doanh ngoại hối, mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều giảm từ 7-21%.
Trong khi đó, chi phí hoạt động lại tăng gần 34%, lên mức 1.794 tỷ đồng. Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng cũng tăng 15%, chiếm 632 tỷ đồng.
Dù vậy, OCB vẫn đạt gần 1.554 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng hơn 5% so cùng kỳ.
Riêng trong quý 3/2019, lợi nhuận sau thuế của OCB ở mức gần 660 tỷ đồng, tăng 52% so mức 435,5 tỷ đồng của cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận cao nhất từ trước đến nay mà OCB đạt được tính theo quý.
Tại thời điểm 30/9, cho vay khách hàng của OCB tăng khá mạnh tới 20,7% để lên mức 67.976 tỷ đồng. Tiền gửi của khách hàng cũng tăng 10,65%, đạt 66.790 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của OCB ở mức 1.778,7 tỷ đồng, tăng 38% so với đầu kỳ. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu cũng tăng từ mức 2,29% lên 2,62%. Riêng nợ có khả năng mất vốn của OCB vẫn duy trì mức 677 tỷ đồng.
Minh An
Theo Vietnamdaily.net.vn
Generali Việt Nam tăng doanh thu 130% qua kênh bancassurance Đây là kết quả có được của hãng bảo hiểm đến từ Ý đang "tấn công" mạnh mẽ thị trường bảo hiểm Việt Nam thông qua việc mở rộng hợp tác với các ngân hàng. OCB sẽ phân phối độc quyền sản phẩm của Generali Việt Nam trong 15 năm - Ảnh: ĐP. Theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới (WB), mới...