Hàng nghìn nhà dân Bình Định, Quảng Ngãi chìm trong lũ
Nước dâng nhanh làm hàng nghìn ngôi nhà ở Bình Định và Quảng Ngãi ngập sâu, người dân buộc phải sơ tán đến nơi an toàn… nhiều nơi giao thông đang bị chia cắt do sạt lở.
Người dân thị xã An Nhơn (Bình Định) sơ tán mai chuẩn bị Tết đến nơi cao ráo. Ảnh: Quy Nhơn
Ngày 1/12, mưa lũ khiến đường bêtông xã Nhơn An (thị xã An Nhơn, Bình Định) giao Quốc lộ 1A ngập sâu, các xe không thể đi qua.
Anh Hồ Văn Ảnh (ngụ xã Nhơn An) cho hay, dù đã chuẩn bị đón lũ nhưng nước dâng lên quá nhanh, lại vào lúc rạng sáng nên gia đình không kịp trở tay. 200 gốc mai chuẩn bị mùa Tết giờ chìm trong nước, hư hại. “Trong đêm tôi huy động hàng chục công nhân cùng 6 xe ba gác sơ tán mai đến nơi cao ráo nhưng vẫn không kịp”, chủ vườn nói.
Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Định cho biết, tại huyện Hoài Ân nước lũ dâng cao làm 1.600 ngôi nhà và 1.200 giếng ngập sâu; 75 ha hoa màu bị tàn phá; khoảng 1.000 gia cầm bị cuốn trôi; hơn 2.200 m kênh mương sạt lở, bồi lấp…
Ở huyện An Lão, lũ đã làm một người chết, hai người mất tích. Tuyến giao thông lên những xã vùng cao, cầu tràn ở Gò Dài, Bến Nhơn cùng 300 hộ dân ở An Hòa ngập sâu.
Nhiều xã trong khu Đông và Tây huyện Tuy Phước cũng gặp tình cảnh tương tự khiến 29 trường học phải cho 18.000 học sinh nghỉ để đảm bảo an toàn.
Ở huyện Hoài Nhơn, Phó chủ tịch Nguyễn Chí Công cho hay có 480 ngôi nhà ngập sâu, nhiều đoạn đường xói lở, chia cắt hàng nghìn hộ dân và hơn 2.000 ha lúa bị hư hại.
“Mưa lũ ùa về gây tổn thất nặng nề. Rất may là chúng tôi đã lên phương án di dời dân kịp thời nên không có thiệt hại về người”, ông Công nói.
Tương tự, các vùng miền núi Vĩnh Thạnh, thị xã An Nhơn, TP Quy Nhơn cũng bị ngập. Riêng chiều qua huyện miền núi Tây Sơn xảy ra việc emTrần Thị Lệ Thủy (15 tuổi) đi qua cầu Phú Phong (thị trấn Phú Phong) trượt chân rơi xuống sông Kôn mất tích.
Video đang HOT
Để ứng phó với lũ, Bộ Chỉ huy quân sự Bình Định huy động hơn 530 bộ đội cùng nhiều phương tiện hỗ trợ người dân. Ngoài ra, 100 chiến sĩ Lữ Đoàn PPK 572 đang tham gia di dời dân ở xã Bok Tới, Ân Nghĩa (huyện Hoài Ân)
Nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Bình Định ngập sâu. Ảnh: Quy Nhơn
Tại Quảng Ngãi, mưa lớn kéo dài khiến nước sông Vệ, Trà Câu và một số sông khác đang lên cao. Chính quyền địa phương cảnh báo người dân các điểm xung yếu cần sớm di chuyển đến nơi an toàn, đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Huyện Tư Nghĩa có 150 ngôi nhà, 20 ha ớt vừa ươm bị ngập. Tại kênh chính đập Ba LA – Điện An bị sạt lở hơn 50 m và kênh N8-8 sập tường gạch….
Tuyến đường độc đạo nối thôn kim Thành với trung tâm xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành rơi vào cảnh tương tự khiến 350 hộ dân bị cô lập.Ngoài ra, 45 hộ sống tại xã Nghĩa Mỹ (huyện Tư Nghĩa) và khu dân cư tại thị trấn Sông Vệ được đưa ra khỏi vùng lũ.
Chiều qua, mưa lũ đã cuốn trôi ông Nguyễn Đức Trọng (ngụ huyện Sơn Tịnh) khi đi qua suối Chạch ở huyện Ba Tơ.
Ban phòng chống lụt bão Quảng Ngãi cử lực lượng đến các khu vực nắm tình hình và chỉ đạo công tác phòng chống, túc trực 24/24 cũng như khắc phục hậu quả. Tỉnh nghiêm cấm các tàu, thuyền ra biển hoạt động, kể cả tuyến đường thủy nội địa Sa Kỳ – Lý Sơn và Đảo Lớn – Đảo Bé (huyện Lý Sơn).
Quy Nhơn – Xuân Ngọc
Theo VNE
Người đàn ông đu đọt tre suốt 10 giờ trong lũ ở Phú Yên
Bị nước cuốn trôi khi canô chở đoàn cứu hộ lật trên sông Cái ở Phú Yên, người đàn ông phải bám vào đọt tre suốt 10 giờ trước khi được tìm thấy.
Nước lũ dâng cao ở Phú Yên, nhà người dân bị ngập sâu. Ảnh: N.X
Rạng sáng 3/11, lãnh đạo UBND huyện Đồng Xuân (Phú Yên) đi canô đến giải cứu ôtô khách bị kẹt do lũ. Đi cùng đoàn có ông Nguyễn Thanh Tân (41 tuổi), chủ một doanh nghiệp.
Khi qua sông Cái, canô bất ngờ đâm vào thành cầu, lật nghiêng, khiến 4 người rơi xuống sông. "Mọi người được cứu đưa lên bờ, riêng ông Tân bị nước cuốn, mất tích", lãnh đạo huyện Đồng Xuân cho hay.
Suốt 10 giờ tìm kiếm, lực lượng cứu hộ phát hiện ông Tân đu đọt cây tre trên sông Kỳ Lộ, cơ thể tái nhợt. "Tôi bị nước cuốn rồi bám vào bụi tre với hy vọng có người nhìn thấy, may là mặc áo phao", người đàn ông nói khi được cứu.
Huyện Đồng Xuân, sáng nay nước lũ dâng cao, khiến 11 xã, thị trấn bị cô lập, nhiều tuyến đường ngập sâu. Các huyện Phú Mỡ, Xuân Quang 1, Xuân Sơn cũng bị lũ cô lập. "Hai người bị nước cuốn, mất tích trong lũ", lãnh đạo Phú Yên cho biết.
Trận lũ lịch sử hồi năm 2009 tại Phú Yên khiến 35 người chết, 11 bị thương, hơn 8.000 căn nhà ngập, 265 nhà sập hoàn toàn. Người dân điêu đứng khi tài sản bị lũ cuốn trôi, hoa màu ngập úng... Theo thống kê ngành chức năng địa phương, trận lũ năm đó gây thiệt hại hơn 350 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Định hôm nay nhiều điểm ngập sâu do lũ. Ảnh: N.X
Nhiều địa phương tại tỉnh Bình Định cũng bị ngập trắng. Nước lũ từ thượng nguồn đổ về tràn qua tỉnh lộ DT 640, đập Bà Rùa, bờ tràn Sông Tranh thuộc huyện Tuy Phước. Các khu dân cư ở thị trấn Tuy Phước, xã Phước Thuận, Phước Hòa, Phước Sơn bị cô lập khi ngập sâu cả mét. Người dân phải dùng thuyền để di chuyển.
Đến sáng nay, nhiều nơi ở TP Quy Nhơn đã ngập sâu cả 2 m, nước chảy xiết khiến việc đi lại người dân gặp khó khăn. Hàng loạt cây xanh bật gốc, sau trận mưa giông. Hơn 300 hộ dân ở phường Nhơn Phú được di tản đến nhà cộng đồng tránh lũ.
Theo bà Nguyễn Thị Phương (54 tuổi, ở phường Trần Quang Diệu), nước lên từ 4h sáng và nhanh chóng gây ngập gần lút nóc nhà. "Tôi đi bộ vào nhà thì nước lút đến tận cổ nên đành phải dùng phao tự chế. Nước lên nhanh quá, trở tay không kịp. Nhiều vật dụng trong nhà để đó, phó mặt cho trời đất", bà Phương nói.
Đêm qua gia đình ông Phạm Minh Tiến (47 tuổi, TP Quy Nhơn) cũng không ngủ để tìm cách chống chọi với lũ đổ về nhưng không được. "Tài sản trong nhà không chuyển đi đâu được cả. Hiện, nước ngập đến gần 2 m, chúng tôi rất lo lắng", ông Tiến cho biết.
Chính quyền Bình Định cho hay, địa phương đã có công điện khẩn cho hơn 3.000 học sinh các cấp trên toàn tỉnh nghỉ học đảm bảo an toàn. Ngoài ra, 15.000 công nhân trong vùng rốn lũ không thể đến nơi làm việc.
Cầu Bù Nú (xã Ân Nghĩa, Hoài Ân, Bình Định) bị mưa lũ cuốn trôi. Ảnh: Quy Nhơn
Quảng Ngãi mưa trong nhiều ngày qua đã làm sạt lở quốc lộ 24C đi qua huyện Tây Trà, các dòng xe không thể đi qua. Ngoài ra, lũ cuốn trôi cầu Sông Riềng, xã Trà Phong và cô lập 130 hộ dân nơi đây. Những nơi bị sạt lở, chính quyền cắm biển cảnh báo để người dân cảnh giác khi đi qua, đảm bảo an toàn.
Cảnh báo mưa và lũ lớn ở miền Trung và Tây Nguyên
Do ảnh hưởng không khí lạnh kết hợp với gió đông trên cao, nên trong 12h giờ qua từ Quảng Ngãi đến Khánh Hòa, khu vực Gia Lai, Đăk Lăk đã có mưa to với lượng phổ biến 50-120 mm, có nơi gần 200 như Sơn Hòa (Phú Yên), An Khê (Gia Lai), M Đrăk (Đăk Lăk).
Cơ quan khí tượng cho biết, trong hai ngày tới, từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận tiếp tục có mưa to, tổng lượng phổ biến 50-100 mm, riêng các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa 100-250 mm, có nơi trên 250 mm. Các tỉnh Tây Nguyên mưa phổ biến 100-150 mm, có nơi trên 200 mm.
Lũ các sông từ Bình Định đến Ninh Thuận và Đăk Lăk tiếp tục lên, nhiều nơi lên trên báo động 3 - mức nguy hiểm nhất.
Xuân Ngọc - Quy Nhơn
Theo VNE
Đưa máy lọc nước sạch giúp dân vùng rốn lũ Sau nhiều ngày bị nước lũ ngập tới nóc nhà, chia cắt hoàn toàn với bên ngoài, người dân vùng rốn lũ Tân Hóa (Quảng Bình) bớt được cơn khát nước sạch, khi Hội chữ thập đỏ tỉnh đưa máy lọc nước cơ động vào giúp dân. Ngày 19/10, ông Ngô Thanh Đá, Chủ tịch UBND xã Tân Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình)...