Hàng nghìn người tranh cướp đồ cúng giữa đêm ở miền Tây
Giữa đêm, hàng nghìn người dân đã xô nhau phá rào vào khu vực làm lễ thỉnh ông Tiêu (tỉnh Long An) để cướp đồ cúng nhằm mong có lộc may mắn mang về nhà.
Vào ngày 16 tháng Giêng, người dân ở thị trấn Tầm Vu (huyện Châu Thành, Long An) tổ chức Lễ hội Làm Chay. Phần chính của lễ hội, hình nộm ông Tiêu (Tiêu Diện Đại Sĩ), vị Bồ Tát chuyên hàng yêu phục quỷ được rước về đình Tân Xuân để cúng viếng.
22h cùng ngày, tại khu vực hành lễ cúng ông Tiêu, hàng nghìn người dân thị trấn, khách thập phương đã đứng kín hàng rào bao quanh sân đình. Họ chờ đến nghi thức đốt ông Tiêu để xin đồ cúng lấy lộc đầu năm.
Nhiều người cố gắng trèo lên cây, mái nhà để dễ dàng quan sát.
Gần đến giờ đốt ông Tiêu, đám đông liên tục hò hết, tìm cách xô giàn. Lực lượng bảo vệ, dân phòng, cảnh sát liên tục phải giữ giàn khỏi đổ, dùng gậy, chích điện đe dọa những thanh niên quá khích.
Đến đúng 0h, ông Tiêu được đốt cháy nhằm siêu thoát các linh hồn nghĩa sĩ sau khi các nhà sư đã cầu siêu xong.
Video đang HOT
Hàng nghìn người liền cùng nhau xô cửa giàn để tiến vào trong xin lễ.
Những thành viên trong ban lễ hội bắt đầu ném đồ cúng như trái cây, hoa, bánh kẹo, thịt… cho người ở bên ngoài.
Bên trong sân hành lễ đông nghẹt người, ai cũng cố gắng giờ tay thật cao lên lễ đài để nhận đồ cúng. Theo nghi lễ truyền thống, người nào được một chút đồ làm lễ cũng có lộc, mang lại sự may mắn, phát tài.
Một thanh niên tìm cách lật ngược sàn cúng bái để hất đồ cúng rơi hết xuống đất.
Khi đồ cúng bái đã rơi xuống sân đình, họ tranh nhau nhặt từng cái bánh, gói mì tôm đến những viên kẹo nhỏ.
Anh Minh vui vẻ khi đã giành được quả dưa hấu còn nguyên vẹn. “Trái này còn tươi và đẹp, tôi sẽ mang về để chưng. Chỉ cần lấy được chừng ấy đố cúng thôi là cũng có lộc năm mới rồi”, anh Minh chia sẻ.
Nam thanh niên 20 tuổi nhặt được thỏi vàng giấy đã bị rách. “Vàng bị hư hỏng nhưng em vẫn thích vì lộc này ý nghĩa lắm. Có mấy người hỏi xin nhưng em không cho được”, chàng trai cho biết.
Linh vật con gà của năm nay dù đã hư hỏng nhưng vẫn được người dân kéo về nhà. Họ hy vọng mang lộc về nhà sẽ thay đổi cuộc sống mới tốt đẹp, làm ăn phát đạt hơn. Sau 20 phút, cảnh lấy đồ cúng kết thúc. Hoạt động này là một phần trong lễ hội Làm Chay.
Theo truyền thống, lễ hội Làm Chay sẽ kéo dài ngày 14 -16 tháng Giêng. Tương truyền, ngoài ý nghĩa cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng thuận lợi, lễ này xuất phát từ sự kiện 2 chí sĩ yêu nước Đỗ Tường Phong, Đỗ Tường Tự bị xử tử.
Khi xử tử xong, thực dân Pháp không cho làm đám tang. Người dân trong vùng mượn việc làm lễ trai đàn nhằm xua đuổi côn trùng để ma chay cho các đồng chí cách mạng yêu nước.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc rồi "mất tích"
Hai vợ chồng đại gia thuỷ sản ở miền Tây đi Trung Quốc đến nay vẫn không thấy về, khiến người dân bán cá tra cho công ty này rơi vào cảnh khốn đốn.
Ngày 10/2, liên quan đến việc đại gia thuỷ sản ở An Giang ôm hàng chục tỉ đồng đi nước ngoài công tác đến nay vẫn chưa thấy về khiến người dân bán cá tra hoang mang, diễn biến mới nhất UBND tỉnh đã có thông tin ban đầu về vụ việc.
Chủ công ty Thuận An đi Trung Quốc đến nay vẫn chưa về
Theo UBND tỉnh An Giang, người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH sản xuất thương mại dịch vụ Thuận An (Tafishco, An Giang) là ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty và bà Nguyễn Thị Huệ Trinh, Tổng Giám đốc công ty (ông Sơn và bà Trinh là vợ chồng - PV).
Theo báo cáo của công ty và cơ quan chức năng, ông Sơn và bà Trinh đã đi Trung Quốc tham dự hội chợ nghề cá ở Trung Quốc từ ngày 29/10/2016 đến nay vẫn chưa trở về.
Việc tham dự hội chợ này là theo chương trình xúc tiến thương mại của công ty, hiện cơ quan chức năng đang xác minh sự vắng mặt của người đại diện pháp luật công ty.
Từ khi ông Sơn và bà Trinh vắng mặt, ông Hoàng Hữu Thành, Phó Tổng Giám đốc công ty đã điều hành hoạt động của công ty theo giấy ủy quyền. Công ty hiện đang nhận gia công cho công ty cổ phần Vĩnh Hoàn. Nguồn thu từ hoạt động này dùng để trả lương cho công nhân và duy trì hoạt động công ty.
Người dân nuôi cá tra nằm trong chuỗi liên kết, tiêu thụ cá tra ở An Giang đang đứng ngồi không yên.
Các hộ dân vay vốn từ Agribank An Giang và bán cá cho công ty Thuận An có 2 dạng. Theo đó, một dạng thuộc dự án chuỗi và một dạng ngoài dự án chuỗi. Đối với hộ dân nuôi cá trong chuỗi, Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo thành lập tổ xử lý dự án này.
Thành phần tổ xử lý bao gồm Sở Công thương, Sở NNPTNT, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, Chi nhánh Agribank An Giang và một số đơn vị có liên quan. Tổ xử lý nợ này sẽ có nhiệm vụ xây dựng phương án thu hồi nợ dự án chuỗi và xem xét xử lý từng hộ dân thuộc dự án.
Theo tìm hiểu, hiện nay tài chính của công ty đang gặp khó khăn, nên khi nông dân đến đòi nợ công ty đã mở kho để giao cá đã phi-lê cho nông dân để cấn trừ nợ với số lượng khoảng 700-800 tấn.
Bản ông ông Thành là phó giám đốc công ty nhưng hiện tại không liên hệ được với bà Trinh.
Theo Vietnamnet
Sương mù dày đặc ở miền Tây Giới chuyên môn cho rằng đây là hiện tượng sương mù bức xạ, có thể gây hại cho mùa màng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Sáng 8/2, sương mù dày dày đặc ở Cần Thơ, làm "biến mất" một phần tòa nhà 30 tầng, cao nhất miền Tây. Ảnh: Cửu Long. Sáng 8/2, sương mù bao phủ khắp nơi ở TP...