Hàng nghìn người tham gia bảo dưỡng nhà máy 3,2 tỷ đô
Như đã phản ánh, không chỉ huy động vô số máy móc và thiết bị “khủng” và tối tân, số nhân lực lao động trực tiếp tham gia bảo dưỡng tổng thể NMLD Dung Quất lần 3 (TA 3) lúc cao điểm trên 3200 người. Báo Dân Việt xin giới thiệu những hình ảnh về “biển người” tham gia TA3 tại NMLD Dung Quất
Cứ vào sáng sớm mỗi ngày, hàng nghìn công nhân, kỹ sư và chuyên gia trong và ngoài nước tập trung trước cổng để vào bên trong NMLD Dung Quất tham gia TA3.
Trước khi vào bên trong, số người tham gia TA3 sẽ được lực lượng an ninh kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt.
Chó nghiệp vụ cũng được huy động vào việc kiểm tra thiết bị trước khi được đem vào bên trong NMLD Dung Quất.
Công nhân, kỹ sư được cấp khẩu phần ăn thêm trước khi bắt đầu ca làm việc.
Video đang HOT
Hàng nghìn công nhân tập trung tại địa điểm, khu vực làm việc ở bên trong NMLD Dung Quất trước khi đến các vị trí cụ thể được phân công.
Tùy theo chuyên môn mà các kỹ sư, chuyên gia và công nhân đảm nhận vị trí khác nhau. Trong ảnh công nhân đang làm việc trong các đường ống.
Với những công việc phải treo mình trên các giàn giáo, công nhân được trang bị cá thiết bị an toàn lao động.
Mỗi bộ phận đều có màu áo khác nhau.
Được biết vào cuối tháng 5, Bộ Công Thương đã xác định NMLD Dung Quất có giá trị gần 72.900 tỷ đồng, tương đương khoảng 3,2 tỷ USD. Quá trình thực hiện TA3 bắt đầu từ ngày 5.6, với thời gian dự kiến khoảng 52 ngày. Trừ thời gian dừng và khởi động lại nhà máy, việc thực hiện TA3 diễn ra trong 38 ngày. TA3 được chia thành 7 gói thầu chính với khoảng 4.000 nhân sự tham gia và hàng nghìn máy móc, thiết bị chuyên dụng được huy động.
Theo Danviet
Dự báo thời tiết hôm nay (28.5): Thời tiết xấu tại các vùng biển
Cùng với sự ngổn ngang, hoạt đồng lèo tèo "lọt thỏm" trong khuôn viên rộng lớn hàng chục ngàn m2, sau thời gian dài ít được sử dụng, hiện nhiều trang thiết bị của DQS đã gỉ sét, nhà xưởng lau cỏ dại phủ đầy.
Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất được thành lập vào tháng 2.2006 thuộc Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin). Tuy nhiên do hoạt động không hiệu quả nên vào tháng 7.2010, công ty đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tiếp nhận và đổi lại tên thành Công ty TNHH MTV Công nghiệp tàu thủy Dung Quất (DQS).
Cổng chính ra vào của DQS
Để cứu và vực dậy "con tàu sắp đắm" DQS, cùng với tinh giản bộ máy nhân sự từ 2.500 người giảm xuống còn khoảng 1.200 người, DQS được PVN "bơm" số tiền trên 5.000 tỷ đồng. Thế nhưng tình hình hoạt động của DQS vẫn không khởi sắc mà ngày càng trở nên tồi tệ hơn.
Khu vực ụ nổi
Hệ thống cẩu trục
Nhà xưởng bị lau cỏ bao phủ um tùm
Ông Trần Minh Ngọc, Chủ tịch Hội đồng thành viên DQS, cho biết: "Hơn 5.000 tỷ đồng được PVN rót về được DQS sử dụng để trả tiền nợ mà Vinashin đã vay trước đó, gồm 2.000 tỷ đồng vốn điều lệ và 3.000 tỷ đồng của các tổ chức tín dụng quốc tế và trong nước đầu tư xây dựng nhà máy. Hoàn toàn DQS không sử dụng được đồng nào để hoạt động".
Bên ngoài và phía trong khu vực một số con tàu đang đóng dở chưa biết đến bao giờ mới hoàn thành
Theo báo cáo tài chính của DQS, đến cuối năm 2016 thì kể từ khi được chuyển về PVN, các khoản lỗ của DQS không những không giảm mà còn phát sinh tăng lên tới gần 2.500 tỷ đồng. Và hiện vốn chủ sở hữu ở DQS bị âm trên 1.150 tỷ đồng, tổng các khoản nợ phải trả của DQS trên 6.900 tỷ đồng.
Công trình nhà DQS đầu tư giữa chừng và bỏ hoang tại KKT Dung Quất, thuộc xã Bình Đông, huyện Bình Sơn
Vì vậy vừa qua Bộ Công Thương đã có phương án trình Chính phủ 3 giải pháp để xử lý DQS, gồm: Chuyển đổi sở hữu Công ty DQS thông qua định giá, bán đấu giá tài sản, công nợ; Phá sản Công ty DQS theo quy định của pháp luật và tiếp tục tái cơ cấu Công ty DQS.
Theo Danviet
Ký kết hợp tác khai thác dầu khí giữa PVN - Exxon Mobil - tỉnh Quảng Nam Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chứng kiến Lễ ký kết hợp tác đầu tư dầu khí giữa Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, Tập đoàn dầu khí Exxon Mobil và tỉnh Quảng Nam. Ngày 26/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam phối hợp với Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức "Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Quảng...