Hàng nghìn người phờ phạc về Thủ đô sau Tết
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán dài ngày, hàng nghìn người từ khắp nơi dồn dập đổ về Thủ đô để chuẩn bị cho ngày làm việc đầu tiên.
Tay xách nách mang về Thủ đô sau Tết
Các bến xe đều rơi vào tình trạng quá tải, tắc nghẽn. Hàng nghìn người về bến trong cảnh bơ phờ, mệt mỏi vì bị nhồi nhét.
Nườm nượp về lại Thủ đô
Mặc dù từ vài ngày trước, nhiều người đã về Thủ đô, nhưng vào chiều 17/2, chính thức kết thúc kỳ nghỉ Tết, lượng người đổ về mới đạt cao điểm. Khắp các ngả đường dẫn vào các bến xe đều trong tình trạng tắc nghẽn chiều vào TP, trong khi chiều ngược lại hết sức thông thoáng. Đường Giải Phóng, Phạm Hùng… luôn trong tình trạng đông đúc. Các chuyến xe khách từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Ninh… dồn dập đổ về.
Ở khu vực bến xe Giáp Bát, từng đoàn xe nối nhau vào bến khiến cả khu vực quanh đó không còn chỗ lách. Khu vực đỗ xe lại càng “ nóng” vì từng hàng dài xe đợi nhau vào vị trí. Tại bãi đỗ xe buýt, hành khách đứng đợi xe, xếp hàng thành dãy dài. Mỗi khi có xe đến, hành khách trên xe chưa kịp xuống, người ở dưới đã đùn đẩy để lên. Xe xuất bến chật kín khách.
Tình hình cũng không khác nhiều ở bến xe Mỹ Đình. Nhiều xe về bến thậm chí còn cho khách xuống xe ngay từ đoạn đường cách cổng bến cả trăm mét. Theo Ban quản lý Bến xe Mỹ Đình, lượng khách đổ lên Thủ đô sau kỳ nghỉ tết đông hơn ngày thường khoảng 40%, do đó, nhà xe phải tăng cường phục vụ. “Bắt xe từ tờ mờ sáng, đến giờ thì lên tới Hà Nội, mất hơn 4 tiếng vì đường đông, xe đi chậm”, chị Nguyễn Thị Nhài, quê ở Nam Định đang làm công nhân tại khu công nghiệp Bắc Thăng Long cho biết.
Video đang HOT
Khoảng sân khá rộng rãi của bến Mỹ Đình trở nên chật chội vì lượng hành khách đổ về ngày càng đông. Hàng trăm người cùng xuống xe đã khiến cả khu vực này hầu như không còn chỗ trống. Khu vực phía lề đường Phạm Hùng vào thời điểm cuối giờ chiều nay cũng chật kín người đợi người nhà và xe buýt. Càng về chiều, lượng xe khách từ các tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Phú Thọ… đổ về bến xe Mỹ Đình ngày một đông hơn.
Giá vé tăng tùy tiện
Bỏ cả trăm nghìn đồng lên xe khách giường nằm về Hà Nội nhưng cuối cùng chị Dương Thị Phương Nhi, quê ở Lào Cai cho biết, cả nhà chị 3 người phải ngồi bó gối tới 3/4 quãng đường. “ Xe 45 chỗ nhưng người ta nhồi tới 60-70 người. Cả nhà mình phải ngồi ở chỗ đường đi giữa các giường“, chị Phương bức xúc nói.
Cũng trong cảnh tương tự, chị Nguyễn Thảo Trang quê ở Thanh Hóa vừa xuống xe với lỉnh kỉnh đồ đạc, mướt mải mồ hôi than thở: “ Hai chị em đã ra bắt xe từ trưa mà đứng đợi gần 2 tiếng đồng hồ vẫn chưa bắt được xe. Dù mình lên xe có ghế ngồi, nhưng dọc đường nhà xe bắt khách, nhồi nhét, thành thử có ghế ngồi cũng như không. Vừa chật chội vừa lo mất cắp, móc túi”. Thêm vào đó, bình thường, chị Trang đi tuyến Hà Nội – Thanh Hóa chỉ mất 80.000 -90.000 đồng/người, nhưng chiều 17/2, giá vé đã tăng lên 130.000 đồng/người. “Có thắc mắc cũng không được, vì không còn lựa chọn nào khác, hoặc là đi, hoặc là xuống xe, mà xe nào cũng vậy thì xuống rồi sẽ ra Hà Nội bằng cách nào”, chị Trang chia sẻ.
Theo số liệu thống kê của Công ty Quản lý bến xe Hà Nội, chỉ trong ngày 17/2, tổng số xe đổ về 3 bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình, Gia Lâm là gần 3.000 lượt xe với gần 50.000 lượt hành khách. Ông Lý Trường Sơn, Trưởng phòng Kế hoạch công ty quản lý bến xe Hà Nội cho biết, tính chung từ mùng 1 đến 8 Tết (tức ngày 10 đến 17/2), 3 bến xe Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm đã thực hiện được gần 14.000 lượt xe xuất và về bến với tổng lượng hành khách lên tới hơn 211.000 người.
Theo xahoi
Bến xe đìu hiu, giá vé vẫn tăng gấp rưỡi
Cận Tết, các bến xe thủ đô vẫn vắng khách, thậm chí có thể giảm hơn mọi năm nhưng hầu hết các tuyến xe đều đăng ký tăng giá vé lên 50-60%, trong khi cảnh nhồi nhét, lòng vòng bắt khách vẫn diễn ra.
Bến xe Giáp Bát chiều 30/1 (20 tháng Chạp) vẫn vắng bóng hành khách. Ảnh: Bá Đô.
20 tháng Chạp, nhiều bến xe ở thủ đô như Giáp Bát, Mỹ Đình... vẫn chưa nhộn nhịp, thậm chí còn vắng vẻ hơn ngày thường. Quầy bán vé bến xe Giáp Bát lác đác vài người đứng mua vé cùng đồ đạc lỉnh kỉnh.
Dù lượng khách vắng nhưng các quầy bán vé đều đã niêm yết giá vé mới. Cụ thể, vé Hà Nội đi Ninh Bình tăng từ 75.000 lên 11.5000, hoặc 80.000 lên 125.000 đồng tuyến Hà Nội - Buôn Mê Thuột tăng từ 730.000 đồng lên 1,17 triệu đồng tuyến Hà Nội - Đà Lạt tăng từ 650.000 đồng lên 1,04 triệu đồng...
Xách chiếc ba lô lỉnh kỉnh đồ đạc, bà Nguyễn Thị Thanh (Kim Sơn, Ninh Bình) bước đến quầy bán vé, nhìn vào tấm bảng giá mới, rồi thốt lên đầy vẻ tức giận: "Biết là ngày Tết giá sẽ tăng nhưng tăng thì cũng phải hợp lý chứ tăng cao thế này ai chịu nổi".
Quầy bán vé vắng vẻ, lác đác vài khách vào mua vé. Ảnh: Bá Đô.
Cũng cho rằng việc tăng giá vé quá cao là bắt chẹt người dân, chị Chuyên (La Thành, Ninh Bình) nói: "Giá tăng cao nhưng phải đi đôi với việc phục vụ tốt đằng này năm nào cũng vậy, vẫn cảnh lòng vòng cả tiếng trong thành phố để bắt khách, rồi tận dụng nhồi nhét. Không hiểu đến bao giờ mới hết cảnh khổ sở này".
Lý giải cho việc tăng giá vé dịp cận Tết, chủ một doanh nghiệp có xe khách chất lượng cao đi Lâm Đồng cho hay, mang tiếng tăng giá vé nhưng không có lãi vì có rất nhiều khoản phí không tên phát sinh, trong đó có cả phí bảo trì đường bộ.
"Chiều vào lượng khách giảm tới 80% so với ngày thường nhưng vẫn phải chạy đủ chuyến để đón khách ở trong Nam ra nên nếu không tăng giá vé thì nhà xe không thể sống nổi", vị này chia sẻ.
Nhiều người cho rằng, việc tăng giá quá sớm và cao như vậy là bất hợp lý trong thời điểm kinh tế khó khăn như hiện nay. Ảnh: Bá Đô.
Trao đổi với VnExpress.net, ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc Bến xe Giáp Bát cho rằng, năm nay lượng khách đến bến bắt xe về quê không đông, thậm chí còn giảm so với mọi năm nhưng hiện hầu hết doanh nghiệp vận tải đã tăng giá, trong đó có tới 9 doanh nghiệp tăng giá kịch trần (60%) từ khoảng 10 ngày trước.
Theo ông Thành, nhà nước quy định, doanh nghiệp có thể tự quyết định việc tăng giá vé và cân đối kinh doanh nên bến xe không có quyền can thiệp. Bến chỉ có chức năng giám sát, nếu đơn vị nào tăng vượt quá quy định mà hành khách phản ánh thì bến có chế tài xử lý cụ thể là yêu cầu lái xe làm tường trình, bắt trả lại khách số tiền thu thêm và sẽ từ chối phục vụ 10 - 15 ngày.
Còn Phó tổng cục đường bộ Nguyễn Văn Quyền lý giải, việc tăng giá vé của các nhà xe là theo quy quy định, và "nếu không cho doanh nghiệp tăng thì họ sẽ không tăng cường xe dẫn đến tình trạng thiếu xe vận chuyển hành khách". Ngoài ra, một số doanh nghiệp còn được tăng giá cước do phải nộp phí bảo trì đường bộ và tăng tiền lương...
Vị lãnh đạo Tổng cục đường bộ khẳng định, hầu hết doanh nghiệp tăng không quá 60%, có một vài nơi đăng ký trên 60% thì các bến xe đã yêu cầu điều chỉnh. Mỗi doanh nghiệp có chất lượng phục vụ khác nhau, uy tín, điều kiện phương tiện khác nhau nên cũng đưa ra mức cước khác nhau. "Thực tế, doanh nghiệp tăng cũng phải tính toán vì tăng đến một mức nhất định hành khách có thể chấp nhận được", ông Quyền nói thêm.
Các tuyến sẽ tăng giá vé trong dịp Tết gồm: Hà Nội - Thanh Hóa (50%), Hà Nội - Ninh Bình (50%), Hà Nội - các huyện Ninh Bình (57%), Hà Nội - Buôn Ma Thuột (60%), Hà Nội - Đà Lạt (60%), Hà Nội - Vinh (60%), Hà Nội - Nghệ An (59%). Thời gian áp dụng vé Tết tuyến Hà Nội - Ninh Bình từ ngày 26/1 đến 24/2 (15 tháng Chạp đến 13 tháng Giêng), các tuyến còn lại sẽ tăng từ ngày 1/2 đến 21/2 (21 tháng Chạp đến 12 tháng Giêng). Riêng tuyến đường dài đi Đà Lạt, Buôn Mê Thuột, thời gian bắt đầu tăng và kết thúc chậm hơn khoảng 6 ngày.
Theo VNE
'Tăng giá vé xe khách sớm là lợi dụng Tết' Theo Phó chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, trước Tết 20 ngày mà doanh nghiệp đã tăng giá vé xe khách là không chấp nhận được. Một số tuyến, giá vé được phản ánh tăng tới 60%. Sáng 30/1, ông Nguyễn Hoàng Trung, Giám đốc Công ty Quản lý bến xe Hà Nội cho biết, đợt...