Hàng nghìn người cấp cứu do tai nạn, đánh nhau dịp Tết
Số bệnh nhân khám cấp cứu do tai nạn, đánh nhau trong dịp Tết trong cả nước là 6.207 trường hợp, trong đó có 15 người tử vong.
Chiều ngày mùng 5 Tết, Bộ Y tế có báo cáo về tình hình khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán. Theo đó, số bệnh nhân khám cấp cứu tai nạn giao thông (bao gồm nhiều mức độ khác nhau, chưa loại trừ số bệnh nhân chuyển viện giữa các tuyến) là 40.008 lượt (giảm so với 2014 có 43.569 trường hợp).
Số bệnh nhân khám cấp cứu do tai nạn, đánh nhau là hơn 6200 trường hợp, trong đó có 15 người tử vong. Các bệnh viện khám cấp cứu tai nạn do pháo nổ 55 trường hợp (tăng so với 2014 chỉ có 34 trường hợp).
Bệnh nhân cấp cứu tại Bệnh viện trong dịp Tết. (Ảnh: Hằng Đỗ)
Video đang HOT
Trao đổi với phóng viên sáng 24/2, PGS.TS. Nguyễn Tiến Quyết, Giám đốc Bệnh viện Việt Đức cho biết, trong dịp Tết có 1.211 bệnh nhân đến khám trong đó hơn 500 người tai nạn giao thông. Trong số này, có 250 người chấn thương sọ não, hơn 200 là tai nạn sinh hoạt, đánh nhau. Trong số bệnh nhân tai nạn trong dịp Tết, hơn 1/3 số người không đội mũ bảo hiểm và sử dụng rượu bia.
PGS Quyết đánh giá, năm nay tình hình tai nạn giao thông ít hơn nhưng nặng hơn nhiều chủ yếu do ý thức của người dân, phóng nhanh vượt ẩu, chở 2, 3 người.
Tại Bệnh viện Việt Đức trong dịp Tết tăng cường 50 bác sĩ trực và 250 cán bộ điều dưỡng. Đặc biệt, bệnh viện yêu cầu các bác sĩ trưởng khoa, phó khoa không ra khỏi Hà Nội trong dịp Tết.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Bạch Mai, trong 7 ngày Tết, từ 28 Tết đến ngày mùng 5 Tết tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai có 604 bệnh nhân đến khám, chuyển các khoa khác 367; tử vong 12 người chủ yếu do các bệnh tai biến. Năm nay, Khoa Cấp cứu đỡ áp lực hơn do hệ thống tái khám và khoa khám bệnh làm việc thông Tết.
Tại Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai trong dịp Tết có 45 bệnh nhân nhập viện trong đó 8 trường hợp ngộ độc thức ăn, 6 trường hợp ngộ độc rượu.
Các bác sĩ cảnh báo, ngày Tết, người bệnh thường cố ở nhà, chỉ khi quá nặng mới chịu đi viện thì đã muộn. Vì vậy, khi có dấu hiệu tê nửa người, thất ngôn nên đến viện sớm để được xử trí sớm thì có thể phục hồi hoàn toàn.
Theo Diệu Thu (Danviet.vn)
Nghệ An: 3 ngư dân nguy kịch vì ăn cá nóc
Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cho biết, v cấp cứu, điều trị cứu sống 3 nạn nhân bị ngộ độc do ăn cá nóc.
Các nạn nhân gồm: Nguyễn Văn Tứ (SN1941); Hoàng Văn Hòa (SN 1954) và Nguyễn Thanh Tùng (1968) đều trú tại (xã Nghi Tân, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An).
Người nhà các nạn nhân cho biết, sau khi đi biển đánh cá và ăn cá nóc trên thuyền, đến 18h ngày 24.1 trở về nhà, các nạn nhân đều xuất hiện triệu chứng đau đầu, nôn mửa, ý thức chậm. Ngay sau đó người nhà đã đưa các nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An.
Các nạn nhân đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
Sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sỹ đã làm các xét nghiệm cần thiết, truyền bù dịch và làm các điều trị khác. Đến sáng 25.1, các nạn nhân đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe đã tốt lên nhiều; hiện đang được các bác sỹ theo dõi và điều trị.
Các bác sỹ Bệnh viện đa khoa tỉnh Nghệ An cũng khuyến cáo người dân các địa phương ven biển không nên tự ý chế biến cá nóc để ăn, vì cá nóc là một trong những loại cá có độc tố rất cao. Khi người dân làm và chế biến cá nóc để ăn, nếu không cẩn thận độc tố của cá nóc sẽ ngấm vào thịt của cá. Người bị ngộ độc cá nóc sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Theo Lê Tập (Danviet.vn)
Người khuyết tật có được cấp giấy phép lái xe? "Những người liệt 2 chân, đi xe 3 bánh nếu đáp ứng được chức năng vẫn được phép lái xe". Một ngày sau khi Bộ Y tế công bố dự thảo Thông tư liên tịch quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe, nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi: "Liệu người khuyết tật, mất chức năng vận động có...