Hàng nghìn người biểu tình, Thủ tướng Armenia khẳng định không từ chức
Tuyên bố trên của Thủ tướng Pashinyan được đưa ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với sức ép phải từ chức sau khi cùng lãnh đạo các nước Nga và Azerbaijan ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny- Karabakh.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (Ảnh: AP)
Ngày 5/12, phát biểu trên truyền hình, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan tuyên bố ông không có ý định từ chức liên quan tới xung đột vũ trang tại khu vực Nagorny-Karabakh.
Nhà lãnh đạo Armenia khẳng định ưu tiên hàng đầu của chính phủ hiện nay là khắc phục hậu quả cuộc xung đột, cụ thể là đưa công dân Armenia bị bắt làm tù binh chiến tranh cũng như những người đã chết tại đây về nước.
Video đang HOT
Tuyên bố trên của Thủ tướng Pashinyan được đưa ra trong bối cảnh ông đang đối mặt với sức ép phải từ chức sau khi cùng lãnh đạo các nước Nga và Azerbaijan ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh, chấm dứt xung đột vũ trang.
Cũng trong ngày 5/12, hàng nghìn người dân Armenia đã đổ xuống những tuyến phố chính tại thủ đô Yerevan yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức. Theo hãng tin AFP của Pháp, đây là cuộc biểu tình lớn nhất tại thủ đô của Armenia trong thời gian gần đây với số người tham gia lên tới hơn 10.000 người. Họ chủ yếu tập trung ở Quảng trường Tự do.
Trước đó, ngày 9/11 vừa qua, Tổng thống Nga Vladimir Putin cùng người đồng cấp Azerbaijan Ilham Aliyev và Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan đã ký thỏa thuận ngừng bắn tại Nagorny-Karabakh sau hơn một tháng xảy ra giao tranh.
Theo thỏa thuận, Nga đã triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình tại khu vực tiền tuyến Nagorny-Karabakh và hành lang giữa khu vực này với Armenia nhằm giám sát lệnh ngừng bắn.
Cũng theo thỏa thuận này, Armenia nhất trí trả lại 15-20% lãnh thổ vùng Nagorny-Karabakh mà lực lượng Azerbaijan đã giành quyền kiểm soát trong thời gian bùng phát xung đột vừa qua, trong đó có thị trấn lịch sử Shusha.
Khu vực Nagorny-Karabakh nằm sâu trong lãnh thổ phía Tây Nam của Azerbaijan, nhưng có đa số dân cư là người gốc Armenia sinh sống và muốn sáp nhập vùng này vào Armenia.
Điều này đã châm ngòi cho những tranh chấp chủ quyền giữa hai nước, mà đỉnh điểm là cuộc chiến tranh kéo dài từ tháng 2/1988 đến tháng 5/1994, khiến khoảng 30.000 người thiệt mạng. Căng thẳng tái bùng phát tại khu vực này từ ngày 27/9 vừa qua đã khiến con số thương vong ước tính lên tới hàng nghìn người./.
Thủ tướng Armenia công bố lộ trình hành động trong 6 tháng
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ngày 18/11 đã công bố lộ trình hành động, gồm 15 điểm, thực hiện trong 6 tháng, bắt đầu bằng những thay đổi trong thành phần chính phủ.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan trả lời phỏng vấn tại Yerevan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố đăng trên trang mạng xã hội Facebook, ông Pashinyan khẳng định ông chịu trách nhiệm về những gì đã diễn ra, song nhấn mạnh hiện nay, ông chịu trách nhiệm ổn định và bảo đảm an ninh của đất nước. Theo đó, ông đã đưa ra một lộ trình, trong đó khởi xướng những thay đổi trong thành phần chính phủ.
Trong số các biện pháp do Thủ tướng Pashinyan đề xuất có việc nối lại các cuộc đàm phán về quy chế của khu vực Nagorny-Karabakh, cải tổ các lực lượng vũ trang Armenia, khôi phục kinh tế sau đại dịch COVID-19, cải cách hệ thống bầu cử và lập ra thiết chế xét xử chuyên trách để chống tham nhũng.
Theo Thủ tướng Pashinyan, tháng 6/2021 ông sẽ báo cáo về việc thực thi lộ trình hành động này, và sẽ cân nhắc ý kiến đóng góp của dư luận để quyết định các bước hành động trong tương lai.
Armenia xác nhận lính Nga xuất hiện gần Nagorno-Karabakh Thủ tướng Armenia xác nhận lính biên phòng Nga được triển khai dọc theo ranh giới giữa Armenia và vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh, song khẳng định đây không phải hoạt động bất thường. Binh sĩ quân đội Nga. Ảnh: ITN Hãng tin Ria Novosti của Nga ngày 28/10 cho biết, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan mới đây xác nhận rằng, binh sĩ Nga...