Hàng nghìn người Ấn Độ ‘tắm’ thuốc khử trùng
5.000 lao động nhập cư Ấn Độ bị phun dung dịch khử trùng khi về quê vì thất nghiệp sau lệnh phong tỏa toàn quốc để chống Covid-19.
Đoạn video được quay ở thành phố Bareilly, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ cho thấy ba người mặc đồ bảo hộ dùng vòi phun ồ ạt dung dịch khử trùng lên một nhóm công nhân đang ngồi trên mặt đất.
Ashok Gautam, quan chức cấp cao phụ trách chiến dịch chống Covid-19 ở Uttar Pradesh, nói rằng có tới 5.000 người đã bị “phun khử trùng” trước khi được phép rời đi.
“Chúng tôi đã phun vào họ như một phần của việc khử trùng. Chúng tôi không muốn họ là mầm bệnh và virus có thể bám trên quần áo của họ. Bây giờ tất cả các bang đều đóng cửa để ngăn điều này xảy ra”, Gautam cho biết hôm 30/3.
Gautam cho hay chất khử trùng được sử dụng là dung dịch vôi clorua không gây hại cho cơ thể con người. Tuy nhiên, hành động của chính quyền thành phố Bareilly gây tranh cãi, bởi chất khử trùng bề mặt có thể gây nguy hiểm cho con người. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc phun chất khử trùng lên da người sẽ không giết chết virus đã xâm nhập cơ thể.
Lao động nhập cư ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ bị phun dung dịch khử trùng xe buýt. Ảnh: CNN.
Video đang HOT
Lav Agarwal, quan chức cấp cao của Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình, hôm qua cho biết quan chức địa phương liên quan đến sự việc đã bị “khiển trách”, thêm rằng việc phun khử trùng vào lao động nhập cư không phải chính sách “bắt buộc” ở nước này. “Đây là một hành động nhiệt tình thái quá do thiếu hiểu biết hoặc sợ hãi của một số quan chức địa phương”, ông nói.
Thẩm phán quận Bareilly Nitish Kumar cũng đăng Twitter rằng trong lúc hội đồng thành phố và cứu hỏa địa phương thực hiện lệnh khử trùng xe buýt, họ đã “quá nhiệt tình” khi phun thuốc trực tiếp lên lao động nhập cư. Ông cũng cho biết đã ra lệnh điều tra những người chịu trách nhiệm.
Kumar, quan chức cấp cao nhất trong thành phố, nói thêm rằng các công nhân bị phun khử trùng đang được giám sát y tế.
Hàng chục nghìn trong số 45 triệu lao động nhập cư ở Ấn Độ đã trải qua chuyến đi dài và gian khổ để trở về quê nhà ở Uttar Pradesh sau khi nhiều người bị thất nghiệp vì các doanh nghiệp phải đóng cửa theo lệnh phong tỏa toàn quốc để hạn chế sự lây lan của Covid-19.
Ấn Độ hiện ghi nhận hơn 1.200 ca nhiễm, trong đó 32 trường hợp đã tử vong. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 29/3 kêu gọi tất cả các bang đóng cửa để ngăn virus lây lan đến khu vực nông thôn. Giới chức đang tìm kiếm hàng triệu lao động nhập cư đã trở về các thị trấn nhỏ và làng mạc trên cả nước để cách ly họ 14 ngày.
Huyền Lê
Nhiều người Ấn Độ bị chỉ trích vì xuống đường tụ tập, nhảy múa
Hành động tụ tập của một bộ phận người dân giữa bối cảnh dịch Covid-19 lây lan ở Ấn Độ bị nhiều người chỉ trích.
Bắt đầu từ 22/3, Ấn Độ thực hiện giờ giới nghiêm ban ngày để đối phó sự lây lan của dịch Covid-19. Theo đó, Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi người dân không ra đường trong khung giờ từ 7h đến 21h hàng ngày, theo NDTV.
Bên cạnh đó, ông Modi cũng kêu gọi người dân vào lúc 17h chiều hãy đứng nơi cửa sổ hoặc ban công nhà mình và vỗ tay, gõ đồ đạc hoặc rung chuông đồng loạt, tạo âm thanh sôi động như lời cảm ơn những người vẫn làm việc và đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của xã hội, bất chấp cả nước phải sống trong tình cảnh phong tỏa kéo dài một ngày.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều thành phố thực hiện nghiêm túc lời kêu gọi, người dân một số nơi lại có hành động thái quá, nhân cơ hội tụ tập, đổ xuống đường chơi nhạc cụ, hò hét để "cổ vũ".
Nhiều người Ấn Độ đổ xuống đường hò hét, chơi nhạc cụ để cổ vũ các nhân viên y tế.
Trên mạng xã hội Twitter, nhiều người chia sẻ các clip ghi lại khung cảnh đông đúc, thậm chí có phần hỗn loạn dưới lòng đường. Nhiều người không đeo khẩu trang, liên tục hò hét.
Thậm chí, tại một số nơi như Karnataka và Uttar Pradesh, các quan chức chính phủ còn lãnh đạo, dẫn đầu đoàn người đi cổ vũ. Một số người còn tin rằng việc cổ vũ này có thể đem lại "năng lượng tích cực" giúp đẩy lùi virus, theo Quartz.
Hành động tụ tập dưới lòng đường bị nhiều dân mạng Ấn Độ lên án, cho rằng thay vì giúp hạn chế dịch bệnh thì còn làm tình hình tệ hơn.
Hành động thái quá của một phận người dân bị dân mạng lên án.
"Đây không phải là những gì Thủ tướng Narendra Modi kêu gọi. Họ không hiểu việc cách ly và hạn chế ra ngoài nghĩa là gì sao", Kiran Mazumda Shaw bức xúc.
"Người dân khu vực nhà bạn tôi sống còn gọi DJ đến để chơi nhạc cổ vũ 'đẩy lùi' virus corona. Đây không chỉ là việc điên rồ, mà còn là hành vi phạm tội rồi", Nikhil Inamdar viết trên trang cá nhân.
Tính đến 23/3, toàn thế giới đã ghi nhận 339.408 người mắc Covid-19, trong đó 15.204 người đã tử vong. Tại Ấn Độ cũng ghi nhận 415 ca mắc, 7 ca tử vong vì Covid-19.
Nước này cũng tạm hoãn cấp visa cho khách du lịch quốc tế và cấm hành khách đến từ vùng dịch châu Âu. Người nhập cảnh tại Ấn Độ buộc phải cách ly trong 14 ngày. Các địa điểm du lịch nổi tiếng đều đóng cửa.
Hàng nghìn người bị bắt vì biểu tình chống luật công dân ở Ấn Độ Hơn 1.500 người biểu tình đã bị bắt giữ 10 ngày qua, trong khi cảnh sát cố gắng dập tắt các cuộc tuần hành đôi khi biến thành bạo lực trên toàn Ấn Độ vì luật về quyền công dân. Ngoài ra, khoảng 4.000 người đã bị bắt và sau đó được thả, các quan chức Ấn Độ nói với Reuters. Theo hai...