Hàng nghìn m2 đất công được cấp sai quy định
Thanh tra tỉnh Khánh Hòa vừa có kết luận về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Cam Lập, TP Cam Ranh từ năm 2008-2011. Qua đó, đã phát hiện hàng loạt các sai phạm, tồn tại chưa được xử lý.
Đụng đâu sai đó!
Theo kết luận của Thanh tra tỉnh Khánh Hòa, sau khi UBND tỉnh này có quyết định số 2340/QĐ-UBND ngày 23-9-2008 về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng khu sân golf, khu nghỉ dưỡng, câu lạc bộ du thuyền và từ khi có dự án Khu du lịch Ngọc Sương tại thôn Bình Lập, thì người sử dụng đất có nhu cầu xin cấp GCNQSDĐ ở Cam Lập ngày càng nhiều, tình trạng lấn chiếm đất đai, mua bán, sang nhượng đất xảy ra tại địa phương này ngày càng phức tạp, đã “thổi” giá trị chuyển nhượng quyền sử dụng đất lên nhiều lần so với thực tế.
Theo đó, từ năm 2008 đến năm 2011, UBND xã Cam Lập, Văn phòng Đăng ký quyền quyền sử dụng đất TP Cam Ranh và Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Cam Ranh đã lập, tham mưu cấp GCNQSDĐ 24 hồ sơ với diện tích lên đến hàng chục ha, mà không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân tại xã Cam Lập. Đặc biệt, trong quá trình cấp GCNQSDĐ đã có những sai phạm rất nghiêm trọng như: 10 trường hợp lấy đất của những hộ này cấp cho các hộ khác (hơn 97.818m2), trong đó có 8 trường hợp đã được bán hơn 45.075m2, với số tiền chuyển nhượng là 41,47 tỷ đồng. Đã có 8 trường hợp UBND xã lấy hơn 81.853m2 đất công cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân, trong số này có 6 hộ đã chuyển nhượng cho đối tượng khác với diện tích 63.500m2 với giá 18,8 tỷ đồng. Có 7 trường hợp cấp GCNQSDĐ không đúng quy hoạch, 3 trường hợp cấp không đúng đối tượng… Ngoài ra, còn có những sai phạm như giả chữ ký lập hồ sơ giả, không lập tổ xác minh, chứng thực chuyển nhượng không có mặt người chuyển nhượng.
Qua kiểm tra cho thấy, đối tượng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở Cam Lập chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh, Long An và Bình Dương. Trong đó, đáng lưu ý là trường hợp ông Lâm An Dậu (trú đường Hải Thượng Lãn Ông, phường 14, quận 5, TP Hồ Chí Minh) đã mua 5 thửa đất, diện tích 186.003,1m2 với giá 66,51 tỷ đồng. Sau khi mua 5 thửa đất ở đây, ông Dậu đã được UBND thị xã Cam Ranh (nay là TP Cam Ranh) cấp GCNQSDĐ mang tên ông này, rồi đem thế chấp tại một ngân hàng để vay trên 37 tỷ đồng. Còn trường hợp bà Đỗ Thị Hậu, cư trú tại bang Texas (Hoa Kỳ) đã nhờ người khác đứng tên mua 5 thửa đất, diện tích 82.480,2m2, giá gần 1,7 tỷ đồng, cũng được cấp sổ đỏ do nhờ người khác đứng tên…
Video đang HOT
Hàng nghìn m2 đất công được cấp sai quy định
Kết quả thanh tra Khánh Hòa chỉ rõ, từ năm 2008-2011, UBND xã Cam Lập đã thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý đất đai tại địa phương dẫn đến tình trạng các hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất của Nhà nước do UBND xã quản lý với diện tích rất lớn (81.853,7m2).
Trong khi đó, khi lập thủ tục tham mưu cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương đã để xảy ra tình trạng đất của hộ gia đình, cá nhân này đang kê khai sử dụng nhưng đã tham mưu cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân khác với tổng diện tích lên đến 97.818,6m2. Bất chấp UBND thị xã Cam Ranh nay là TP Cam Ranh đã có văn bản chỉ đạo về việc cấp GCNQSDĐ là phải thành lập tổ xác minh để xác minh đối với trường hợp nguồn gốc đất không rõ ràng nhưng UBND xã Cam Lập đã không thực hiện một số trường hợp còn không thông qua Hội đồng xét cấp GCNQSDĐ, không niêm yết tại địa phương theo quy định thực hiện Quy chế một cửa, một cửa liên thông giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Việc xác nhận nguồn gốc, quá trình sử dụng đất đối với một số trường hợp được cấp GCNQSDĐ không đúng đối tượng, hiện trạng sử dụng đất, thậm chí cố ý xác nhận sai nguồn gốc, trình trình sử dụng đất như trường hợp ông Trần Đình Nam để xảy ra tình trạng tự san lấp mặt bằng, thay đổi hiện trạng đất không có biện pháp xử lý như trường hợp bà Lê Thị Ngọc Mỹ. Ngoài ra, Phòng tài nguyên và Môi trường, Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và cán bộ địa chính xã Cam Lập còn không cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính kịp thời phù hợp với hiện trạng sử dụng đất…
Các sai phạm nêu trên thuộc về các cá nhân gồm, các ông: Nguyễn Tấn Hưng – nguyên Chủ tịch UBND thị xã Cam Ranh (nay là TP Cam Ranh, ông này đã nghỉ hưu), Đào Văn Hòa – nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã Cam Ranh (nay là Chủ tịch UBND TP Cam Ranh), chịu trách nhiệm trong việc quản lý, chỉ đạo cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình, cá nhân tại xã Cam Lập từ năm 2008-2011. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh cũng nêu rõ, các ông Trần Đăng Đệ – nguyên Trưởng Phòng tài nguyên và Môi trường thị xã Cam Ranh, ông Văn Thành Phương – nguyên Phó Trường Phòng tài nguyên và Môi trường thị xã Cam Ranh, ông Bùi Thanh Nhì – cán bộ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Cam Ranh, ông Bùi Thanh Phòng – Chủ tịch UBND xã Cam Lập – Chủ tịch Hội đồng xét cấp GCNQSDĐ cùng các thành viên Hội đồng xét cấp GCNQSDĐ xã Cam Lập, các nhân viên thuộc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất TP Cam Ranh và Phòng Tài nguyên và Môi trường Cam Ranh trực tiếp lập hồ sơ, tham mưu cấp GCNQSDĐ cho các hộ gia đình và cá nhân cũng phải chịu trách nhiệm.
Với các sai phạm nêu trên, Thanh tra tỉnh Khánh Hòa kiến nghị UBND tỉnh này xem xét xử lý trách nhiệm của các ông nguyên là Chủ tịch UBND thị xã Cam Ranh, Chủ tịch UBND TP Cam Ranh, vì đã xảy ra các sai phạm, tồn tại về đất đai trong nhiều năm ở Cam Lập. Đồng thời, giao Chủ tịch UBND TP Cam Ranh tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm nghiêm minh đối với các đpn vị và cá nhân có liên quan theo quy định của pháp luật.
Theo ANTD
"Ngồi trên trời mà làm chính sách"
Ông Ngô Văn Minh - ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - đã ví von như vậy khi trao đổi với PV về thực trạng có nhiều nghị định, thông tư quy định thiếu thực tế, gây bức xúc dư luận thời gian qua. Giải pháp nào cho những quy định bất khả thi?
Quy định cấm hút thuốc lá nơi công cộng, xử phạt hành chính đối với cá nhân, hộ gia đình đổ rác không đúng nơi quy định, UBND các cấp có nhiệm vụ bắt giữ chó mèo chạy rông, không sử dụng điện thoại nơi cây xăng... vốn được người dân gọi là những quy định cho vui vì sự khó thực hiện của chúng.
Mới đây, nghị định 94/2012 về sản xuất và kinh doanh rượu (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2013) và thông tư 30 của Bộ Y tế về "Điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố" đã bị nhiều người phản ứng, hứa hẹn sẽ nối dài danh sách những quy định bất khả thi.
Chúng tôi xin giới thiệu bài ghi nhận tình hình thực hiện những quy định này và ý kiến chuyên gia.
Ông Minh nói: "Bất cứ quy định nào được đưa ra trước hết phải phù hợp với thực tế, với trình độ phát triển của xã hội và đảm bảo điều kiện để thực hiện thì mới có sức sống, được nhân dân chấp nhận. Văn bản phải ban hành theo đúng trình tự, thủ tục của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó quy định rõ phải lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt quan trọng là lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động, rồi được Bộ Tư pháp thẩm định trước khi trình xem xét, ký ban hành.
Tôi cho rằng những văn bản có vấn đề là những văn bản không tuân thủ quy trình như trên, hoặc là ban hành thiếu cân nhắc, thiếu thận trọng. Tại sao dư luận lại phản ứng quy định cho phép cảnh sát giao thông phạt người đi xe không chính chủ? Vì như nhiều người đã phân tích là nó thiếu thực tế, trái với nguyên tắc thực hiện pháp luật.
Hay mới đây là quy định việc tổ chức tang lễ của công chức, viên chức. Trước đây khi điều kiện còn khó khăn, có ai làm quan tài bằng kính hay để ô kính đâu. Gần đây kinh tế phát triển, người ta bắt đầu làm quan tài có ô kính. Nó cũng xuất phát từ nhu cầu tâm linh rất có ý nghĩa là "nhìn mặt lần cuối" đối với người đã khuất. Vì vậy, giải thích của người có trách nhiệm rằng cấm để ô kính quan tài là sợ kính vỡ rơi vào mặt người quá cố, rồi ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường là không thích đáng. Tôi ủng hộ việc chống phô trương, lãng phí trong việc tang, nhưng thay vì ban hành một nghị định như vậy thì nên tiến hành một cuộc vận động, tuyên truyền đến từng tổ dân phố, khu dân cư để người dân thấy hợp lý sẽ tự nguyện thực hiện".
Ông Ngô Văn Minh - Ảnh: Nguyễn Khánh
* Nguyên nhân của những văn bản bị dư luận phản ứng, thậm chí có văn bản chưa thực hiện đã phải sửa, theo ông là từ đâu, do quan liêu hay do trình độ của những người soạn thảo văn bản đó?
- Tôi nghĩ là do cả hai, cả trình độ năng lực và sự quan liêu, kể cả người thẩm định các văn bản đó cũng quan liêu. Tôi từng ví việc làm ra những văn bản trái luật, thiếu thực tế là ngồi trên trời mà làm chính sách. Ví dụ, có không ít bộ, ngành luôn khẳng định rằng khi ban hành văn bản này chúng tôi đã lấy ý kiến người dân, lấy ý kiến đối tượng có liên quan. Nhưng hỏi ra mới biết họ chỉ đăng dự thảo văn bản đó trên website của bộ, ngành mình. Tôi quả quyết cả tôi và bạn đều không thể biết rằng thời điểm hiện tại có bao nhiêu văn bản đang được lấy ý kiến nhân dân. Người bán hàng ngoài chợ, người nấu rượu truyền thống trong bếp thì làm sao có máy tính, có mạng Internet để biết mà góp ý cho các dự thảo có quy định thịt lợn chỉ được bán trong vòng tám tiếng, sản xuất rượu thủ công phải xin giấy phép và dán nhãn...
Vấn đề quan trọng, theo tôi, là cần phải thay đổi lại quy trình lấy ý kiến nhân dân, đối tượng chịu sự tác động trước khi ban hành văn bản. Việc lấy ý kiến phải tiến hành rộng rãi, có hiệu quả, đúng đối tượng và đặc biệt là người soạn thảo văn bản phải thực tâm tiếp thu, chứ không phải là làm cho đủ thủ tục.
Một gánh bún chả trên vỉa hè phố Hàng Đậu, Hà Nội. Từ người bán đến người ăn không ai quan tâm đến giấy khám sức khỏe những người bán, nguồn gốc thực phẩm... của thông tư 30 - Ảnh: Nguyễn Khánh
* Các văn bản pháp quy của Chính phủ trước khi ban hành phải có ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, nhưng bộ trưởng Bộ Tư pháp cho biết có những kiến nghị của bộ đã không được chấp nhận bởi Chính phủ quyết định theo đa số...
- Tôi chia sẻ với nỗi niềm đó của Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường. Cần phải có quy định để Bộ Tư pháp bảo lưu ý kiến của mình. Tuy nhiên, cũng cần phải đặt vấn đề ngược lại rằng những ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp đã được chuẩn bị kỹ chưa, có được giải trình thuyết phục và bảo vệ quyết liệt trước các thành viên Chính phủ không? Nếu thấy quy trình hiện nay là bất hợp lý, bộ trưởng Bộ Tư pháp nên đề xuất một quy trình xây dựng văn bản pháp quy phù hợp hơn.
* Tại phiên giải trình gần đây ở Ủy ban Pháp luật, đại diện Chính phủ cho rằng sở dĩ Chính phủ phải ban hành quá nhiều văn bản pháp quy là do luật của Quốc hội cần nhiều văn bản hướng dẫn, tức là tình trạng luật khung, luật ống dẫn đến việc Chính phủ phải vất vả trong việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, ông suy nghĩ gì trước quan điểm này?
- Tôi cho rằng lý giải như vậy là hoàn toàn không thuyết phục. Tại phiên giải trình tôi không có thời gian để chất vấn, nhưng tôi xin hỏi lại là ai soạn thảo các dự án luật trình Quốc hội? Xin thưa, hơn 90% các dự án luật là do Chính phủ soạn thảo. Có những dự án luật có quá nhiều điều, khoản giao cho Chính phủ quy định chi tiết, đại biểu Quốc hội yêu cầu phải quy định cụ thể nhưng các ban soạn thảo luôn giải thích rằng đây là vấn đề chưa được nghiên cứu kỹ, chưa đủ thực tiễn kiểm nghiệm... nên đề nghị Quốc hội giao cho Chính phủ.
Cho nên tới đây sửa Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần quy định rõ là khi trình dự án luật thì phải trình đầy đủ các dự thảo nghị định quy định chi tiết để Quốc hội xem xét. Gần đây, có những dự thảo luật được trình kèm dự thảo nghị định, nhưng đọc thì thấy rằng không ít dự thảo chỉ chép lại điều luật và giải thích luật, chứ không phải là quy định chi tiết các điều luật do Quốc hội ủy quyền.
Đa số chủ hàng quán trên đường Nơ Trang Long, P.14, Q.Bình Thạnh (TP.HCM) buôn bán nhưng chưa biết về thông tư 30 của Bộ Y tế có hiệu lực từ ngày 20-1 - Ảnh: Đức Thanh
* Ông Vũ Đức Đam, bộ trưởng - chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, thừa nhận có tình trạng thông tư của bộ, ngành thường được soạn thảo theo hướng thuận lợi cho sự quản lý của mình, nên có những thông tư cài vào đó cả bộ máy, cả biện pháp thực hiện. ông Đam cũng đề xuất tới đây không nên ban hành thông tư nữa, ông nghĩ sao?
- Tôi đồng tình với quan điểm của ông Đam. Chỉ nên dừng lại ở hình thức nghị định quy định chi tiết điều khoản của luật, không nên để bộ ngành ra thông tư nữa. Thậm chí có nhiều luật phải cụ thể hóa luôn chứ không cần ban hành nghị định nữa, trừ những luật có phạm vi điều chỉnh rộng, phức tạp. Nghị định chỉ được quy định chi tiết từng điều luật Quốc hội ủy quyền, chứ không thể quy định thêm nội dung và cũng không được giải thích luật.
Theo 24h
Phát ấn đền Trần từ 7 giờ ngày 15 tháng giêng UBND TP.Nam Định vừa có kế hoạch tổ chức lễ hội Khai ấn đền Trần xuân Quý Tỵ 2013. Theo đó, hội đền Trần sẽ diễn ra từ 14-16 tháng giêng, lễ Khai ấn vào giờ Tý (đêm 14 rạng sáng 15). Điểm mới trong lễ hội Khai ấn năm nay là không tổ chức phát ấn vào đêm 14 tháng giêng như...