Hàng nghìn điện thoại bị cài đặt phần mềm nghe lén
Ngày 23/8, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao đã ra cáo trạng truy tố bị can Huỳnh Ngọc Đến, 35 tuổi, trú tại xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh về tội “truy cập bất hợp pháp vào mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng Internet hoặc thiết bị số của người khác”.
Cáo trạng nêu, năm 2013, Huỳnh Ngọc Đến đã tìm hiểu trên mạng Internet tại trang web killermobile.com có quảng cáo rao bán phần mềm theo dõi, nghe lén, quản lý điện thoại (các thông tin trên trang web đều bằng tiếng Anh).
Đối tượng Đến đã giao dịch mua phần mềm và cài đặt vào điện thoại của mình để kiểm tra, thấy phần mềm có chức năng chạy ngầm trên điện thoại bí mật lấy cắp dữ liệu, danh sách, nội dung các cuộc gọi đi, gọi đến, nội dung các tin nhắn đi, tin nhắn đến, danh bạ điện thoại, định vị GPS, dữ liệu trên các tài khoản Viber, Facebook, Zalo…
Trang web mà đối tượng Đến mua phần mềm nghe lén.
Quá trình sử dụng phần mềm, Đến đã nảy sinh ý định mua phần mềm để bán lại cho người khác hưởng lợi và đặt tên cho phần mềm là “copyphone” để quảng cáo cho khách hàng dễ nhớ.
Tháng 12-2014, Đến thành lập Công ty TNHH Dịch vụ thương mại cung cấp thông tin 24h. Đồng thời, anh ta tạo lập nhiều trang web khác nhau như quanlydienthoai.mobi, thamtu24h, thamtuchuyennghiep.net, nghelendienthoai.net… để đăng bài quảng cáo, tư vấn hướng dẫn cài đặt phần mềm cho khách hàng.
Video đang HOT
Qua đó, nhiều khách hàng muốn mua phần mềm copyphone có thể tự tải đường link trên trang web killermobile.com và trả tiền mua phần mềm qua Đến. Khi cài đặt phần mềm, khách hàng được Đến hướng dẫn trực tiếp qua điện thoại, qua video hoặc viết sẵn bài hướng dẫn các bước cài đặt cụ thể trên trang web do Đến nắm quyền quản trị để kiểm soát khách hàng.
Sau khi khách giao dịch liên hệ mua phần mềm sẽ được cài đặt và sử dụng miễn phí trong thời gian 3 ngày. Hết thời gian dùng thử, khách hàng nếu muốn mua phần mềm sẽ phải trả tiền vào tài khoản của Đến mở tại các ngân hàng với mức giá 1,5 triệu đồng/tháng, 3 triệu đồng/3 tháng, 4,5 triệu đồng/6 tháng và 7,5 triệu đồng/năm với điện thoại dùng hệ điều hành Android.
Đối với điện thoại dùng hệ điều hành IOS sẽ phải trả từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng, 6 triệu đồng, 8 triệu đồng và 10 triệu đồng cho các gói sử dụng 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng và 1 năm. Với gói không giới hạn thời gian sử dụng, giá trị phần mềm là 27,5 triệu đồng.
Kết quả khai thác tại website quanlydienthoai.net, cơ quan điều tra xác định, Huỳnh Ngọc Đến đã cài đặt phần mềm copyphone cho 3.762 khách hàng, trong đó có 310 khách hàng đã mua phần mềm hoặc gia hạn thời gian sử dụng phần mềm và chuyển cho Huỳnh Ngọc Đến số tiền là 1,384 tỷ đồng. Tổng số tiền Đến đã chi phí mua phần mềm và thanh toán trả tiền trang web killermobile.com là gần 628 triệu đồng. Đến trả công cho một số người làm thuê và mua tên miền các trang web của mình là hơn 75,3 triệu đồng.
Khách hàng cài đặt nghe lén vào điện thoại với nhiều mục đích khác nhau để lấy dữ liệu trên các tài khoản thông tin cá nhân.
Đáng chú ý, cơ quan điều tra đã xác định được danh tính của hàng chục quý bà và quý ông mua phần mềm của Đến cài đặt vào điện thoại của vợ hoặc chồng mình để theo dõi do nghi ngờ có quan hệ “ngoài luồng”.
Theo Đào Minh Khoa
Công an nhân dân
Bốn lãnh đạo của MB24 Đắk Lắk lãnh hơn 26 năm tù
Chiều 13/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã kết thúc phiên tòa xét xử về tội danh sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet hoặc thiết bị số, để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản đối với 4 bị cáo nguyên là lãnh đạo của Công ty đa cấp MB24 Đắk Lắk.
Sau hơn 1 tuần tiến hành xét xử đối với các bị cáo Ngô Văn Chiến (37 tuổi), Trần Văn Sự (42 tuổi), Đặng Anh Tuấn (37 tuổi) và Bùi Thị Chiên (40 tuổi, các bị cáo cùng trú huyện Ea Kar, Đắk Lắk), TAND tỉnh Đắc Lắk đã tuyên phạt tổng mức án trên 26 năm tù cho các bị cáo.
Bốn bị cáo trước vành móng ngựa
Cụ thể, bị cáo Ngô Văn Chiến lãnh 8 năm 3 tháng tù giam; Trần Văn Sự lãnh 7 năm 6 tháng tù; Đặng Anh Tuấn lãnh 7 năm 6 tháng và Bùi Thị Chiên lãnh 3 năm 5 tháng 6 ngày. Riêng bị cáo Chiên được HĐXX thả tự do ngay tại phiên tòa vì đã hoàn thành mức án trong thời gian tạm giam.
Cũng theo HĐXX, các bị cáo phải bồi thường lại cho người bị hại số tiền mà các bị cáo đã lừa đảo để chiếm đoạt thông qua việc lôi kéo, dụ dỗ để bán các gian hàng ảo trong đường dây đa cấp MB24 Đắk Lắk.
Trước đó, vào ngày 5/6, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tiến hành đưa ra xét xử vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản đối với bốn bị cáo Chiến, Sự, Tuấn và Chiên. Đồng thời, trong ngày xét xử đầu tiên tòa án cũng đã triệu tập trên 600 người, trong đó 505 bị hại và 109 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án này để phục vụ công tác xét xử.
Theo hồ sơ vụ án, Công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (gọi tắt là công ty MB24 Hà Nội) được Sở Kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp vào tháng 5/2011, vốn điều lệ hơn 9 tỷ đồng do Ngô Văn Huy giữ chức danh giám đốc. Với tên miền www.muaban24.vn, MB24 Hà Nội đã xây dựng mô hình và phương thức hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử muaban24.vn.
Vào tháng 10/2011 và 12/2011, chi nhánh MB24 Đắk Lắk và Buôn Ma Thuột lần lượt được thành lập. Ban đầu, MB24 Đắk Lắk do Ngô Văn Chiến làm giám đốc, sau đó Trần Văn Sự thay thế; MB24 Buôn Ma Thuột do Bùi Thị Chiên làm giám đốc, sau đó Đặng Anh Tuấn lên thay.
Khi điều hành chi nhánh này các bị cáo đã lôi kéo, dụ dỗ nhiều người dân tham gia mua các gian hàng ảo, với mỗi người muốn tham gia vào MB24 phải nộp 5,2 triệu đồng. Từ tháng 10/2011 đến tháng 7/2012, các chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk phát triển được 2.054 gian hàng với tổng doanh thu hơn 10 tỷ đồng. Toàn bộ số tiền được chuyển về MB24 Hà Nội và đã trích cho Sự, Chiến, Tuấn và Chiên số tiền trên 3 tỷ đồng tiền hoa hồng (trong đó, Chiến và Sự mỗi người được nhận hơn 1 tỷ đồng; Tuấn nhận hơn 900 triệu đồng và Chiên nhận gần 29 triệu đồng).
Theo cơ quan điều tra, hai chi nhánh MB24 tại Đắk Lắk đã không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan để xác định số tiền thuế phải nộp, không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, không kê khai thuế giá trị gia tăng phải nộp theo quy định của pháp luật.
Thúy Diễm - Hà Hồng
Theo Dantri
Ham xe máy giá rẻ, nhiều người sập bẫy lừa đảo Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Quảng Nam vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tạm giam 3 tháng với đối tượng Nguyễn Hải (SN 1995, trú thôn Hà Nhuận, xã Duy Phước, huyện Duy Xuyên, Quảng Nam) để điều tra về hành vi "Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, mạng internet thực hiện hành vi...