Hàng nghìn con cá chết phủ đầy mặt sông
Xác cá mòi dầu Đại Tây Dương chết hàng loạt trôi nổi trên mặt nước sông Hudson vào tuần trước do lượng oxy hòa tan sụt giảm.
Cá mòi dầu chết với số lượng lớn. Ảnh: NY Daily News.
George Jackman, quản lý khôi phục môi trường sống của tổ chức bảo vệ môi trường Riverkeeper, cho biết thời tiết nắng nóng khiến nước sông ấm lên và chứa ít oxy hơn. Tình trạng càng trở nên trầm trọng do tảo phát triển mạnh nhờ phân bón và nước thải chảy ra sông. Jackman cũng nhấn mạnh hiện tượng cá chết tập thể là dấu hiệu dòng sông đang bị mất cân bằng.
Cá mòi dầu là loài cá ven biển, chúng sử dụng vùng cửa sông Hudson làm nơi sinh sản. Khi hàng triệu con cá mòi dầu cùng bơi tới cửa sông và tiêu thụ nguồn oxy hạn chế, chúng bị chết ngạt. Bob Walters, cựu giám đốc trung tâm giáo dục môi trường Yonkers Science Barge, chia sẻ ông từng chứng kiến hiện tượng này trước đây dù không thường xuyên. Do cá mòi dầu bơi với số lượng lớn theo đàn, hiện tượng chết hàng loạt có vẻ trầm trọng hơn.
Cá mòi dầu Đại Tây Dương (Brevoortia tyrannus) là loài cá ánh bạc thuộc họ Cá trích. Chúng chuyên ăn sinh vật phù du bằng hình thức lọc nước. Chúng bơi trong các khối cầu cá lớn đến 64 km. Cá mòi dầu là con mồi quan trọng đối với một loạt các động vật ăn thịt bao gồm cá tuyết, cá tuyết chấm đen, cá bơn, cá thu, cá kiếm, cá ngừ. Loài cá dài 30 cm cũng được đánh bắt để sản xuất dầu cá.
Đám mây bụi lớn nhất thế giới đã băng qua Đại Tây Dương
Một đám mây bụi được các nhà khoa học đặt tên là Godzilla có nguồn gốc từ sa mạc Sahara đang hướng tới Mỹ và là đám mây bụi lớn nhất, tập trung nhất trong suốt 50 qua.
Nhấn để phóng to ảnh
Gió mang theo những đám mây bụi từ sa mạc Sahara trên hành trình dài tới 8.000 km trên Đại Tây Dương, nhưng sự hình thành đặc biệt này là một đám mây bụi lớn bất thường,
Một trong những điều tôi nhận thấy từ điều này là bụi bắt đầu vượt khỏi bờ biển châu Phi vài ngày trước, trên thực tế có thể hơn một tuần trước. Và nó vẫn đang đến. Nó gần giống như một vùng bụi kéo dài, Dan Kottlowski, nhà khí tượng học cao cấp của AccuWeather cho biết.
Đám mây bụi Sahara khổng lồ trước đó hình thành vào ngày 13/6, khi những luồng khí mạnh mẽ trên sa mạc Sahara thổi mạnh, thổi tung đám mây bụi phía tây Đại Tây Dương. Dữ liệu được thu thập bởi vệ tinh của NASA cho thấy sự khổng lồ của đám mây bụi.
"Đây là sự kiện đáng chú ý trong 50 năm qua", Pablo Méndez-Lázaro, chuyên gia sức khỏe môi trường tại Đại học Puerto Rico, nói với báo chí. "Nhưng điều này rất nguy hiểm với nhiều hòn đảo Caribbean, bao gồm cả ở Antigua và Trinidad & Tobago".
Bụi từ Sahara thực tế đóng vai trò quan trọng ở phía bên kia Đại Tây Dương. Nó góp phần tạo thành các bãi biển ở vùng biển Caribbean và bón phân cho đất trong rừng nhiệt đới Amazon trong tháng 6, tháng 7 và đôi khi vào đầu tháng 8. Tuy nhiên, đám mây hiện tại cũng đang ảnh hưởng đến chất lượng không khí, khiến các quan chức y tế phải nói với mọi người ở trong nhà và sử dụng các bộ lọc không khí để đảm bảo an toàn.
Bụi từ sa mạc Sahara cũng có thể ngăn chặn các cơn bão nhiệt đới. Đám mây bụi này được cho sẽ không ảnh hưởng đến mùa bão ở Đại Tây Dương, thường đạt cực đại vào tháng 8, tháng 9 và tháng 10. Bụi có xu hướng ít gặp vấn đề hơn trong trung tâm của mùa bão.
Đám mây bụi khổng lồ được cho sẽ đến bờ biển Texas. Theo một nghiên cứu hồi tháng 4 từ Hà Lan, chất lượng không khí kém mà bụi Sahara này mang lại có thể cho Texas dường như sẽ làm trầm trọng thêm tình hình đại dịch Covid-19.
"Các ước tính cho thấy rằng các trường hợp mắc Covid-19 dự kiến sẽ tăng gần 100% khi nồng độ ô nhiễm tăng 20%", các nhà nghiên cứu lo ngại.
Loài cá thích sống trên cạn, chết đuổi nếu ở dưới nước quá lâu Khả năng lớn nhất của loài cá phổi là có thể sống sót qua các thời kỳ khô hạn, thiếu thức ăn trầm trọng bởi khả năng giấu mình dưới bùn, và chủ động rơi vào trạng thái 'ngủ đông' trong suốt mùa khô hạn. Cá phổi, hay còn được biết đến với cái tên Lungfish là một trong số những loài cá...