Hàng nghìn cơ sở tiêm chủng không đạt tiêu chuẩn
Bộ Y tế đặt ra kế hoạch phải kiểm tra 100% các điểm tiêm chủng trước tháng 9, nhưng đến thời điểm này mới chỉ kiểm tra được khoảng 50%. Trong đó, có tỉnh có đến gần một nửa cơ sở không đủ điều kiện.
Ngày 27/9, hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành về tăng cường công tác tiêm chủng diễn ra tại Hà Nội, trước thời điểm tiêm lại vắcxin 5 trong 1 Quinvaxem sau 5 tháng tạm dừng.
Ông Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, nơi nào chưa được kiểm tra và chưa đạt các tiêu chí quy định thì chưa tiêm chủng. Tuy nhiên, tiến độ kiểm tra các điểm tiêm chủng còn chậm, tại miền Trung mới chỉ kiểm tra được 9% trong số hơn 1.800 điểm tiêm.
Hội nghị trực tuyến về công tác an toàn tiêm chủng có sự tham gia của 63 tỉnh, thành. Ảnh:N.P.
Cũng theo ông Bình, trong số các sơ sở được kiểm tra thì 70-80% điểm đạt yêu cầu. Những “lỗi” thường gặp gồm: điểm tiêm chật, không đủ điều kiện để thực hành quy trình tiêm chủng 1 chiều; một số trạm y tế chưa nắm rõ số trẻ và thời gian tổ chức buổi tiêm; sắp xếp, bố trí điểm tiêm chưa hợp lý; nhiều cán bộ chưa được tập huấn lại. Đặc biệt, công tác kiểm tra, giám sát của tuyến trên đối với tuyến dưới chưa thường xuyên, chủ yếu chỉ hỗ trợ kỹ thuật…
Tại khu vực phía Nam, kiểm tra hơn 1.600 điểm tiêm ở 20 tỉnh, thành thì 82% đạt các tiêu chuẩn năm 2008 nhưng nếu căn cứ theo những tiêu chuẩn mới đây thì tỷ lệ này lại rất thấp.
Còn ông Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP HCM cho hay, kiểm tra 60 điểm tiêm chủng theo phụ lục trong Quy định số 3029 của Bộ Y tế thì 85% điểm chưa đủ điều kiện. Đặc biệt, không điểm tiêm nào ở bệnh viện đạt tiêu chuẩn.
Dự tính cuối năm nay lượng trẻ đến các điểm tiêm chủng tăng gấp 3 lần so với thông thường, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng Nguyễn Văn Bình cho rằng, công tác thanh, kiểm tra giữ vai trò rất quan trọng. Các địa phương sẽ thành lập các đội cấp cứu lưu động sẵn sàng cho hỗ trợ cho tuyến dưới trong những ngày tiêm chủng tại xã phường, kịp thời xử lý các sự cố sau tiêm chủng.
Video đang HOT
Ngành y tế sẽ tiến hành thanh kiểm tra 100% điểm tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong công tác tiêm chủng. Ảnh: D.N.
Trong khi đó, GS Trịnh Quân Huấn, nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế nhận định, trong số 11 vắcxin sử dụng trong chương trình tiêm chủng mở rộng, số tai biến nặng và tử vong sau tiêm phần lớn liên quan đến Quinvaxem và viêm gan B. Vì vậy, cần rất chú trọng cho công tác xử trí sớm khi có sự cố với hai loại thuốc này.
“Báo cáo quá trình thanh, kiểm tra cần tránh làm theo kiểu &’vở sạch, chữ đẹp’, chỉ nêu tồn tại chung chung. Thay vào đó, cần phải công bố trước các phương tiện thông tin đại chúng đích danh địa phương, đơn vị chưa đảm bảo để lãnh đạo các UBND biết và có trách nhiệm với dân hơn”, giáo Huấn nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đề nghị thời gian tới các địa phương cần tiếp tục triển khai công tác thanh tra toàn diện, xử lý các đơn vị, cá nhân chưa thực hiện tốt quy định về an toàn tiêm chủng. Bộ Y tế sẽ trình Chính phủ ban hành Nghị định về tiêm chủng.
Nam Phương
Theo VNE
2 tháng, 6 trẻ tử vong vì tiên văcxin: Nguyên nhân do đâu?
Có ý kiến đề nghị chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia và Bộ Y tế tạm dừng sử dụng văcxin 5 trong 1 Quinvaxem sau 6 ca tử vong trong hai tháng trở lại đây.
Chích ngừa văcxin cho trẻ tại Bệnh viện Từ Dũ
Trả lời báo chí chiều 7/1, chủ nhiệm chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, ông Nguyễn Trần Hiển, viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, nói:
- Lô văcxin Quinvaxem sử dụng tiêm ngừa tại Nghệ An và Thanh Hóa vừa rồi (có bốn trường hợp tử vong sau tiêm) đạt tiêu chuẩn của Dược điển VN. Hiện chúng tôi chờ kết quả kiểm định tại labo độc lập do Tổ chức Y tế thế giới giới thiệu. Điều đó cho thấy tìm ra căn nguyên tai biến do văcxin rất khó, bởi nếu lỗi do văcxin với rất nhiều trẻ được tiêm thì tai biến sẽ nhiều hơn.
* Nếu văcxin đạt chuẩn, vậy tai biến do đâu, thưa ông?
- Các kết luận phải dựa trên bằng cớ khoa học điều tra trên bốn nhóm nguyên nhân. Văcxin đạt tiêu chuẩn, loại trừ dần, xem có lỗi do dịch vụ tiêm chủng thì quy trình đạt, dây chuyền lạnh đảm bảo, vật tư sử dụng là bơm kim tiêm tự khóa đảm bảo nên được loại trừ tiếp. Nguyên nhân tai biến do sốc phản vệ thì ba trường hợp ở Nghệ An là khó xác định vì các bé đều tử vong tại nhà, không có hồ sơ theo dõi sức khỏe sau tiêm ở cơ quan y tế nên không có bằng chứng.
Căn nguyên do các bé có bệnh phối hợp nào khác cũng không có bằng chứng. Còn ba trường hợp ở Bình Định thì không có bằng chứng liên quan đến văcxin, vận chuyển, bảo quản văcxin, quy trình tiêm chủng. Đây được coi là phản ứng thông thường xảy ra với các văcxin có thành phần ho gà tế bào nhưng ở mức độ nặng hơn và đã được xử trí ở bệnh viện.
Cũng có thể có những phản ứng sau tiêm không xác định nguyên nhân, có trường hợp phản ứng sau tiêm văcxin viêm gan B từ năm 2007 đến nay cũng chưa tìm được nguyên nhân. Tuy nhiên tất cả các trường hợp được giám định pháp y đều xác định được nguyên nhân, như năm 2010 có một trường hợp tử vong liên quan đến tiêm chủng, năm 2012 có hai trường hợp tử vong sau tiêm do sốc phản vệ...
* Có ý kiến cho hay đây là loại văcxin giá rẻ, thành phần ho gà chưa được tinh chế hoàn toàn...
- Tiêm văcxin có một tỉ lệ nhất định gặp phản ứng, văcxin ngừa bạch hầu - ho gà - uốn ván (như có trong Quinvaxem) có tỉ lệ phản ứng cao trong các loại văcxin. Nhưng phần lớn phản ứng đó là sốt, sưng đỏ chỗ tiêm và phần lớn là tự khỏi sau 1-2 ngày. Tỉ lệ tử vong sau tiêm văcxin DPT (ngừa bạch hầu- ho gà- uốn ván) là 1/1 triệu, thống kê ở VN trước khi dùng Quinvaxem (trước năm 2010, dùng DPT) là 0,6/1 triệu, sau năm 2010 dùng Quinvaxem là 0,17/1 triệu.
Ở Quinvaxem, phản ứng lo ngại nhất là thành phần ho gà, chứa các vi khuẩn ho gà đã chết được tinh lọc và phản ứng thường do protein trong vi khuẩn đó. Các văcxin vô bào không có thành phần xác vi khuẩn ho gà mà thay thế bằng thành phần kháng nguyên đặc thù sẽ tinh khiết hơn.
* Vấn đề đặt ra là nhiều nước không dùng văcxin này, nhưng VN lại dùng, vậy có nguy hiểm khi lựa chọn sản phẩm có nguy cơ cao không khi ngay Hàn Quốc, nước sản xuất văcxin này, cũng không sử dụng Quinvaxem?
- Năm 2010 khi Liên minh văcxin và tiêm chủng toàn cầu hỗ trợ, văcxin có thành phần tế bào còn có hiệu quả trong dự phòng và tỉ lệ phản ứng chấp nhận được. Một vấn đề quan trọng nữa là giá thành, nguồn kinh phí hỗ trợ chỉ có hạn và không đủ để mua văcxin thế hệ mới hơn. Từng quốc gia có lựa chọn theo điều kiện của mình. Từ năm 2006 đến nay đã có trên 429 triệu liều Quinvaxem được sử dụng ở hơn 30 nước.
Hàn Quốc không dùng vì họ giàu. Nhưng nói nước ta nghèo dùng Quinvaxem tai biến dồn dập cũng không đúng, vì tỉ lệ phản ứng nặng sau tiêm là 0,17/1 triệu, thấp hơn so với loại văcxin tương tự sử dụng trước đó, đặc biệt khi VN sử dụng tới 4,5 triệu liều Quinvaxem/năm.
* Tình hình hiện nay khiến các bậc cha mẹ đang rất lo lắng. Ở vị trí chỉ huy của chương trình tiêm chủng mở rộng, ông thấy cần phải nói gì với các bậc cha mẹ có con đang gửi gắm vào chương trình này?
- Chương trình tiêm chủng mở rộng phải tiếp tục tăng cường chất lượng của dây chuyền bảo quản lạnh, theo dõi chất lượng văcxin nghiêm ngặt từ sản xuất, vận chuyển đến tiêm chủng. Các cán bộ tiêm chủng phải tăng cường tiêm chủng an toàn, từ quy trình tiêm, hỏi tiền sử của trẻ trước tiêm, theo dõi trẻ 30 phút sau tiêm, có chỉ định đúng, có tư vấn cho gia đình trẻ về chăm sóc bé sau tiêm như nếu đã có tiền sử dị ứng với mũi tiêm thứ nhất thì cẩn trọng ở mũi hai, đưa ngay đến cơ sở y tế khi bé có biểu hiện sốt kéo dài, khóc thét trên ba giờ, co giật trong ba ngày sau tiêm... Về phía gia đình, nên hiểu rõ con tiêm văcxin gì, có hạn chế gì, chống chỉ định thế nào và hợp tác với cán bộ y tế như thông báo tiền sử sinh đẻ: bé có sinh non không, có biểu hiện bất thường trong ba ngày gần đây không...
* Theo ông, có nên tính toán giữa nguy cơ và hiệu quả tiêm ngừa khi những trường hợp tai biến đột ngột như thế này đang xuất hiện với mật độ khá dày?
- Văcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay là an toàn, có bằng chứng về việc giảm tỉ lệ mắc và tử vong ở một số bệnh trong 20 năm của chương trình. Nhưng văcxin Quinvaxem không phải an toàn 100% do phản ứng dị ứng với thành phần ho gà tế bào, do đó phải được chỉ định cẩn thận với các trường hợp có tiền sử dị ứng trước đây.
Theo xahoi
Tiêm lại vắcxin Quinvaxem sau 5 tháng tạm ngừng Sáng 24/9, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) Nguyễn Văn Bình cho biết, từ tháng 10 tới, vắcxin 5 trong 1 Quivaxem của Hàn Quốc sẽ được đưa vào tiêm trở lại tại tất cả các điểm tiêm chủng trên toàn quốc sau 5 tháng tạm dừng. Theo ông Bình, quyết định này đã được Bộ Y tế cân...