Hàng nghìn cô gái Việt được giải cứu bởi chàng trai người Pháp
Georges Blanchard và mạng lưới của anh còn quá nhiều việc phải làm bởi con số vài ngàn người đã được giải cứu chỉ là tỷ lệ nhỏ.
Nói tiếng Việt khá rành rẽ, Georges Blanchard (quốc tịch Pháp, Giám đốc Liên minh Phòng, chống mua bán người Việt Nam, gọi tắt là AAT), kể lý do anh sáng lập AAT vào năm 2003: “Tôi muốn xóa các điểm cho người nước ngoài làm gái mại dâm ở Thái Lan, trong đó hơn 300 điểm có người Việt Nam. Trước đó chỉ có tổ chức di cư quốc tế IOM can thiệp nhưng có nhiều việc các chính phủ không hợp tác chặt chẽ được vì còn nhiều sự khác biệt và rào cản. Tôi muốn lập một tổ chức phi chính phủ. Tôi được Bộ Công an hợp tác và tạo điều kiện, điều đó rất may mắn với chúng tôi. Chúng tôi đã giúp khoảng 2.500 người trở về”.
Những câu chuyện đẫm nước mắt
Trong hàng ngàn cô gái mà AAT đã giải cứu, có những cô hoàn cảnh khá trái ngang. Loan, quê Đồng Tháp, là một trong số đó. Cách đây hơn chục năm, Loan bị bắt cóc bán sang Trung Quốc khi mới 14 tuổi. Sau đó Loan được đưa đi phẫu thuật thẩm mỹ để thay đổi gương mặt. Với nhân dạng mới, Loan được đưa đến Macau làm gái mại dâm và bị ép sử dụng ma túy để phụ thuộc hoàn toàn vào chủ chứa. Sau hai năm, Loan bị bán tiếp sang Hong Kong.
Anh Georges Blanchard. (Ảnh nhân vật cung cấp).
AAT đã giúp Loan trốn sang Campuchia, lo cho cô chỗ ở an toàn và gửi một nhân viên xã hội đến giúp đỡ. Loan đã tố cáo những kẻ buôn bán mình và làm đầu mối thông tin để công an giải cứu những cô gái khác.
Video đang HOT
Georges nói: “Xã hội đen muốn giết Loan. Cần phải đưa Loan về ngay nhưng khó là Loan không còn giấy tờ gì để chứng minh là công dân Việt Nam. Loan ở chỗ tôi sáu, bảy tháng mà vẫn không làm được giấy tờ. Tôi nhờ người quen giúp và họ đã đưa câu chuyện lên báo nên các ngành chức năng phản hồi tích cực. Nhưng kể từ đó tôi không gặp Loan nữa”.
Câu chuyện tưởng kết thúc rất buồn vì Georges mất liên lạc với Loan. Nhưng bất ngờ mới đây Loan gọi điện thoại cho Georges báo rằng cô đã có chồng con và đang sống cuộc sống bình thường tại TP.HCM. Georges cười lớn: “Cô ấy vẫn ổn, vẫn nhớ đến chúng tôi. Như vậy là mừng rồi”.
Văn phòng AAT thường nhận nhiều tin nhắn, cuộc gọi đe dọa sẽ “xử” Georges vì đã nhúng tay vào chuyện làm ăn của họ. Georges và cộng sự không lo lắng về điều đó nhưng rất lo cho các cô gái chưa được giải cứu. Anh nói: “Năm 2015, trong tay tôi có danh sách hơn 250 người là nạn nhân nhưng chúng tôi chỉ đưa được 33 cô gái trở về. Phần lớn là thất bại”. Với anh, đó là thất bại khiến AAT phải làm việc nhiều hơn nữa.
Những cô bé mang mật danh loài hoa
AAT đang bảo trợ cho 12 cô bé có hoàn cảnh đáng thương. Georges chia sẻ: “Các em có nguy cơ bỏ học sớm và bị đẩy vào con đường mại dâm. Chúng tôi dạy các em những nguy cơ về xâm hại tình dục, sức khỏe sinh sản và buôn bán người. Chúng tôi giúp các em được đi học bình thường như trẻ em khác”. Trong hồ sơ, mỗi em được đặt tên một loài hoa.
Cô gái có mật danh Tulip cho biết năm 2013, gia đình quá nghèo không thể lo cho hai chị em nên đang học lớp 10 cô phải nghỉ học, nhường cho em trai được tiếp tục ăn học. Tulip lên TP.HCM tìm việc làm. Công việc đầu tiên cô làm là phụ bán cà phê với mức lương 1,5 triệu đồng/ tháng, ở chung phòng trọ với một gái mại dâm. Cuộc sống quá chật vật, lại cần tiền giúp gia đình, cuối cùng cô đành chấp nhận bán dâm. Hằng tháng cô gửi về nhà 2 triệu đồng và giấu việc mình làm. Khi Georges tiếp cận, cô bày tỏ: “Tôi muốn quay lại trường nhưng không đủ khả năng. Tôi thực sự muốn học một nghề”.
Tulip được AAT hỗ trợ học nghề làm móng. Trước đây cô không dám ước mơ có một cuộc sống bình thường, nay thì đã có một ước mơ lớn: “Tôi sẽ tìm việc làm, tiết kiệm và mở một tiệm riêng. Tôi không muốn làm gái mại dâm thêm một ngày nào nữa”. Tulip cho biết cô không có gì để tự hào nhưng khi có việc làm, cô sẽ tự hào về bản thân mình.
Có nhiều cô gái nhỏ hơn, đang học THCS hoặc THPT được AAT giúp đỡ. Cô gái nhỏ chín tuổi mang mật danh hoa Thủy Tiên, sống trong một khu ngập nước, viết: “Con rất tự hào vì con học rất giỏi. Con rất yêu mẹ. Con sẽ kiếm tiền giúp mẹ”. Cô bé vô tư như một đóa hoa và không biết mẹ là gái mại dâm. Cô bé thường tham gia các buổi sinh hoạt, học tập kỹ năng của AAT.
Georges cảnh báo: “Hãy cảnh giác việc mai mối từ người quen. Rất nhiều cô gái sau khi lấy chồng nước ngoài, tự họ lập đường dây riêng để mua bán người. Họ dụ dỗ người quen biết chịu mai mối đi lấy chồng nước ngoài mà thực chất là mua bán người. Có rất nhiều cô gái đến từ các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Nghệ An, Bắc Giang… bị bán sang Trung Quốc bởi nghe lời người quen mai mối”.
Theo P.V ( Pháp luật TPHCM)
Nghi thôi miên lừa tiền, người phụ nữ bị đám đông vây đánh
Nghe tiếng ông K. hô hoán, lại thấy người phụ nữ điều khiển xe máy đi từ hướng nhà ông K. ra, tưởng chị này là đối tượng thôi miên, lừa tiền nên người dân đã truy đuổi, vây đánh.
Sáng ngày 20/4, ông Trần Văn Diên, Trưởng Công an xã Diễn Bình (Diễn Châu, Nghệ An) cho biết, Công an huyện Diễn Châu đã có kết luận xác định chị Bùi Thị Bé (SN 1975, trú xã Diễn Bình) không dùng thuật thôi miên để lừa tiền như người dân hiểu nhầm.
Trước đó, vào sáng 18/4, trên mạng xã hội xuất hiện clip một người phụ nữ bị đám đông bao vây, đánh, túm tóc. Theo thông tin đăng tải thì người phụ nữ trong clip là người chuyên đi thôi miên để lừa tiền của người dân.
Người phụ nữ sau đó được xác định là chị Bùi Thị Bé. Sáng 18/4, thông qua sự giới thiệu của người quen, chị Bé đến nhà anh Nguyễn Văn K. (SN 1974, trú xã Diễn Xuân, Diễn Châu) để mượn tiền. Sau khi hỏi mượn 20 triệu nhưng anh K. không trả lời mà đi vào nhà nên chị Bé quay xe ra về. Vì trước đây có lần bị thôi miên, lấy mất tài sản, lại thấy người phụ nữ không quen biết này có "biểu hiện lạ" nên anh K. nghi ngờ, hô hoán. Nghe tiếng hô hoán của anh K. nhiều người đuổi theo chị Bé. Khi đến khu vực chợ Chùa (xã Diễn Hạnh, Diễn Châu), đám đông đuổi kịp, lôi kéo, xô đẩy chị Bé.
Chị Bé (áo vàng, ảnh nhỏ) được Công an xã Diễn Hạnh giải cứu khỏi đám đông đang bay vây.
Công an xã Diễn Hạnh có mặt và phải khá vất vả mới "giải cứu" được chị Bé ra khỏi đám đông đang vây quanh. Trên mặt, người chị Bé có nhiều vết bầm tím, xây xát.
Tại trụ sở Công an xã Diễn Hạnh, chị này khẳng định đi vay tiền, không thôi miên để chiếm đoạt tiền như người dân nói. Sau đó, Công an xã Diễn Hạnh đã bàn giao chị Bùi Thị Bé cho Công an huyện Diễn Châu để xử lý theo thẩm quyền.
"Sau khi xác minh không có hành vi thôi miên nhằm cướp tài sản như người dân đồn đoán, chị Bùi Thị Bé được Công an huyện Diễn Châu cho về nhà. Vụ việc chị Bé bị người dân vây đánh là do hiểu nhầm. Hiện tình trạng sức khỏe và tâm lý của chị Bé ổn định", ông Trần Văn Diên cho biết.
Trao đổi với PV Dân trí, ông Nguyễn Ngọc Phước - Trưởng CA xã Diễn Hạnh cho biết, sau khi bàn giao chị Bé cho Công an huyện Diễn Châu, việc điều tra, xác minh thông tin liên quan đến sự việc thuộc về thẩm quyền của công an huyện. "Về những người dân truy đuổi, hành hung chị Bé, nếu Công an huyện có chỉ đạo, chúng tôi sẽ xử lý", ông Phước cho biết thêm.
Hoàng Lam
Theo Dantri
Thiếu nữ bị bán sang Trung Quốc gửi tin nhắn về cầu cứu Bị một người Việt Nam lừa bán sang Trung Quốc làm vợ, Hằng dùng mạng xã hội để gửi tin nhắn về cầu cứu gia đình. Ngày 28/12, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) tiếp nhận Hằng (20 tuổi, huyện Tiên Du, Bắc Ninh) từ nhà chức trách Trung Quốc. Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Móng...