Hàng nghìn chim én xuất hiện ở Long An
Hơn một tuần nay, trên các mái nhà cao tầng, trụ ăng ten, trụ thu lôi… ở phường 1, TP Tân An, Long An xuất hiện hàng nghìn con chim én. Chúng đậu thành hàng thẳng tắp. Khi có tiếng động mạnh, chúng lập tức bay lên như đàn ong vỡ tổ.
Anh Nguyễn Văn Tài, nhà ở đường Võ Văn Tần, phường 1, TP Tân An (Long An) cho biết, đàn én này có khoảng hơn 1.000 con. Chúng xuất hiện vào đầu buổi sáng mỗi ngày, đến khoảng 9 giờ chúng rủ nhau bay đi mất, sáng hôm sau lại bay về. Đàn én tập trung nhiều nhất trên trụ thu lôi của tòa nhà thuộc Trung tâm Giáo dục thường xuyên TP Tân An.
Hàng nghìn con chim én đậu trên trụ thu lôi
Cũng theo anh Tài, hàng ngày rất nhiều người đứng dọc các tuyến đường: Võ Công Tồn, Thủ Khoa Huân để chiêm ngưỡng đàn chim bay lượn, kêu hót.
Người dân cho rằng, có thể khu vực này không khí không bị ô nhiễm nặng, ít tiếng ồn… nên thu hút đàn chim én đến lưu trú trong buổi sáng.
Theo 24h
Những "Nghệ sĩ Đấu sĩ" bầu trời (P2): Phi đội "Chim Én"
Từng được phong danh hiệu "Phi đội nhào lộn tốt nhất thế giới", "Chim Én" luôn để lại trong lòng công chúng ấn tượng sâu sắc sau mỗi màn trình diễn đỉnh cao.
Cũng giống như "Hiệp sĩ Nga", Phi đội nhào lộn trên không "Chim Én" được thành lập trên cơ sở Trung đoàn Hàng không hỗn hợp cận vệ Proskurovsky 234 có căn cứ tại Kubina, cách Moscow 60 dặm về phía Tây.
Phi đội được trang bị loại tiêm kích có tính cơ động cao đó là MiG-29 và MiG-29 UB.
MiG-29UB thuộc Phi đội "Chim Én" tại căn cứ không quân Kubina.
Video đang HOT
Lịch sử hình thành Phi đội
Kể từ đầu năm 1960, ngoài nhiệm vụ huấn luyện - chiến đấu, các phi công của Trung đoàn 234 còn tham gia các chương trình hàng không và hộ tống các máy bay chở lãnh đạo nhà nước và nước ngoài đến Moscow. Ngoài ra, Trung đoàn còn đảm nhiệm hộ tống máy bay chở các nhà du hành vũ trụ đầu tiên của Liên Xô.
Năm 1983, Trung đoàn hàng không cận vệ 234 là trung đoàn đầu tiên của Không quân Xô viết bắt đầu triển khai các máy bay chiến đấu MiG-29.Năm 1986, một nhóm gồm 6 chiếc máy bay MiG-29 đã có chuyến viếng thăm căn cứ Không quân Rissala của Phần Lan và đây là lần đầu tiên một máy bay chiến đấu thế hệ 4 của Liên Xô hiện diện ở nước ngoài.
Đội hình bay của "Chim Én" gồm 4 chiếc MiG-29.
Năm 1988, hai chiếc MiG-29 đã nhận được lời mời đến tham gia triển lãm hàng không Farnborough. Để chuẩn bị sẵn sàng cho lần ra mắt quốc tế này, các phi công đã cố gắng tìm cách tạo nên ấn tượng và thượng hiệu cho Phi đội của mình. Các máy bay MiG-29 và MiG-29 UB đã được sơn lại khá rực rỡ với thân máy bay phía trên sơn hình chim én màu xanh trên nền trắng, phía dưới bụng là hình chim én màu xanh trên nền đỏ và đuôi máy bay được sơn màu đỏ. Và ngày 6 tháng 5 năm 1991, biểu tượng dưới bụng máy bay chính thức trở thành tên của Phi đội - Phi đội "Chim Én" (Tiếng Nga - "", phiên âm "Strizhi").
Năm 1990, Phi đội bay gồm 6 chiếc MiG-29 đã được thành lập. Trong đội hình bay, các máy bay bay cách nhau khoảng 3 mét đồng thời phối hợp thực hiện những động tác bay phức tạp.
"Chim Én" tại triển lãm MAKS-2007.
Vào tháng 5 năm 1991, "Chim Én" đã có chuyến viếng thăm Thụy Điển và xuất hiện một cách khá bí mật tại căn cứ Không quân Uppsala. Chỉ đến năm 1992, "Chim Én" mới được công chúng biết đến một cách rộng rãi khi Phi đội tham gia trình diễn tại lễ kỷ 50 thành lập trung đoàn nổi tiếng Normandy-Neman. Trong vòng 2 năm, Phi đội đã thạm gia hơn 50 buổi biểu diễn tại các chương trình hàng không và các ngày nghỉ lễ ở Kubinka cũng như các thành phố khác của Nga.
Năm 1993, Phi đội tham gia trình diễn tại triển lãm hàng không MAKS-93, và mùa thu năm đó "Chim Én" đã đến thăm Bỉ và Thái Lan . Trong tháng 12/1993, với những màn trình diễn đỉnh cao tại triển lãm hàng không quốc tế Lima-93 diễn ra ở Malaysia, "Chim Én" đã được trao giải thưởng "đội nhào lộn trên không tốt nhất thế giới".
"Chim Én" tại triển lãm MAKS-2009
Năm 1994, "Chim Én" có mặt trong một lễ hội hàng không diễn ra tại sân bay Sprenger ở Đức. Tháng 5 năm 1995, phi đội đã thực hiện nhiệm hộ tống chiếc Tu-160 trong một cuộc diễu hành lớn để kỷ niệm 50 năm Chiến thắng trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Tháng 8 cùng năm, Phi đội đã tham gia triển lãm hàng không MAKS-95 .
Ngoài vinh dự là "gương mặt" không thể thiếu trong các triển lãm hàng không tại Nga đặc biệt là triển lãm MAKS, "Chim Én" còn thực hiện nhiều chuyến viếng thăm đến các quốc gia khác nhau trên thế giới như Bungari, Phần Lan (năm 2007), UAE (2007),...
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" tại triển lãm MAKS.
Năm 2001, năm đầu tiên của thiên niên kỷ mới, đã trở thành một cột mốc quan trọng trong lịch sử Phi đội "Chim Én". Phi đội đã mở rộng đội ngũ các phi công với những phi công xuất chúng như Valery Morozov, Igor Sokolov, Sergei Osyaykin, Dmitry Koposov và chỉ huy trưởng Alexei Prokhorov. Tháng 9 năm 2002, "Chim Én" đã có những màn trình diễn ấn tượng tại triển lãm thủy phi cơ quốc tế mang tên "Hydro-avia-salon 2002".
Các tiêm kích MiG-29 mang biểu tượng của Phi đội - chim én màu xanh.
Đầu tháng 6 năm 2011, có thông tin cho rằng phi đội nhào lộn trên không "Chim Én" cùng với "Hiệp sỹ Nga" sẽ bị giải tán. Tuy nhiên, ngày 10 tháng 6 năm 2011, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Anatoly Serdyukov chính thức tuyên bố, không ai có quyền giải tán hai phi đội bay này.
Vào đầu tháng 5 năm 2012, cùng với Phi đội "Hiệp sĩ Nga", "Chim én" đã nhận được lời mời tham gia vào triển lãm KADEX năm 2012 tại Astana . Tuy nhiên, chuyến thăm sau đó đã bị gián đoạn không rõ lý do.
Các tiêm kích MiG-29 thuộc Phi đội chim Én nhả mồi bẫy nhiệt.
Ngày 02 tháng 6 năm 2012, Phi đội "Chim Én" đã thực hiện các màn trình diễn trong điều kiện thời tiết xấu tại lễ kỷ niệm lần thứ 70 chiến thắng Leningrad tại sân bay Pushkin, khu vực Leningrad.
Ngày 06 và 09 tháng 9 năm 2012, các tiêm kích MiG-29 thuộc Phi đội "Chim Én" và các tiêm kích Su-27 thuộc Phi đội nhào lộn "Hiệp sĩ Nga" đã tham gia lế khai mạc và bế mạc Triển lãm thủy phi cơ quốc tế mang tên "Hydro-avia-salon 2012" diễn ra tại Gelendzhik với những màn trĩnh diễn đỉnh cao.
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" tại "Hydro-avia-salon 2012".
Kết hợp với "Hiệp sĩ Nga"
"Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" đã tiến hành các chuyến bay phối hợp từ cuối thế kỷ XX, và được mở rộng từ mùa thu năm 2002 với 8, 9 và 10 tiêm kích MiG-29 và Su-27 trong đội hình.
Trong năm 2003, "Chim Én" và "Hiệp sĩ Nga" đã có các màn trình diễn phối hợp cực kỳ thành công và đẹp mắt trong lễ kỷ niệm 65 thành lập trung đoàn, ngày Độc lập trên Quảng trường Đỏ, và tại triển lãm hàng không MAKS-2003 tại Zhukovsky.
MiG-29 và Su-27 thuộc hai phi đội hàng đầu nước Nga tại triển lãm MAKS-2011.
Tai nạn
So với "Hiệp sĩ Nga", "Chim Én" may mắn hơn khi không gặp phải những tai nạn thảm khốc.
Năm 2006, một chiếc MiG-29 UB thuộc Phi đội "Chim Én" đã rơi ngay sau khi cất cánh từ sân bay Savino Lớn. Rất may là không có thiệt hại về người.
Năm 2009 trong một sứ mệnh cùng với đội nhào lộn trên không "Hiệp sĩ Nga", thảm họa đã xảy ra khi hai máy bay chiến đấu Su-27 của Phi đội "Hiệp sĩ Nga" va chạm vào nhau. Tuy nhiên, máy bay và phi công của đội nhào lộn trên không "Chim Én" không bị thiệt hại.
Theo soha
Vinh danh cá nhân, tổ chức xuất sắc nhất 'Chim én 2012' Tối 22/9, 10 cá nhân, tổ chức thiện nguyện xuất sắc nhất "Giải thưởng Tình nguyện Chim én 2012" được Tập đoàn FPT vinh danh. Sau hơn 2 tháng phát động, giải thưởng tình nguyện Chim Én 2012 nhận được 170 hô sơ tham dự của 66 tổ chức và 104 cá nhân tiêu biểu nhất trong hoạt đông thiên nguyên. Hội đồng...