Hàng nghìn ca ung thư vú bị bỏ sót vì Covid-19
Số liệu từ Tổ chức Breast Cancer Now cho thấy 8.600 phụ nữ không thể phát hiện ung thư vú do trì hoãn tầm soát trong đại dịch.
Tổng cộng gần một triệu phụ nữ đã bỏ lỡ việc chụp quang tuyến vú định kỳ vì các chương trình xét nghiệm bị ngừng lại giữa tình trạng phong tỏa hồi tháng 3. Nhiều bệnh viện, cơ sở y tế tập trung vào điều trị cho người nhiễm nCoV.
Dữ liệu của Health Service Journal cho thấy hơn 6.000 bệnh nhân được giới thiệu tầm soát đã phải chờ đợi hơn 3 tháng. Giữa tháng 9, khoảng 6.400 người đã bị hoãn xét nghiệm hoặc điều trị tất cả loại ung thư tới hơn 100 ngày. Dịch vụ Y tế Quốc gia (NHS) đang phải đối mặt với hàng loạt hồ sơ tồn đọng từ thời gian giãn cách xã hội.
Theo nghiên cứu của Breast Cancer Now, khoảng 8.600 phụ nữ có thể đang sống chung với ung thư vú mà không biết. Thông thường, bệnh sẽ được phát hiện qua sàng lọc.
Baroness Delyth Morgan, giám đốc điều hành của tổ chức, nhận định những phát hiện này là “đáng quan ngại”. Bà cho rằng NHS không nên ngừng bất cứ chương trình xét nghiệm nào trong làn sóng Covid-19 thứ hai.
“Gần một triệu phụ nữ trên khắp nước Anh đang phải chờ đợi để khám ung thư vú, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng”, bà phát biểu. “Chúng tôi hiểu rằng chương trình chụp quang tuyến vú đã bị đình chỉ do đại dịch, nhưng bây giờ chúng ta phải khởi động lại tất cả, đảm bảo phụ nữ có thể tiếp cận với việc kiểm tra”.
Video đang HOT
Một phụ nữ được chụp quang tuyến vú tại bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo tại Canada. Ảnh: Reuters
Trở ngại của hệ thống y tế là nguồn kinh phí và nhân lực để đáp ứng các nhu cầu còn tồn đọng. Mary Wilson, chuyên gia tư vấn về chụp quang tuyến vú tại Trung tâm Nightingale, Bệnh viện Wythenshawe, cho biết: “Chúng ta không chỉ duy trì năng suất hoạt động như trước đại dịch, còn phải bắt kịp tình hình với lực lượng lao động khiêm tốn. Đây là thách thức lớn đặt ra trước mắt”.
Theo dữ liệu của Globalcan, mỗi năm, Anh ghi nhận thêm khoảng hơn 400.000 ca ung thư vú mới, hơn 100.000 trường hợp tử vong. Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai tại quốc gia, chiếm hơn 26% ở nữ giới và 12,4% ở nam giới.
Ung thư vú là dạng u vú ác tính, đa số trường hợp bắt nguồn từ các ống dẫn sữa, một phần nhỏ phát triển ở túi sữa hoặc tiểu thùy. Bệnh nếu phát hiện và điều trị muộn có thể di căn vào xương và các bộ phận khác. Dấu hiệu nhận biết ung thư vú bao gồm đau vùng ngực, thay đổi màu và tính chất da, sưng hoặc nổi hạch, đau lưng và vai gáy…
Ai cần sàng lọc ung thư vú sớm?
Thông thường, sàng lọc ung thư vú dựa trên nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ.
Ảnh minh họa
Hỏi:
Mẹ tôi mắc ung thư vú và đã điều trị được 7 năm, hiện sức khỏe của bà khá tốt. Tôi lo ngại ung thư vú có thể di truyền, vậy có nên thường xuyên khám sàng lọc ung thư vú hay không, thưa bác sĩ?
Trần Phi Phụng (Bắc Giang)
Trả lời:
Bệnh ung thư nói chung và ung thư vú nói riêng nếu được phát hiện sớm thì tỷ lệ chữa thành công rất cao. Vậy nên, việc tầm soát và phát hiện sớm ung thư có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
Thông thường, sàng lọc ung thư vú dựa trên nguy cơ mắc ung thư vú của phụ nữ. Theo đó, có thể chia đối tượng sàng lọc ung thư vú thành hai nhóm nguy cơ gồm: Nhóm nguy cơ trung bình và nhóm tăng nguy cơ.
Nhóm tăng nguy cơ (nguy cơ tích lũy đến tuổi 75 là 15 - 20%): Tiền sử gia đình (họ hàng bậc 1) có người mắc ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng, vòi trứng, phúc mạc; Có mẹ, chị em gái hoặc con gái đã được xác định mang đột biến gen BRCA1/2; Tiền sử sinh thiết vú chẩn đoán tăng sinh không điển hình; Tiền sử mắc ung thư biểu mô thể tiểu thùy tại chỗ (LCIS); Tiền sử xạ thành ngực điều trị ung thư trước tuổi 30. Ngoài ra, những phụ nữ đã được xác định có mang gen BRCA đột biến sẽ được xếp vào nhóm có yếu tố di truyền, cần có một chương trình sàng lọc, dự phòng và tư vấn đặc biệt.
Nhóm nguy cơ trung bình bao gồm những chị em phụ nữ trên 40 tuổi, không có bất kỳ dấu hiệu nào của nhóm yếu tố tăng nguy cơ.
Sàng lọc ung thư vú giúp làm tăng tỷ lệ chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm và do đó làm tăng tỷ lệ điều trị khỏi. Hơn nữa, điều trị ung thư vú giai đoạn sớm thường ít phức tạp hơn và sẽ ít tốn kém hơn so với chẩn đoán ở giai đoạn muộn. Bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm cũng có cơ hội lựa chọn các cách thức điều trị ít tác dụng phụ hơn như phẫu thuật bảo tồn, không vét hạch nách, không phải xạ trị...
Có 5 dấu hiệu này nên nghĩ đến ung thư vú Tôi thấy có người mới 36 tuổi đã được chẩn đoán ung thư vú, phải mổ cắt cả hai bên. Tôi muốn hỏi ung thư vú chữa được không? Có dấu hiệu cảnh báo gì tôi nên đi khám? (Thu Hà, Hà Nội) GS.TS Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K Trung ương: Ung thư vú là loại ung thư thường...