Hàng nghìn bác sĩ Ấn đòi bắt pháp sư ‘chữa Covid-19′
Hàng nghìn bác sĩ khắp Ấn Độ biểu tình kêu gọi bắt pháp sư nổi tiếng Baba Ramdev, người tuyên bố yoga và thảo dược có thể chống Covid-19.
Trong cuộc biểu tình “Ngày Đen tối” hôm nay, các bác sĩ Ấn Độ đeo băng tay đen và giơ những biểu ngữ yêu cầu giới chức bắt “lang băm Ramdev”. Một số người mặc đồ bảo hộ với dòng chữ “Bắt Ramdev” ở sau lưng.
Baba Ramdev, pháp sư tạo ra một “đế chế” y học cổ truyền thành công tại Ấn Độ, tháng trước phát biểu rằng Covid-19 giúp phơi bày ngành dược phẩm hiện đại là “thứ khoa học ngu ngốc và thất bại”, đồng thời tuyên bố hàng trăm nghìn người “đã chết vì sử dụng tây dược”.
Các bác sĩ tại bệnh viện Safdarjung ở New Delhi, Ấn Độ, đeo ruy băng đen biểu tình chống pháp sư Baba Ramdev hôm nay. Ảnh: PTI .
Hiệp hội bác sĩ tại Viện Khoa học Y tế Toàn Ấn Độ (AIIMS), một trong những bệnh viện công lớn nhất New Delhi, chỉ trích những phát ngôn của Ramdev là “đáng hổ thẹn”. Pháp sư này đã rút lại bình luận sau lời kêu gọi của Bộ trưởng Y tế Ấn Độ, giải thích rằng ông chỉ đang đọc những tin nhắn từ người khác.
Tuy nhiên, Ramdev sau đó lại làm dấy lên làn sóng phản đối kịch liệt hơn nữa, khi nói rằng ông không cần tiêm vaccine Covid-19 bởi đã được bảo vệ nhờ yoga và y học cổ truyền.
Patanjali Ayurved, công ty trị giá vài trăm triệu USD của Ramdev, hồi đầu năm cho ra mắt một phương thuốc thảo dược có tên Coronil, trong sự kiện có sự tham gia của một số quan chức y tế. Ramdev, người thậm chí sở hữu một kênh truyền hình, tuyên bố Coronil sẽ chữa khỏi Covid-19.
Video đang HOT
Lãnh đạo bang Haryana, phía bắc Ấn Độ, cuối tháng trước thông báo sẽ phát miễn phí Coronil cho bệnh nhân Covid-19, quyết định bị các bác sĩ chỉ trích dữ dội. “Nếu chính quyền Haryana phân phát loại thuốc này, đó sẽ là thất bại của họ”, Ajay Khanna, chủ tịch Hiệp hội Y khoa Ấn Độ (IMA) tại Uttarakhand, cảnh báo.
Pháp sư Baba Ramdev (áo cam) trong một sự kiện tháng trước. Ảnh: AFP .
Patanjali Ayurved năm ngoái đứng thứ 13 trong bảng xếp hạng những thương hiệu đáng tin cậy ở Ấn Độ. Công ty này từng cho biết họ có thuốc chữa ung thư, trong khi Ramdev tuyên bố ông cũng có thể “chữa” đồng tính và bệnh AIDS.
Ấn Độ đang trải qua thảm kịch Covid-19 với hơn 28,1 triệu ca nhiễm và hơn 330.000 ca tử vong do nCoV. Tuy nhiên, nhiều người dân nước này vẫn tin vào các biện pháp chữa trị theo y học cổ truyền và các phương pháp không có căn cứ khoa học, như bôi phân bò lên người để phòng Covid-19.
Malaysia 'không còn nhiều thời gian trước bờ vực thẳm'
Khi số ca nhiễm gia tăng, giới chức Malaysia cảnh báo bác sĩ có thể phải lựa chọn chữa trị giữa các bệnh nhân Covid-19 nhập viện.
Ngày 30/5, nước này ghi nhận 235 ca dương tính trên 1 triệu dân, vượt quá Ấn Độ, cao nhất trong khu vực, theo Our World in Data. Ngày 29/5, có 9.020 ca nhiễm nCoV mới, đỉnh của 5 ngày tăng liên tiếp, gần bằng với Mỹ, nơi có dân số gấp 10 lần. Kể từ đầu tháng 4, đường đồ thị số ca mắc mới của Malaysia dựng đứng.
Để ứng phó với dịch bệnh, Thủ tướng Muhyiddin Yassin ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc bắt đầu từ ngày 1/6. Truyền thông nhận định nước này "không còn nhiều thời gian trước bờ vực thẳm".
Bộ trưởng Y tế Noor Hisham Abdullah cho biết: "Số giường ICU tại các bệnh viện, trung tâm cách ly và điều trị Covid-19 đang giảm, có thể không đủ so với nhu cầu".
Bộ cảnh báo về tình huống ngặt nghèo sắp tới. Bác sĩ có thể phải lựa chọn bệnh nhân để chữa trị, nhường giường hồi sức tích cực (ICU) cho những ca có tỷ lệ hồi phục cao hơn.
"Lựa chọn sinh tử" kiểu này dần trở nên quen thuộc với nhân loại trong hơn một năm qua, khi dịch bệnh tại các nước đạt đỉnh. Tháng 3/2021, các bác sĩ tại Brazil cũng phải chọn các bệnh nhân có tỷ lệ sống sót cao hơn để chữa trị, khi ICU đông nghẹt tới mức không thể tiếp nhận thêm các ca cấp cứu.
Tròn một năm trước, ý tưởng "người già nhường người trẻ" ở Nhật Bản thổi bùng tranh cãi. Một bác sĩ bị chỉ trích vì kêu gọi người cao tuổi sử dụng "thẻ chấp thuận", đồng ý để bác sĩ ưu tiên điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 trẻ hơn, có cơ hội sống sót cao hơn.
Trong đợt bùng phát đầu tiên, đội ngũ y tế ở Italy, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ thường xuyên họp bàn để lựa chọn bệnh nhân.
Gia đình một bệnh nhân Covid-19 bên cạnh thi thể người thân tại Kuala Lumpur, Malaysia, ngày 23/5. Ảnh: Reuters
Năm ngoái, Malaysia xử lý đại dịch tương đối tốt, nhanh chóng siết hạn chế đi lại và đóng cửa biên giới. Giới chức trấn áp một cách nhanh chóng và hiệu quả các sự kiện tôn giáo có nguy cơ gây ra tình trạng siêu lây nhiễm.
Adeeba Kamarulzaman, giáo sư y khoa và bệnh truyền nhiễm tại Đại học Malaya, cho biết: "Chúng tôi tự hào vì đã hành động rất nhanh, ngay khi có tin tức mới về virus. Nhiều tháng, đất nước chỉ ghi nhận ca nhiễm nhập cảnh. Điều này thật tuyệt vời".
Mọi thứ thay đổi vào tháng 9/2020, khi số bệnh nhân tăng mạnh do cụm dịch ở trại giam và cuộc bầu cử cấp bang. "Chúng tôi hơi mất cảnh giác. Từ đó, các cụm dịch nhỏ xuất hiện", giáo sư Kamarulzaman nói.
Tháng 1, bà là một trong gần 50 chuyên gia y tế ký lá thư ngỏ kêu gọi chính phủ tăng cường xét nghiệm và truy vết. Vài ngày sau, thủ tướng Muhyiddin Yassin tuyên bố phong tỏa một phần đất nước. Số ca mắc bắt đầu giảm, song tăng vọt trở lại vào tháng 4 - tháng Ramadan, khi các gia đình Hồi giáo tụ tập, tạo điều kiện cho virus lây lan.
Trong khi đó, chương trình tiêm chủng tại Malaysia còn chậm chạp, giống với nhiều nước Đông Nam Á khác. Chính phủ mới tiêm vaccine cho khoảng 3,5% dân số, thấp hơn hẳn nước láng giềng Singapore.
Theo Our World in Data, tỷ lệ ca nhiễm theo ngày trên một triệu người tại Malaysia cao gấp đôi Ấn Độ. Giáo sư Kamarulzaman nói: "Dù tình hình nghiêm trọng, chúng tôi không đến mức cạn kiệt oxy như Ấn Độ".
Song trên thực tế, nhiều bệnh viện, đặc biệt ở ngoài các thành phố lớn, bắt đầu chật kín người. Nhiều chuyên gia lo ngại hệ thống y tế có thể sụp đổ. Bà Kamarulzaman kỳ vọng đợt phong toả mới giúp giảm áp lực với các cơ sở y tế tuyến đầu.
Các nhà phân tích dự đoán lệnh phong toả 14 ngày có thể làm kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế tới 2% trong năm nay. Song việc này vẫn rất cần thiết.
"Chúng tôi cần phong tỏa, nhưng các quy định phải thật sự nghiêm ngặt. Nếu không, số ca nhiễm sẽ vượt ngoài kiểm soát", giáo sư Kamarulzaman nói. .
Bang Ấn Độ mượn rượu khuyến khích dân tiêm vaccine Covid-19 Một lãnh đạo ở bang Uttar Pradesh yêu cầu các cửa hàng chỉ bán rượu cho người đã tiêm vaccine Covid-19, nhằm khuyến khích người dân đi tiêm chủng. Truyền thông Ấn Độ hôm 31/5 đưa tin lãnh đạo Hem Kumar Singh của quận Etawah, bang Uttar Pradesh, miền bắc đất nước, đã yêu cầu các cửa hàng bán rượu phải dán thông...