Hàng ngàn thanh niên giúp người dân phòng chống dịch bệnh gia súc
Ngày 14-4, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò và dịch tả heo châu Phi, các tổ chức Đoàn trên địa bàn tỉnh đã tổ chức hơn 125 đội xung kích thanh niên tình nguyện với gần 2.000 bạn trẻ ra quân hỗ trợ người dân triển khai các biện pháp phòng chống dịch.
Lực lượng đoàn viên, thanh niên đến tận từng hộ dân, các mô hình kinh tế thanh niên phát tờ rơi tuyên truyền, hướng dẫn, nâng cao kiến thức để phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục và dịch tả heo châu Phi; tổng vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi trường chuồng trại chăn nuôi, một số tuyến đường giao thông trục xã, thôn xóm, nguồn nước; phun hóa chất tiêu diệt các vật chủ trung gian truyền bệnh; phát quang bụi rậm, xử lý tiêu hủy gia súc bị chết; hỗ trợ, tặng quà các hộ dân có vật nuôi bị chết…
Ngoài ra, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Hà Tĩnh cũng hỗ trợ các huyện, thị, thành đoàn trên địa bàn hơn 550kg hóa chất khử khuẩn Cloramin B và trang bị hàng trăm bộ trang phục cho các đội thanh niên tình nguyện làm nhiệm vụ với tổng trị giá gần 260 triệu đồng.
Video đang HOT
Tính đến ngày 6-4, tỉnh Hà Tĩnh có 10.500 con trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục ở 195 xã, trong đó có 884 con bị chết, phải tiêu hủy. Dịch tả heo châu Phi tái phát tại 65 xã, lũy kế tổng số heo ốm, chết, tiêu hủy là 5.231 con.
Thanh Hóa: Hơn 3.600 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục, phải tiêu hủy 230 con
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thanh Hóa, đến ngày 13/4, toàn tỉnh có 3.619 con trâu, bò ở 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh viêm da nổi cục.
Thanh Hóa đã có 3.619 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT Thanh Hóa, tính đến 16h ngày 13/4 trên địa bàn tỉnh đã có 3.619 con trâu, bò của 2.875 hộ chăn nuôi tại 552 thôn, 175 xã của 21 huyện, thị xã, thành phố bị mắc bệnh Viêm da nổi cục (VDNC) và buộc phải tiêu hủy 230 con.
Trong đó, các địa phương có số trâu, bò mắc bệnh nhiều như: thị xã Nghi Sơn (1.425 con), huyện Yên Định (1.030 con), Nông Cống (403 con), Thọ Xuân (258 con), Nga Sơn (70 con), Ngọc Lặc (74 con), Hoằng Hóa (70 con)...
Cơ quan chức năng đã phải tiêu hủy 230 con trâu, bò mắc bệnh viêm da nổi cục.
Ngay sau khi có thông tin dịch bệnh, Sở NN&PTNT Thanh Hóa, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đã làm việc với các địa phương có dịch để triển khai công tác phòng, chống dịch và cử cán bộ chuyên môn trực tiếp bám sát địa bàn để phòng, chống dịch.
Ngoài ra, việc thành lập tổ công tác để điều tra tổng đàn, nắm bắt tình hình, tổ chức tiêm phòng bao vây vắc xin cho đàn trâu, bò tại vùng đệm, vùng bị uy hiếp và vùng dịch, cơ quan chức năng nghiêm cấm việc buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò trên địa bàn xã, phường có dịch.
Bên cạnh đó, thành lập các chốt kiểm soát, tổ kiểm soát lưu động trên các tuyến giao thông ra vào địa bàn túc trực 24/24 để phòng, chống dịch; đồng thời tổ chức thực hiện việc phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả tại các thôn có dịch 2 ngày/lần, các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày/1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng...
Ông Đặng Văn Hiệp, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Thanh Hóa cho biết: "Người ăn hay không ăn thịt trâu, bò bị bệnh thì sợ nhất bệnh nền, còn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò chỉ lây sang trâu, bò với nhau chứ không lây sang người".
Về các biện pháp phòng, chống dịch, đến thời điểm 16h ngày 13/4, các địa phương trên toàn tỉnh đã tiến hành tiêm được tổng số vắc xin cho 221.425 con trâu, bò.
Hiện nay các ngành chức năng cũng đã công bố hết dịch đối với xã Ninh Khang, huyện Vĩnh Lộc.
Từ hôm nay, người Hải Dương đến Quảng Ninh không phải cách ly y tế Từ 0h00 ngày 3/4 người từ Hải Dương đến Quảng Ninh không phải cách ly y tế Đó là một trong những nội dung chủ yếu của công văn hoả tốc mà UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành. Công văn chỉ đạo về một số biện pháp khôi phục các hoạt động kinh tế xã hội trong trạng thái bình thường mới....