Hàng ngàn nhân viên y tế xin nghỉ việc sau 2 năm chống dịch Covid-19
Theo Bộ Y tế, trong 2 năm chống dịch Covid-19, hàng ngàn nhân viên y tế đã xin nghỉ việc do phải làm việc liên tục trong môi trường nguy hiểm, áp lực.
Hội nghị tổng kết công tác y tế năm 2021 đã được Bộ Y tế tổ chức sáng nay 20.1. Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tham dự hội nghị.
Theo Bộ Y tế, vừa qua ca mắc Covid-19 tăng nhanh do biến thể Delta có tốc độ lây lan nhanh, đột ngột, gây quá tải hệ thống y tế, đến nay dịch cơ bản được kiểm soát. So với tháng cao điểm (tháng 8, 9.2021) số ca tử vong đã giảm, nhưng vẫn ở mức gần 200 ca/ngày.
2 năm chống dịch Covid-19 nhân viên y tế liên tục làm việc trong môi trường áp lực, nguy cơ lây nhiễm bệnh. Ảnh ĐẬU TIẾN ĐẠT
Đáng lưu ý, do ảnh hưởng của dịch, ca tử vong do Covid-19 tăng cao, một số chỉ tiêu y tế không đạt, trong đó, chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình hiện ở mức 73,7 tuổi, không đạt so với chỉ tiêu (73,8 tuổi).
Bộ Y tế cũng đánh giá một số hạn chế trong điều trị Covid-19 như: một số địa phương quản lý F0 chưa sát với hướng dẫn, còn tình trạng F0 chưa được can thiệp kịp thời; sử dụng thuốc điều trị tại nhà chưa đúng hướng dẫn của Bộ Y tế (dùng thuốc chống đông, kháng viêm quá sớm…).
2 năm chống dịch, nhân viên y tế mệt mỏi do liên tục làm việc trong môi trường áp lực cao, đối diện nguy cơ lây nhiễm cao, bị sang chấn tâm lý, quá tải công việc nên đã có hàng ngàn người xin nghỉ, thôi việc, gia tăng nguy cơ thiếu nhân lực.
Năm 2022, Chính phủ giao Bộ Y tế đạt chỉ tiêu 3,03 dược sĩ đại học/10.000 dân; 15 điều dưỡng/10.000 dân; 9,4 bác sĩ/10.000 dân; 29,5 giường bệnh/10.000 dân; tuổi thọ bình quân đạt 73,8…
Covid-19 sáng 20.1: Cả nước 2.078.087 ca nhiễm | Yêu cầu không gây khó với người về quê ăn tết
TP.HCM từng là tâm dịch lớn nhất, khó nhất của cả nước trong năm 2021 hiện đã là vùng xanh. TP.HCM có trách nhiệm ngăn chặn, đẩy lui dịch. Từ kinh nghiệm chống dịch của TP.HCM, các tỉnh cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vắc xin để an toàn “mở cửa”. Thiếu vắc xin, Bộ trưởng Bộ Y tế chịu trách nhiệm; có vắc xin nhưng không tiêm được, Chủ tịch UBND cấp tỉnh chịu trách nhiệm. Thủ tướng Phạm Minh Chính
Đồng Nai tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm
Sau khi tiếp nhận 500.000 liều Vero Cell (hãng Sinopharm) từ TP HCM, Đồng Nai sẽ ưu tiên tiêm cho người dân ở vùng nguy cơ cao.
Số vaccine trên được TP HCM chia sẻ cho Đồng Nai trong bối cảnh địa phương ghi nhận gần 23.000 ca nhiễm, 186 người tử vong, xếp thứ 3 cả nước. Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ, Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cho biết tỉnh đang lên kế hoạch sử dụng vaccine Vero Cell, nhưng chủ trương sẽ tiêm cho người dân vùng nguy cơ cao trước, sau đó đến vùng nguy cơ thấp.
Nhân viên y tế tiêm chủng vaccine Covid-19 cho người dân Đồng Nai. Ảnh: Thái Hà
Đến nay, Đồng Nai đã nhận gần một triệu liều vaccine ngừa Covid-19 từ Bộ Y tế. Hơn 714.000 người được tiêm phòng vaccine, trong đó hơn 55.400 người tiêm đủ 2 liều. Tỉnh cũng nhận 3.000 liều vaccine Vero Cell tiêm cho các chuyên gia, lao động Trung Quốc sinh sống, làm việc ở địa bàn.
Làm việc với tỉnh ngày 27/8, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong tháng 9 sẽ ưu tiên vaccine cho Đồng Nai để tiêm người dân từ 18 tuổi trở lên ở TP Biên Hòa, huyện Vĩnh Cửu và Nhơn Trạch, thuộc vùng nguy cơ cao. Với khoảng 2,2 triệu người cần tiêm, Đồng Nai cần ít nhất 4,2 triệu liều để phủ vaccine toàn dân, sớm đẩy lùi dịch bệnh.
Vaccine Vero Cell sản xuất tại Trung Quốc, được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt, nằm trong danh sách các loại vaccine sử dụng khẩn cấp để phòng chống Covid-19 và được nhiều nước sử dụng.
Ngoài Đồng Nai, các tỉnh thành như Quảng Ninh, Hải Phòng và TP HCM cũng tiêm vaccine Vero Cell cho người dân.
F0 phát hiện ngoài cộng đồng nhiều, TP.HCM đủ điều kiện chăm sóc Từ ngày 23/8 đến ngày 27/8, TP.HCM phát hiện 54.498 F0 trong cộng đồng thông qua test nhanh. Sở Y tế TP.HCM khẳng định, dù số người dương tính phát hiện nhiều, nhưng TP đủ điều kiện để chăm sóc. Phát hiện 54.498 trong 4 ngày Thông tin trên được Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hữu Hưng chia sẻ tại...