Hàng ngàn người dân đổ về Ao Bà Om dự Lễ Ok-Om-Bok
Tối ngày 28/11 (nhằm Rằm tháng Mười âm lịch), hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ về Ao Bà Om (TP.Trà Vinh) cùng dự lễ hội Ok-Om-Bok 2012, một lễ hội có nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ .
Theo ghi nhận của PV Dân trí, dù đây là một lễ hội truyền thống của người dân tộc Khmer Nam Bộ nhưng hàng ngàn người trong đó có đông đảo người Kinh, Hoa và các dân tộc khác cũng tham dự trong không khí vui tươi phấn khởi.
Tại Trà Vinh, năm nay lễ hội Ok-Om-Bok được tổ chức quy mô lớn tại Ao Bà Om- một di tích thắng cảnh nổi tiếng của tỉnh. Dù buổi lễ chính thức diễn ra lúc 20h tối, tuy nhiên từ đầu giờ chiều, khu vực Ao Bà Om đã đông nghẹt người.
Hàng ngàn người dân đổ về Ao Bà Om dự lễ hội Ok-Om-Bok vào tối 28/11 tại Trà Vinh.
Sân khấu của buổi lễ được dựng trên bờ ao, khung cảnh trang trí đậm nét văn hóa Khmer trong khi đó, xung quanh Ao Bà Om, nhiều lồng đèn (hình tượng đèn gió) được treo lên làm cho ánh sáng xung quanh ao trở nên lung linh, huyền ảo dưới ánh trăng rằm.
Càng gần đến giờ khai lễ, không khí xung quanh Ao Bà Om càng nóng hơn bởi người dân liên tục kéo về khu vực này.
Đến giờ khai lễ, mở màn là tiếng nhạc và những điệu múa của các cô gái mang đặc trưng văn hóa Khmer. Tiếp đến, các diễn viên tái hiện lại tục cúng trăng. Sau đó, các chùa và phật tử cùng đi diễu hành xung quanh ao với một cỗ xe đặc trưng và thả hoa đăng trên Ao Bà Om. Với những hình ảnh thể hiện nét văn hóa riêng, lễ Cúng Trăng trở nên ấn tượng với người xem.
Lễ Ok-Om-Bok hay còn gọi là Lễ Cúng Trăng được tổ chức vào Rằm tháng Mười hàng năm, đây là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ. Lễ Cúng Trăng với ý nghĩa sau mùa thu hoạch, người dân làm lễ tạ ơn thần Trăng đã cho một mùa bội thu và cầu cho mùa vụ mới được sung túc hơn.
Xung quanh Ao Bà Om lồng đèn sáng lung linh…
…và ánh trăng Rằm gọi xuống mặt ao làm cho không khí đêm hội thêm mờ ảo, ấn tượng hơn.
Những hình tượng đặc trưng tại đêm hội.
Video đang HOT
Những điệu múa ấn tượng…
…và cận cảnh nét đẹp văn hóa Khmer.
Hình tượng chị Hằng qua điệu bộ của con thỏ…
…và tái hiện lại hình ảnh cúng Thần Trăng.
Trẻ ăn no đủ, một mùa sung túc.
Người lớn, trẻ nhỏ vui múa hát mừng bội thu.
Thả hoa đăng xuống Ao Bà Om cầu mong những điều tốt đẹp.
Các Tăng ni, Phật tử và người dân cùng đi diễu hành xung quanh ao với những vật cúng Thần Trăng cầu cho một mùa mới sung túc. (Ảnh: Huỳnh Hải).
Theo Dantri
Hàng ngàn người dân di dời tránh bão
Trong sáng nay 28.10, hàng ngàn người dân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nam Định... đã di dời đến nơi trú bão an toàn.
Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, lúc 17 giờ ngày 28.10, vị trí tâm bão số 8 ở vào khoảng 19,7 độ Vĩ Bắc 106,9 độ Kinh Đông, cách bờ biển các tỉnh Hải Phòng - Ninh Bình khoảng 100 km về phía nam đông nam.
Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, cấp 12 (từ 103 đến 133 km/giờ), giật cấp 13, cấp 14.
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng bắc, mỗi giờ đi được khoảng 10 - 15 km, áp sát bờ biển đồng bằng Bắc bộ.
Đến 04 giờ ngày 29.10, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,8 độ Vĩ Bắc 106,8 độ Kinh Đông, trên vùng bờ biển các tỉnh Quảng Ninh - Thái Bình. Sức gió mạnh nhất ở vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (từ 62 đến 88 km/giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Va chạm giữa xe khách và xe tải làm 2 người chết
Trưa nay, tại km 359 800 QL1 thuộc địa bàn thôn 7, xã Hải Lĩnh, H.Tĩnh Gia (Thanh Hóa) xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết và 3 người bị thương.
Xe khách 34M-4684 do tài xế Đinh Văn Hảo (SN 1975), ở IABăng, Đắk Đoa, Gia Lai, điều khiển hướng bắc nam khi đến địa điểm trên bị mất lái lật nghiêng, đuôi xe quay ngược đâm vào đầu xe tải nhỏ 37V-3169 do Võ Công Châu (chưa xác định được năm sinh) ở Diễn Châu, Nghệ An, điều khiển hướng ngược lại.
Vụ tai nạn làm 2 người chết tại chỗ chưa xác định được danh tính (1 phụ xe tải và 1 hành khách) 03 người bị thương (trong đó có lái xe tải bị thương nặng).(Theo TTXVN)
Chiều 28.10, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết, suốt từ sáng đến chiều nay, bão số 8 chủ yếu di chuyển theo hướng bắc, men theo vùng bờ biển nước ta.
"Hiện vẫn chưa biết chính xác thời điểm bão đổ bộ và khu vực đổ bộ của tâm bão. Nhiều khả năng, bão số 8 sẽ áp sát và đi dọc bờ biển các tỉnh nam đồng bằng Bắc bộ. Nếu bão đổ bộ, nhiều khả năng Nam Định và Thái Bình sẽ là khu vực tâm bão quét qua, suy yếu dần và sau đó di chuyển ra phía bắc vịnh Bắc bộ", ông Tăng nhận định.
Theo ông Tăng, các tỉnh, thành ven biển từ Hải Phòng đến bắc Thanh Hóa cần đề phòng gió mạnh cấp 9 - cấp 10. Mưa chủ yếu xảy ra ở vùng ven biển với lượng mưa phổ biến trên 200 mm. Phía sâu trong đất liền mưa nhỏ hơn, lượng mưa dự báo ở vào khoảng trên dưới 100 mm.
Chịu ảnh hưởng của bão số 8, ở đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng) có gió mạnh cấp 7, giật cấp 10 Cửa Ông (Quảng Ninh) gió mạnh cấp 5, giật cấp 7 Văn Lý (Nam Định) gió cấp 6, giật cấp 8...
Trên đất liền, ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế đã có mưa vừa, mưa to đến rất to với tổng lượng mưa từ 50 - 100 mm. Một số nơi có mưa lớn hơn như Cẩm Nhượng (Hà Tĩnh) 173 mm, Hương Sơn 154 mm, Mai Hóa (Quảng Bình) 139 mm...
Hàng ngàn người dân đến nơi trú ẩn an toàn
Tại Thanh Hóa: Hiện nay, các địa phương ven biển ở Thanh Hóa đã hoàn thành việc di dời dân sát mép nước đến nơi trú bão an toàn.
Tại Hậu Lộc (Thanh Hóa), địa phương được xác định sẽ là nơi tâm bão số 8 đi qua, công việc di dân và cứu hộ tàu thuyền vào tránh bão đã được triển khai hết sức khẩn trương.
Cho đến trưa nay mọi công tác đối phó với bão số 8 tại Thanh Hóa đã hoàn thành.
Dưới đây là một số hình ảnh Thanh Niên Online ghi nhận công tác chuẩn bị đối phó với siêu bão, dự kiến đổ bộ vào đất liền tối nay, của người dân Thanh Hóa:
Chằng chống lại nhà cửa trước khi bão vô - Ảnh N.Minh
Gia cố lại các vách, tường nhà - Ảnh N.Minh
Các tàu thuyền hoạt động trên biển đã được kêu gọi vào trú tránh bão - Ảnh N.Minh
Trong những ngày qua ở Thanh Hóa đã có mưa rất to - Ảnh N.Minh
Các hộ dân ở sát mép nước đã được di chuyển đến nơi trú bão an toàn - Ảnh N.Minh
Tại Nam Định, mưa lớn trên diện rộng bắt đầu từ rạng sáng nay.
Sau khi thực hiện lệnh cấm biển từ 12 giờ trưa 27.10, Bộ đội biên phòng Nam Định kiên quyết yêu cầu các tàu thuyền phải tìm nơi tránh, trú an toàn.
Đến 10 giờ 30 sáng nay, Ban tác chiến, Bộ đội biên phòng Nam Định khẳng định toàn bộ 2.080 tàu thuyền của tỉnh này đã về nơi neo đậu an toàn. Trong đó 2.018 tàu với 10.450 ngư đang neo đậu trong tỉnh, 62 tàu với 422 ngư dân neo đậu tại các tỉnh khác. Ngoài ra, Nam Định cũng bố trí chỗ đỗ, đậu cho 5 tàu với 28 ngư dân của Thanh Hóa và Hải Phòng.
Lúc 11 giờ trưa nay, Bộ đội biên phòng Nam Định xác nhận đã hoàn thành sơ tán xong 4.417 người dân đến nơi trú ẩn an toàn, cũng như đã thuyết phục được 50 các chủ ki-ốt, hộ kinh doanh ở 2 bãi biển Quất Lâm (Giao Thủy) và Thịnh Long (Hải Hậu) sơ tán.
Trước 16 giờ ngày 28.10, Bộ đội biên phòng tỉnh và chính quyền địa phương sẽ dùng biện pháp cưỡng chế nếu các đối tượng này không chịu di dời.
Đưa tàu thuyền vào vị trí tránh, trú an toàn tại cống số 8, Giao Thủy, Nam Định - Ảnh Hoàng Long
Trưa nay, ông Nguyễn Việt Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP.Nam Đinh cho biết vừa hoàn thành di dân ở các khu chung cư cũ, các vùng trũng đến nơi an toàn. TP.Nam Định đã sẵn sàng các phương án chống ngập, úng.
Trao đổi với Thanh Niên Online lúc 12 giờ 30 ngày 28.10, ông Đỗ Văn Khánh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Nam Định cho biết vấn đề đáng lo ngại nhất khi bão số 8 đổ bộ vào Nam Định là địa phương đang có 8 km đê biển khu vực Cồn Xanh (Nghĩa Hưng) đang trong giai đoạn thi công.
Cùng với việc tập kết 20.000 m2 vải bạt chống tràn, 100 rọ thép, 200 m3 đá hộc, trên 300 người và máy móc để hộ đê, từ sáng ngày 28.10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nam Định Đoàn Hồng Phong đã trực tiếp xuống chỉ đạo bảo vệ đoạn đê này.
Ngoài ra, Nam Định còn có trên 3.000 ha lúa nếp, lúa đặc sản chưa gặt và gần 6.000 ha rau màu vùng trũng có thể bị ảnh hưởng nặng khi bão số 8 tràn vào.
Theo TNO
TT-Huế: "Thảm" sương mù tuyệt đẹp bất ngờ bao phủ thành phố Từ 22h tối 5/2 cho đến chừng 2h sáng nay 6/2, toàn bộ TP Huế bỗng chìm trong một "tấm thảm" sương mù dày đặc, huyền ảo và tuyệt đẹp. Đây là dấu hiệu cho thấy sẽ có một ngày nắng to tại Huế vào hôm sau. Theo quan sát của PV, sương mù bắt đầu xuất hiện rải rác vào lúc gần...