Hàng ngàn lãnh đạo tỉnh và huyện, hàng vạn cán bộ xã, ai đi ai ở khi sáp nhập?
Một trong những vấn đề quan trọng khi sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính là công tác bố trí và tuyển chọn cán bộ, công chức, nhất là cấp lãnh đạo, quản lý; ai đi, ai ở là một bài toán đặt ra không hề đơn giản.
Đó là chia sẻ của TS Lê Văn Hạnh, Ban Nội chính Trung ương, gửi đến Diễn đàn “Sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sắp xếp xã: Nghe dân nói”. Báo VietNamNet trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả liên quan đến việc việc bố trí, sử dụng cán bộ khi thực hiện chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
Hiện nay, việc sắp xếp tổ chức bộ máy và đơn vị hành chính các cấp cơ bản đã hình thành tổng thể. Với sự triển khai quyết liệt, sự đồng thuận trong toàn xã hội, việc hoàn thành chủ trương này chỉ còn trong thời gian ngắn.
Vấn đề mấu chốt tiếp theo để bộ máy vận hành thực sự hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả như mục tiêu đề ra, cùng với hoàn thiện thể chế phải lựa chọn được cán bộ thực sự đủ đức, đủ tài và bố trí đúng người, đúng việc.
Để công tác cán bộ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên mới, rất cần thiết nhìn lại, đúc rút những kinh nghiệm từ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thời gian qua để lựa chọn, bố trí cán bộ nhằm thực hiện cho được chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: “Kiên quyết không để lọt vào cấp ủy khóa mới những cán bộ suy thoái, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, không để xảy ra tình trạng cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý”.
Sáp nhập đơn vị hành chính cũng là cơ hội để sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, công chức, chọn những người ở lại giữ trọng trách quan trọng, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Ảnh: Thạch Thảo
Sau một thời gian Đảng, Nhà nước kiên quyết, kiên trì, không ngừng, không nghỉ đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng mà Nghị quyết Trung ương 4 khóa 11 chỉ ra là “một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống” đã được nhận diện ngày càng rõ và xử lý có hiệu quả.
Chỉ tính riêng từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng đến nay, đã có hơn 90.500 đảng viên bị xử lý kỷ luật Đảng, trong đó có hơn 160 cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Trung ương quản lý (nhiều hơn hai lần so với cả nhiệm kỳ 12); hơn 60 cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc diện Trung ương quản lý bị xử lý hình sự (nhiều hơn ba lần so với cả nhiệm kỳ 12).
Đây là những con số biết nói, đặt ra cho chúng ta yêu cầu làm sao công tác quản lý, bố trí, sử dụng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng tới đây không lặp lại những hạn chế như đã xảy ra. Nếu tiếp tục xảy ra, đó là điều mà cán bộ, đảng viên, Nhân dân không thể chấp nhận và cũng không có lý do gì để biện giải thuyết phục.
Kết quả phát hiện, xử lý những cán bộ, đảng viên sai phạm, tham nhũng, tiêu cực thời gian qua đã có tác dụng rất to lớn trong việc chấn chỉnh kỷ luật, kỷ cương, tăng cường xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội.
Còn nhiều việc phải trăn trở, suy nghĩ
Bên cạnh đó, cũng còn nhiều việc phải trăn trở, suy nghĩ, trong đó có ba vấn đề cần mạnh dạn nhìn nhận liên quan đến công tác lựa chọn, bố trí cán bộ.
Video đang HOT
Thứ nhất, những cán bộ, đảng viên sai phạm đã không giữ vững được thành trì cuối cùng, đó là khả năng kiềm chế “lòng tham”, nên trước những cám dỗ về vật chất đã không thể vượt qua.
Khi sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh, thành có nghĩa là có 29 bí thư, chủ tịch cấp tỉnh và hàng trăm giám đốc sở, ngành cùng cấp phó cần sắp xếp lại. Không tổ chức cấp huyện có nghĩa là 696 bí thư, chủ tịch cấp huyện và hàng ngàn cấp phó cần bố trí, giải quyết. Sáp nhập 10.035 xã còn khoảng 5.000 xã tức là hơn 5.000 bí thư, chủ tịch xã cũng cần phải tính toán.TS Lê Văn Hạnh
Thứ hai, mặc dù cán bộ, đảng viên sai phạm đã bị xử lý nghiêm minh, nhưng vẫn còn những trường hợp không biết sợ, cố tình vi phạm, bất chấp pháp luật và đạo lý.
Bằng chứng là, hầu hết các sai phạm bị phát hiện, xử lý thời gian qua chủ yếu xảy ra từ các nhiệm kỳ trước, song vẫn có những sai phạm do không được phát hiện, xử lý nên tiếp tục tiếp diễn hoặc ngay trong khi các cơ quan chức năng đang xử lý các sai phạm với tính cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe rất cao mà sai phạm mới vẫn diễn ra. Vụ án xảy ra tại công ty Việt Á là một minh chứng điển hình.
Thứ ba, việc xử lý nghiêm khắc nhiều cán bộ, đảng viên sai phạm thời gian qua cũng đặt ra vấn đề là một bộ phận cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nảy sinh tư tưởng “làm nhiều sai nhiều, làm ít sai ít, không làm không sai”, “thà đứng trước hội đồng kỷ luật còn hơn là đứng trước hội đồng xét xử”.
Từ đó, họ thiếu quyết liệt, không dám làm, né tránh, đùn đẩy, sợ sai, sợ trách nhiệm, dẫn đến trì trệ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội và giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp.
Bài toán đặt ra không hề đơn giản
Để thực hiện hai mục tiêu 100 năm mà Đảng ta đã đặt ra, trước mắt là mục tiêu tăng trưởng kinh tế trên 8% năm 2025 và hai con số liên tục trong các năm tiếp theo, thời gian đầu sau sắp xếp bộ máy và đơn vị hành chính còn vô vàn khó khăn, phức tạp phải giải quyết ở phía trước.
Một trong những vấn đề quan trọng, đó là công tác sắp xếp, bố trí và tuyển chọn đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cấp lãnh đạo, quản lý ở đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã mới sau khi sắp xếp.
Bởi khi sáp nhập 63 tỉnh thành còn 34 tỉnh, thành có nghĩa là có 29 bí thư, chủ tịch cấp tỉnh và hàng trăm giám đốc sở, ngành cùng cấp phó cần sắp xếp lại. Không tổ chức cấp huyện có nghĩa là 696 bí thư, chủ tịch cấp huyện và hàng ngàn cấp phó cần bố trí, giải quyết. Sáp nhập 10.035 xã còn khoảng 5.000 xã tức là hơn 5.000 bí thư, chủ tịch xã cũng cần phải tính toán.
Ngoài ra, hàng trăm nghìn công chức, viên chức cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã cũng là những người cần được quan tâm giải quyết công việc, chế độ chính sách khi sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập xã.
Đây là một bài toán đặt ra không hề đơn giản nhưng cũng là cơ hội để Đảng, Nhà nước sàng lọc lại đội ngũ cán bộ, công chức, chọn những người ở lại giữ trọng trách quan trọng đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Thành hay bại trước hết và xét đến cùng là ở yếu tố then chốt – con người, cán bộ. Từ việc xử lý cán bộ, đảng viên sai phạm, tham nhũng, tiêu cực thời gian qua giúp chúng ta có thêm nhiều kinh nghiệm và cũng đặt ra yêu cầu kiên quyết, dứt khoát phải loại bỏ những cán bộ thiếu tu dưỡng, rèn luyện, thiếu bản lĩnh khắc chế “lòng tham” để lựa chọn những cán bộ có “ham muốn” đổi mới, phát triển.
Đây cũng là cơ hội loại bỏ những cán bộ không biết sợ, cố tình vi phạm hoặc không dám làm, né tránh, đùn đẩy để lựa chọn được những cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới, sáng tạo vì lợi ích chung, với động cơ trong sáng, không vụ lợi.
Vì vậy cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy lần này còn là cuộc cách mạng về công tác cán bộ. Có như vậy, con đường bước vào kỳ nguyên mới của dân tộc Việt Nam mới thành công.
TS Lê Văn Hạnh (Ban Nội chính Trung ương)
Dự kiến sáp nhập 52 tỉnh, giữ nguyên 11 tỉnh thành
Dự kiến sáp nhập 52 tỉnh thành và 11 tỉnh thành còn lại giữ nguyên gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định dự thảo và tờ trình về Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.
Theo dự thảo nghị quyết và tờ trình, các tiêu chí để sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp tỉnh, cấp xã gồm diện tích tự nhiên; quy mô dân số; lịch sử, truyền thống, văn hoá, tôn giáo, dân tộc; địa kinh tế; địa chính trị; quốc phòng, an ninh.
Trong đó, tiêu chí diện tích tự nhiên và quy mô dân số được xác định theo Nghị quyết số 1211/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (sửa đổi, bổ sung năm 2022) về tiêu chuẩn, phân loại đơn vị hành chính.
Ngoài ra, dự thảo cũng lưu ý không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.
52 tỉnh, thành sẽ sáp nhập là những địa phương nào?
Theo các tiêu chí định hướng sắp xếp thì dự kiến cả nước có 11 ĐVHC cấp tỉnh giữ nguyên, gồm: Hà Nội, Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Còn lại 52 ĐVHC cấp tỉnh thuộc diện phải sắp xếp gồm 4 thành phố: Hải Phòng, TPHCM, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh: Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hoà, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An, Cà Mau, Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.
Cũng theo dự thảo, tỉnh nhập với tỉnh thì sau khi sáp nhập sẽ gọi là tỉnh, tỉnh nhập vào thành phố trực thuộc Trung ương thì tỉnh lớn sau sáp nhập là thành phố trực thuộc Trung ương.
Sau sắp xếp, cả nước còn dưới 3.000 xã
Với việc sáp nhập ĐVHC cấp xã, cũng phải cân nhắc kỹ các yếu tố đặc thù lịch sử, truyền thống, văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, liên kết tiểu vùng...
Trường hợp nhập từ 4 ĐVHC cấp xã trở lên với nhau thì không cần phải tính đến tiêu chuẩn về diện tích, dân số.
Tuy nhiên, sau sắp xếp, số lượng ĐVHC cấp xã phải giảm 70-75% so với số lượng hiện hành để có thể tính toán tổ chức lại chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp (không còn cấp huyện), thay vì 3 cấp như hàng chục năm qua.
Việc nhập xã sẽ thực hiện theo nguyên tắc nhập nguyên trạng và có thể nhập xã của huyện này vào xã của huyện khác. Xã nhập với xã thì sau sắp xếp, ĐVHC mới gọi là xã, xã nhập với phường thì sau sắp xếp, ĐVHC mới gọi là phường.
Theo dự thảo, với các tiêu chí và cách làm như trên, dự kiến sẽ có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp. Sau sắp xếp, cả nước sẽ còn khoảng dưới 3.000 ĐVHC cấp xã.
Về tên gọi, các địa phương sẽ chủ động trong lựa chọn nhưng khuyến khích đặt tên ĐVHC cấp xã mới theo tên của ĐVHC cấp huyện trước sắp xếp, có gắn số thứ tự để thuận lợi cho việc số hóa, cập nhật dữ liệu thông tin.
Hỗ trợ 100 tỷ đồng/tỉnh giảm, 500 triệu đồng/xã giảm
Về biên chế, dự thảo Nghị quyết quy định, số cán bộ, công chức, viên chức của ĐVHC cấp tỉnh và xã mới sau sắp xếp không vượt quá tổng số có mặt tại các ĐVHC cấp tỉnh, xã trước sắp xếp.
Tuy nhiên, con số này sẽ phải giảm dần trong thời hạn 5 năm sau khi sắp xếp, tính theo ngày hiệu lực của nghị quyết này.
Ngoài ra, những cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cũng được bảo lưu chế độ, chính sách tiền lương, phụ cấp trong 6 tháng kể từ thời điểm sắp xếp. Sau thời hạn này sẽ thực hiện chế độ, chính sách tiền lương và phụ cấp chức vụ theo vị trí việc làm mới phù hợp với quy định.
Để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các địa phương thực hiện sắp xếp ĐVHC, dự thảo quy định ngân sách trung ương hỗ trợ 1 lần cho địa phương nhận bổ sung cân đối ngân sách với định mức 100 tỷ đồng/1 cấp tỉnh giảm và 500 triệu đồng/1 cấp xã giảm. Nguồn ngân sách này sẽ được bố trí cho ngân sách địa phương năm 2026.
Bộ Quốc phòng sáp nhập Cục Bản đồ vào Cục Tác chiến Việc sáp nhập Cục Bản đồ vào Cục Tác chiến là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, ghi dấu ấn trong lịch sử 80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của 2 đơn vị. Chiều 21/3, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam tổ chức hội nghị sáp nhập, bàn giao Cục Bản đồ vào Cục Tác...









Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe máy va chạm ô tô khách trong cơn mưa tầm tã, nam sinh viên tử vong

Công an vào cuộc vụ phát hiện nhiều bộ xương trong hang đá ở Nghệ An

Tai nạn liên hoàn 5 ô tô trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, 1 tài xế kẹt trong cabin

Vụ tai nạn lật xe ô tô chở học sinh ở huyện Chư Prông: 16 bệnh nhân đã xuất viện

Vụ bãi biển bị rào chắn tại Nha Trang, chính quyền thành phố chỉ đạo khẩn

Thiếu niên tử vong sau va chạm giữa xe máy và xe tải ở Quảng Trị

Liên tiếp xảy ra bạo lực học đường, UBND tỉnh Bình Định chỉ đạo khẩn

Thêm một vụ thả diều đe dọa an toàn bay tại Nội Bài

Mẹo hay giúp mở hộp thoại Run trên Windows

Hoàn cảnh của nam thanh niên đập vỡ kính ô tô của người khác

Choáng: Hôm nay nhiệt độ ngoài trời ở TP.HCM có thể đến 53 độ C

Hàng nghìn người xuống đường Lê Duẩn xem tổng hợp luyện diễu binh 30-4
Có thể bạn quan tâm

Hoa hậu Việt cả đời chỉ đóng 1 phim mà sau 15 năm vẫn hot rần rần, nhan sắc gây sốc khiến dân tình hết hồn
Hậu trường phim
23:37:42 24/04/2025
"Nàng tiên hoa" đẹp chấn động địa cầu: Nhan sắc vô địch Trung Quốc, visual không có thực ở nhân gian
Sao châu á
23:34:25 24/04/2025
NSND Thu Hà đẹp mặn mà tuổi 56, diễn viên Phương Oanh gây sốt
Sao việt
23:19:40 24/04/2025
Sơn Tùng M-TP đánh bại HIEUTHUHAI, 'nàng thơ' của Đen Vâu
Nhạc việt
22:59:58 24/04/2025
Mẹ đơn thân từ chối hẹn hò với trai tân, nghẹn ngào nói lý do
Tv show
22:29:23 24/04/2025
'Bom tấn' đối đầu phim Lý Hải, Victor Vũ ở phòng vé Việt
Phim âu mỹ
22:24:36 24/04/2025
Dùng thuốc trong Hội chứng Dressler
Sức khỏe
21:40:42 24/04/2025
Nguyên Giám đốc CDC Lâm Đồng lĩnh án 5 năm tù
Pháp luật
21:20:25 24/04/2025
NÓNG: Kênh Spotify của BLACKPINK bất ngờ tràn ngập video 18+, chuyện gì đây?
Nhạc quốc tế
21:18:12 24/04/2025