Hãng mỹ phẩm Revlon đình đám đệ đơn phá sản
Revlon cho biết họ là “nạn nhân” tiếp theo của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Ngày 15/6 vừa qua, hãng sản xuất mỹ phẩm nổi tiếng Revlon đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản lên toàn án New York. Theo hồ sơ, Revlon cho biết họ là “nạn nhân” tiếp theo của sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu – điều khiến chi phí nguyên vật liệu sản xuất tăng cao. Việc các nhà cung cấp (vốn hay yêu cầu thời gian thanh toán trong vòng 75 ngày) bắt đầu yêu cầu thanh toán bằng tiền mặt đã khiến công ty gặp ngày càng nhiều khó khăn.
Robert Caruso, người được thuê làm giám đốc tái cấu trúc Revlon, viết trong đơn gửi tòa án: “Ví dụ, một thỏi son Revlon cần từ 35 đến 40 nguyên liệu thô và một số bộ phận cấu thành. Mỗi thành phần đều đóng vai trò quan trọng để đưa sản phẩm ra thị trường. Với sự thiếu hụt các thành phần cần thiết, sự cạnh tranh để mua các nguyên liệu sẵn có là rất lớn”.
(Ảnh: Internet)
Tình trạng thiếu hụt lao động và lạm phát cao cũng làm hãng mỹ phẩm 90 năm tuổi lao đao. Bên cạnh đó, Revlon dường như không còn cạnh tranh được với các thương hiệu tập trung vào Internet mới nổi trong những năm gần đây như Fenty Beauty của Rihanna hay Kylie Cosmetics của Kylie Jenner. Một yếu tố khác là đại dịch Covid-19 kéo dài. Điều này khiến thời gian giao hàng từ năm 2020 bị kéo dài, đẩy chi phí vận chuyển lên cao.
Video đang HOT
Theo hồ sơ, Revlon liệt kê tài sản và nợ phải trả từ 1 đến 10 tỷ USD. Sau thông tin Revlon đệ đơn phá sản, cổ phiếu của hãng đã giảm tới 44% ngày 16/6. Trên thực tế, cổ phiếu công ty đã giảm một nửa giá trị từ ngày 9/6 và chỉ ngày hôm sau, một báo cáo về vụ phá sản tiềm năng của Revlon đã xuất hiện trên các phương tiện truyền thông.
Theo Reuters, Revlon thành lập năm 1932 bởi anh em Charles và Joseph Revson cùng Charles Lachman với tư cách là một công ty bán sơn móng tay. Năm 1985, Revlon được bán lại cho MacAndrews & Forbes và niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ 11 năm sau.
Năm 2016, Revlon mua lại hãng mỹ phẩm và nước hoa Elizabeth Arden – nhà quản lý các thương hiệu bao gồm nước hoa Britney Spears và nước hoa Christina Aguilera – với giá 870 triệu USD để ngăn chặn sự cạnh tranh từ người nổi tiếng.
Trong lịch sử 90 năm, Revlon vẫn là thương hiệu được phái đẹp trên toàn thế giới ưa chuộng. Tuy nhiên trong những năm gần đây, công ty dần đánh mất thị phần và không thể cạnh tranh được với các đối thủ là công ty được hậu thuẫn bởi Kylie Jenner hay Rihanna.
(Ảnh: Internet)
Năm ngoái, doanh số của Revlon giảm 22% so với năm 2017. Việc không thể nhanh chóng chuyển sang sản xuất các sản phẩm chăm sóc da đã dẫn đến việc nhiều cửa hàng tại Mỹ của Revlon mất chỗ trên kệ hàng vào tay các đối thủ.
Ví dụ, hãng mỹ phẩm Coty đã giành được thị phần bằng cách tăng cường đầu tư để cải thiện nguồn cung và đáp ứng nhu cầu phục hồi sau đại dịch với sản phẩm mascara và son môi.
Không những đau đầu với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, Revlon còn vật lộn với các khoản nợ khổng lồ. Tất cả những nguyên nhân trên đã dẫn tới cái kết đệ đơn phá sản của hãng mỹ phẩm đình đám một thời.
Cách đây 2 năm, Revlon cũng từng gây chú ý với sự việc Citibank thay mặt họ chuyển nhầm số tiền 900 triệu USD cho một nhóm các chủ nợ của Revlon.
Ngân hàng vốn dĩ định trả một khoản lãi nhỏ thay cho Revlon nhưng lại chuyển nhầm cả tiền gốc. Sau đó, một số bên cho vay đã từng trả lại khoảng 500 triệu USD. Cuối cùng, tòa án phán quyết rằng những bên đã nhận tiền không phải hoàn trả số tiền bị nhầm.
Chuyên gia kinh tế dự báo lạm phát tại Anh cao nhất nhóm G7
Theo phóng viên TTXVN tại London, các chuyên gia kinh tế mới đây cho rằng Anh là quốc gia trong nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) sẽ ghi nhận mức lạm phát cao nhất không chỉ trong năm nay mà trong hai năm tới.
Người dân mua sắm tại một siêu thị ở London, Anh, ngày 5/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN
Các nhà phân tích kinh tế nhận định sự kết hợp của các yếu tố lạm phát ở châu Âu và Bắc Mỹ khiến Anh không tránh khỏi vị trí đứng đầu về lạm phát trong nhóm G7. Tình hình này sẽ tiếp diễn cho đến năm 2024, khiến mục tiêu lạm phát 2% của Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) còn xa mới có thể đạt được.
Theo các nhà phân tích, Anh- nơi tỷ lệ lạm phát đạt 9% vào tháng Tư, mức cao nhất trong vòng 40 năm- chịu những tác động tồi tệ nhất của các nước G7 khác gộp lại. Giống như nhiều nước châu Âu, Anh đang đối mặt với mức giá năng lượng tăng cao, nhưng cũng đồng thời phải vật lộn với sự tăng giá chóng mặt của các hàng hóa và dịch vụ khác như ở Bắc Mỹ. Giá năng lượng, cùng với giá điện, khí đốt và nhiên liệu đường bộ, đóng góp 3,5 điểm phần trăm vào tỷ lệ phần trăm lạm phát của Anh trong tháng Tư. Tỷ lệ này tương đương với Đức và Italy, cho thấy châu Âu đang chịu những tác động tiêu cực của tình trạng giá năng lượng tăng khi nền kinh tế toàn cầu mở cửa trở lại sau dịch COVID-19, trong khi cuộc xung đột ở Ukraine khiến tình trạng thêm trầm trọng.
Trong tháng 4, Anh ứng đầu bảng xếp hạng lạm phát trong nhóm G7 khi mức giá trần năng lượng tăng 54%. Giá trần năng lượng là mức giá tối đa các nhà cung cấp năng lượng được áp trong hóa đơn tiền điện và gas đối với các hộ gia đình Anh. Mức tăng giá này đã đẩy tỷ lệ lạm phát giá năng lượng hàng năm, bao gồm cả xăng dầu, lên 52% ở Anh, cao hơn tất cả các nước G7 khác. Tỷ lệ này tăng 39% vào tháng Tư ở Italy. Các quốc gia khác, như Pháp đã đặt ra các giới hạn nghiêm ngặt đối với việc tăng hóa đơn năng lượng các hộ gia đình, trong khi Mỹ, Canada và Nhật Bản - bằng cách tự cung cấp khí đốt hoặc ít phụ thuộc hơn vào khí đốt để sản xuất điện so với nhiều nước châu Âu- không ghi nhận mức tăng giá chóng mặt.
Trong khi đó, các hàng hóa và dịch vụ khác đóng góp 5,5 điểm phần trăm vào tỷ lệ lạm phát của Anh trong tháng Tư, tương đương tỷ lệ của Mỹ và Canada. Một phân tích của tờ Financial Times về các yếu tố gây lạm phát tại các nước G7 cho thấy lạm phát tại Anh chịu tác động của các yếu tố tiêu cực ở cả châu Âu và Bắc Mỹ. Giá năng lượng tăng chỉ đóng góp 38% vào lạm phát của Anh trong tháng Tư, so với 50% ở Pháp và Đức và gần 60% ở Italy và Nhật Bản. Điều này có nghĩa là các hàng hóa và dịch vụ khác chiếm 62% lạm phát ở Anh, so với 74% ở Mỹ và 75% ở Canada. Tại Anh, hơn 80% hàng hóa và dịch vụ được tính trong tỷ lệ lạm phát chính thức đã tăng hơn 3% trong năm qua, cho thấy sự mất cân bằng giữa nhu cầu chi tiêu tiêu dùng và khả năng cung cấp của các công ty, một phần do các rào cản thương mại bổ sung sau Brexit (chỉ Anh rời Liên minh châu Âu-EU).
Ông Ben Nabarro, nhà kinh tế học tại Citigroup, cho biết kế hoạch của chính phủ nhằm bù đắp cho các hộ gia đình do chi phí sinh hoạt tăng cao đã làm tăng nguy cơ lạm phát kéo dài ở Anh, đồng thời cho thấy sự nan giải BoE phải đối mặt trong việc quyết định tăng lãi suất ở mức nào để kiềm chế tăng giá.
Trong khi các nhà kinh tế dự đoán lạm phát sẽ bắt đầu giảm vào cuối năm nay, giới lãnh đạo doanh nghiệp tỏ ra bi quan hơn, ngày càng lo ngại xu hướng giá cả tăng cao sẽ tiếp tục. Một khảo sát vào tháng trước của Viện Giám đốc (IoD), một tổ chức vận động hành lang doanh nghiệp, cho thấy chỉ 28% trong số doanh nghiệp được hỏi cho rằng lạm phát sẽ giảm xuống mức mục tiêu 2% của BoE vào cuối năm 2023. Một khảo sát hằng quý do công ty nghiên cứu thị trường Ipsos thực hiện trong tháng 5 cũng cho thấy người dân Anh nhận định mức lạm phát trung bình trong năm tới là 4,6%, tăng từ 4,3% trong cuộc khảo sát tháng Hai và ở mức cao nhất kể từ năm 1999.
Theo một cuộc khảo sát do Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) công bố ngày 10/6, gần 80% người trưởng thành ở Anh cảm thấy lo lắng về chi phí sinh hoạt ngày càng tăng và 68% cho biết phải giảm chi tiêu những thứ không thiết yếu do chi phí sinh hoạt tăng. Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) ngày 9/6 cũng dự báo Anh sẽ trở thành 1 trong những nền kinh tế tăng trưởng yếu nhất trong Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) với mức tăng trưởng 0% vào năm 2023. Nhà kinh tế trưởng tại IoD, Kitty Ussher, cho biết sự thất vọng về hiệu suất kinh tế vĩ mô của Anh, đặc biệt về lạm phát và những tác động của Brexit, đang ảnh hưởng đến các quyết định đầu tư thực tế của lãnh đạo doanh nghiệp.
Hãng mỹ phẩm của Selena Gomez bị kiện vì tội xâm phạm tác quyền, cái kết thế nào mà khiến netizen hả hê? "Sao quả tạ" dường như chẳng chịu tha cho Selena Gomez trong ngày đầu năm. Mới đầu năm, một cuộc chiến giữa 2 thương hiệu mỹ phẩm đã nổ ra và thu hút sự chú ý của dư luận. Trong đơn kiện được đệ trình lên tòa án liên bang ở Illinois vào ngày 29 tháng 1, Rare Beauty - thương hiệu mỹ...