Hãng Moderna đặt mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022
Hãng dược phẩm Moderna của Mỹ ngày 29/4 thông báo dự kiến tăng sản lượng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của hãng trên toàn cầu, hướng đến mục tiêu sản xuất 3 tỷ liều vaccine vào năm 2022, hơn gấp đôi dự báo trước đó.
Vaccine ngừa COVID-19 của Moderna. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố, Moderna cho biết hãng sẽ đưa ra các cam kết đầu tư mới nhằm tăng nguồn cung tại các cơ sở sản xuất của hãng tại châu Âu và Mỹ. Cụ thể, Moderna sẽ tăng gấp đôi sản lượng tại cơ sở sản xuất của đối tác Lonza ở Thụy Sĩ và tăng hơn gấp đôi sản lượng tại nhà máy của Rovi ở Tây Ban Nha. Sản lượng ở các nhà máy tại Mỹ của Moderna cũng sẽ tăng 50%.
Tuyên bố trên được đưa ra trong bối cảnh các biến thể của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 lây lan ở các nước như Ấn Độ làm dấy lên lo ngại về khả năng vượt qua đại dịch của thế giới. Giám đốc điều hành Moderna, ông Stéphane Bancel cho biết: “Theo dõi sự lây lan nhanh chóng của các biến thể đáng lo ngại, chúng tôi tin rằng nhu cầu đối với vaccine sử dụng công nghệ mRNA và các vaccine đang nghiên cứu khác của chúng tôi sẽ rất lớn trong năm 2022-2023″.
Video đang HOT
Vaccine mRNA là loại vaccine xâm nhập các tế bào của người và biến chúng thành những “nhà máy” sản xuất vaccine, kích hoạt phản ưng miễn dịch của cơ thể.
Moderna cũng cho biết thêm rằng các dữ liệu mới cho thấy vaccine của hãng có thể được bảo quản an toàn trong vòng 3 tháng ở nhiệt độ tủ lạnh, cho phép dễ dàng vận chuyển vaccine này tới các khu vực không có tủ đông. Chủ tịch Moderna, ông Stephen Hoge cho biết đây là “bước đột phá thực sự đáng quan tâm tại châu Phi và những nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2022″.
ADB nâng dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2021
Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế trong năm 2021 đối với các nước đang phát triển tại châu Á, trong bối cảnh các chiến dịch tiêm phòng vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang được triển khai, cũng như nhu cầu xuất khẩu tăng mạnh trên thế giới.
Nhân viên làm tại dây chuyền sản xuất ô tô của công ty Great Wall Motors ngày 19/1 ở Trung Quốc. Ảnh: Getty Images
Khu vực đang phát triển tại châu Á bao gồm 45 quốc gia thuộc châu Á - Thái Bình Dương, được dự báo sẽ tăng trưởng 7,3% vào năm 2021, tăng so với mức 6,8% trong báo cáo công bố tháng 12/2020. Đối với năm 2022, khu vực này được dự báo sẽ tăng trưởng 5,3%. Tuy nhiên, ADB cảnh báo quá trình hồi phục kinh tế diễn ra "không đồng đều". Báo cáo về Viễn cảnh Phát triển châu Á của ADB công bố ngày 28/4 nêu rõ: "Một số nền kinh tế tiếp tục chật vật trong cuộc chiến chống virus SARS-CoV-2 và các biến thể mới của chủng virus này. Các nền kinh tế phụ thuộc vào du lịch ở Thái Bình Dương và các khu vực khác sẽ chậm chạp trên con đường hồi phục. Ngược lại, một số ít nền kinh tế kiểm soát được tình hình dịch bệnh trong nước và được hưởng lợi từ sự phục hồi trong nhu cầu mua sắm trên toàn cầu, sẽ tiếp tục thể hiện khả năng phục hồi và phát triển".
Theo dự báo của ADB, Trung Quốc và Ấn Độ sẽ dẫn đầu sự phục hồi kinh tế trên toàn bộ khu vực rộng lớn, trải dài từ Quần đảo Cook ở Thái Bình Dương đến Kazakhstan ở Trung Á này. Cụ thể, Trung Quốc dự kiến sẽ tăng trưởng kinh tế 8,1% nhờ sự gia tăng về nhu cầu trên toàn thế giới đối với các sản phẩm do nước này sản xuất, cũng như sự gia tăng chi tiêu của người dùng trong nước. Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ được dự báo sẽ đạt 11% trong năm 2021, so với 8% trong năm 2020.
Theo nhà kinh tế trưởng Yasuyuki Sawada của ngân hàng ADB, mức dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ có thể sẽ được điều chỉnh trong bối cảnh quốc gia Nam Á này đang phải "oằn mình" ứng phó với tình trạng gia tăng đột biến trong số ca lây nhiễm và tử vong do đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, theo ông Sawada, con số dự báo trên vẫn "có thể đạt được và có tính thực tế" ở thời điểm hiện tại do Ấn Độ đang sử dụng nhiều biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn chuỗi lây lan của dịch bệnh, cũng như tiến độ tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn quốc ở quốc gia Nam Á này.
Bốc xếp hàng hóa tại cảng Tân Cảng - Thốt Nốt. Ảnh minh họa: TTXVN
Khu vực Đông Nam Á được dự báo tăng trưởng 4,4%, giảm so với mức 5,5% được dự báo trước đó, chủ yếu do kinh tế Myanmar lao dốc vì những bất ổn hiện nay. Trong khi đó, Việt Nam được dự báo tăng trưởng 6,7% trong năm 2021, và 7% trong năm 2022. Philippines, nền kinh tế trì trệ nhất khu vực Đông Nam Á trong năm ngoái với mức suy giảm 9,6%, được dự báo tăng trưởng 4,1% trong năm nay.
ADB cũng cảnh báo việc trì hoãn các chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 sẽ kéo dài tình trạng gián đoạn kinh tế ở không ít quốc gia.
Theo ADB, đến cuối tháng 3 vừa qua, tỷ lệ mũi vaccine đã tiêm trên 100 dân tại các quốc gia đang phát triển tại châu Á là 5,2, trong đó dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Bangladesh. Tuy nhiên, con số này vẫn thấp hơn so với mức trung bình của toàn cầu là khoảng 8 mũi tiêm/100 người.
Campuchia đóng cửa toàn bộ sòng bạc ở tỉnh giáp giới Thái Lan Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, Bộ Y tế Campuchia chiều 27/4 thông báo trong 24 giờ qua, nước này đã có thêm 508 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Phun thuốc khử trùng nhằm ngăn chặn sự lây lan của COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN Các ca nhiễm mới ở các tỉnh/thành gồm...