Hàng loạt vụ giả danh công an lừ.a đả.o: Làm thế nào để không mắc bẫy?

Theo dõi VGT trên

Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào “chiêu” lừa này lại không hề giảm…

Cảnh báo tình trạng sử dụng trái phép trang phục công an

Các đối tượng phạm tội thường nhập nhiều vai khác nhau, khi cảnh sát hình sự, lúc cảnh sát giao thông, cảnh sát cơ động… Các thủ đoạn lừ.a đả.o cũng hết sức tinh vi, màn kịch được chuẩn bị công phu, kỹ lưỡng. Trong đó, tập trung vào hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản hoặc cưỡng đoạt tài sản…

Giả công an lừa mua điện thoại Iphone 6

Ngày 12.10, Cơ quan CSĐT Công an quận Bình Thạnh (TP.HCM) cho biết vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Chu Ngọc Hải (36 tuổ.i, ngụ quận 1) và Ngô Tấn Hoàng Anh (37 tuổ.i, ngụ quận 4, cùng TP.HCM) về hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra của cơ quan công an, ngày 5.10, một người tự xưng tên Phong – cán bộ UBND phường 15, quận Bình Thạnh, TP.HCM – gọi điện đặt mua 2 điện thoại iPhone 6 Plus và hẹn giao hàng tại trụ sở UBND phường 15. Nghi ngờ vị “khách sộp”, chủ cửa hàng điện thoại di động đã trình báo Công an quận Bình Thạnh.

Qua kiểm tra, UBND phường 15 không có cán bộ nào tên Phong, công an nghi ngờ đây là kẻ lừ.a đả.o nên đã bố trí lực lượng trinh sát mật phục.

14h30 cùng ngày, đúng như lịch đã hẹn, nhân viên cửa hàng điện thoại mang 2 iPhone 6 Plus tới giao cho khách. Thời điểm này, một người đàn ông lạ mặt xuất hiện trong bộ đồ công an với quân hàm đại úy từ bên trong trụ sở UBND phường bước ra lấy 2 chiếc điện thoại. Vị “khách sộp” nói với nhân viên giao hàng đứng đợi để mang điện thoại lên cho sếp coi, sau đó sẽ trả tiề.n. Vị “cán bộ” lên lầu 1 rồi nhanh chóng lẻn ra cửa sau định lên xe đồng bọn tẩu thoát thì bị lực lượng trinh sát ập đến bắt giữ.

Tại cơ quan điều tra, “cán bộ” giả công an để lừ.a đả.o khai tên là Chu Ngọc Hải, từng có tiề.n án về tội lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản và ra tù năm 2011. Đồng bọn chở Hải định tẩu thoát là Ngô Tấn Hoàng Anh.

Hải khai: Từ cuối năm 2014 đến nay đã thực hiện trót lọt 17 vụ lừ.a đả.o, chiếm đoạt gần 30 điện thoại iPhone 6 và 3 chiếc iPad. Riêng Hoàng Anh chỉ mới tham gia cùng với Hải từ tháng 7.2015 đến nay và cùng thực hiện 4 vụ.

Để thực hiện được những vụ lừ.a đả.o, Hải ra chợ Dân Sinh (quận 1) mua bộ đồ quân phục công an cùng các công cụ hỗ trợ để đóng giả công an. Sau đó, Hải gọi điện tới các cửa hàng điện thoại vờ đặt mua những loại điện thoại đắt tiề.n để làm quà tặng, địa điểm giao hàng là trụ sở UBND các phường trên địa bàn TP. Khi nhân viên đến giao hàng, Hải nói chờ mang điện thoại lên cho sếp coi rồi lẻn đi lối khác có đồng bọn chờ sẵn chở Hải tẩu thoát.

Hàng loạt vụ giả danh công an lừ.a đả.o: Làm thế nào để không mắc bẫy? - Hình 1

Chu Ngọc Hải trong trang phục an ninh khi bị bắt và sún.g, dùi cui điện dùng để lừ.a đả.o.

Đó chỉ là một trong rất nhiều vụ giả danh Công an được phát hiện và bắt giữ trong năm qua. Từ vụ án trên cho thấy, tội phạm giả danh Công an ngày càng tinh vi

Qua theo dõi các vụ giả danh Cảnh sát gần đây, có thể thấy những hành vi vi phạm chính như: Giả danh Cảnh sát giao thông (CSGT) để chiếm đoạt tiề.n thông qua việc giả vờ kiểm tra, xử lý vi phạm của người điều khiển phương tiện giao thông; giả danh Cảnh sát hình sự (CSHS) để khống chế, cướp tài sản (thường là xe máy, tài sản khác nạ.n nhâ.n mang theo); giả danh Cảnh sát kinh tế (CSKT) để lừ.a đả.o (xuất hiện đối với một số công ty kinh doanh nhỏ, lẻ).

Ngoài ra, có trường hợp giả danh một số lực lượng Cảnh sát khác như Cảnh sát môi trường (CSMT), Cảnh sát Quản lý hành chính, đối tượng thực hiện hành vi phạm tội bằng thủ đoạn giả vờ kiểm tra hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng, viện cớ phạt tiề.n hoặc kiểm tra vi phạm về môi trường (đối với doanh nghiệp nhỏ, lẻ thải chất bẩn gây ô nhiễm môi trường).

Để tránh bị lực lượng chức năng phát hiện, nơi “hành sự” của đối tượng thường ở đoạn đường ít người, phương tiện qua lại. Thời điểm thường nhằm vào buổi đêm hoặc rạng sáng.

Thời gian qua, nhiều người dân sập bẫy lừ.a đả.o qua điện thoại với hình thức chúng tự xưng là cán bộ điều tra, hù dọa nạ.n nhâ.n là đang dính líu đến vụ án hoặc liên quan đến tội phạm rửa tiề.n, để yêu cầu nạ.n nhâ.n chuyển tiề.n và.o tài khoản theo chúng yêu cầu nhằm phục vụ công tác điều tra. Kịch bản mà chúng đưa ra nhằm cố tình tạo ra các tình huống phạm tội và đưa người sử dụng điện thoại vào bẫy.

Hàng loạt vụ giả danh công an lừ.a đả.o: Làm thế nào để không mắc bẫy? - Hình 2

Video đang HOT

Các đối tượng dùng thủ đoạn mạo danh cơ quan cảnh sát điều tra gọi điện để lừ.a đả.o người dân

Trong số những kẻ giả danh công an để lừ.a đả.o phụ nữ trên mạng Internet, phải kể đến “siêu lừa” Đàm Mạnh Truyền (28 tuổ.i), quê Vũ Thư, Thái Bình. Ban ngày làm phụ bếp, bảo vệ cho các nhà hàng ở khu công nghiệp Như Quỳnh (Hưng Yên), buổi tối Truyền lên mạng, giả danh công an để lừ.a đả.o các cô gái nhẹ dạ. Truyền lấy nick name là “hai_police”, bài trí căn phòng trọ của mình giống như phòng làm việc.

Bên cạnh chiếc tủ, anh ta treo một bộ quần áo giống màu sắc của trang phục cảnh sát rồi hướng camera về phía đó. Vậy là qua webcam, các cô gái tưởng Truyền đang ngồi làm việc ở trụ sở Cơ quan Công an. Để tránh bị lộ, Truyền chỉ chát với nạ.n nhâ.n một lát rồi tắt camera với lý do “lên đường làm nhiệm vụ”.

Khi giả danh là Công an, hầu hết các đối tượng đều nhằm mục đích vụ lợi, có được lòng tin của người bị hại, nhằm dễ dàng chiếm đoạt được tài sản. Đối tượng giả danh thường nhằm vào những người đi đường, có hành vi vi phạm Luật Giao thông, các gia đình có con, em đang trong vòng lao lý có nhu cầu cần chạy án. Chúng lợi dụng vào tâm lý lo sợ của người bị hại, rất thiếu cảnh giác, chỉ muốn “xin xỏ” giải quyết nhanh để vòi vĩnh tiề.n của người bị hại.

Ngoài ra, chúng còn nhằm vào các gia đình có con cái đang ở trong vòng lao lý, muốn chạy án. Đán.h vào tâm lý của người bị hại là nôn nóng, chúng dùng những lời lẽ ngon ngọt, tự giới thiệu là cán bộ Công an ở một đơn vị nào đó, rồi kể tên một số vị lãnh đạo cao cấp trong lực lượng Công an, hứa hẹn rằng bọn chúng có khả năng lo lót được các vụ việc trên.

Trong các vụ án này, thông thường đối tượng gây án có sự sắp xếp, chuẩn bị một cách kỹ lưỡng và hoàn hảo nên chúng dễ dàng qua mắt người bị hại. Trong khi đó, gia đình các nạ.n nhâ.n thường quen biết các đối tượng một cách chóng vánh nên sau khi bị lừa cũng chẳng biết đối tượng tên thật là gì, công tác ở đâu nên việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn.

Điểm chung của tất cả tội phạm kiểu này là nhận mình là công an, luôn ba hoa quảng cáo bản thân có mối quan hệ và quyền lực để thực hiện hành vi lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản, lừa tình.

Hàng loạt vụ giả danh công an lừ.a đả.o: Làm thế nào để không mắc bẫy? - Hình 3

Thẻ ngành công an giả mà các đối tượng sử dụng để chiếm đoạt tài sản của người dân.

sao lừ.a đả.o “ưa chuộng” giả danh công an?

Liên quan đến việc nhiều đối tượng giả danh công an để lừ.a đả.o trong thời gian qua, trước hết chúng ta phải đặt câu hỏi, tại sao người ta giả danh công an mà không giả danh các ngành nghề khác.

Khi hành vi giả danh bị cơ quan Cảnh sát điều tra lật tẩy, hầu hết các đối tượng phạm tội đều khai nhận rằng, chúng giả danh Công an vì muốn “oai”. Và khi mặc bộ sắc phục và giới thiệu là Công an, chúng dễ dàng lấy được lòng tin của mọi người, dễ khiến người ta tin theo để phục vụ lợi ích cá nhân của bọn chúng…

Với một bộ cảnh phục, dụng cụ y như thật của cảnh sát, công an mua được trên phố, những kẻ xấu đã có thể dễ dàng qua mặt người dân, thực hiện trót lọt các vụ từ lừ.a đả.o, cướp của, hiế.p dâ.m, giế.t ngườ.i… Có tình trạng này diễn ra bởi việc tìm mua một bộ cảnh phục dạng này hiện đang rất dễ dàng.

Hiện nay trên thị trường bán quá nhiều các trang phục, tư trang giống y như của CSGT từ quần áo, bảng hiệu, ngay cả cả đến còi, đèn của xe đặc chủng cũng bày bán tràn lan…

Đây chính là nguyên nhân để các đối tượng lợi dụng. Do đó các cơ quan chức năng liên quan cần thiết phải vào cuộc để xử lý đối với những cửa hàng bán các mặt hàng này. Có như vậy mới chấm dứt hay hạn chế được các hành vi giả danh của các đối tượng”.

Khi một số đối tượng giả danh công an bị bắt, hầu hết các đối tượng đều khai con đường dẫn đến phạm tội của họ lại hết sức đơn giản: Do thấy việc mua bán quân phục, cảnh phục cùng các công cụ hỗ trợ của công an quá dễ dàng.

Đến phố Lê Duẩn (Hà Nội), chỉ cần lượn xe đoạn từ Ga Hà Nội đến ngã tư Lê Duẩn – Khâm Thiên, hỏi bất cứ cửa hiệu đặc chủng “quân phục” nào, ra yêu cầu sẽ được đáp ứng trọn vẹn.

Chỉ vài trăm ngàn đồng trong tay, đối tượng vi phạm có thể dễ dàng mua được bộ quân phục công an, bộ đội phục vụ cho mục đích phạm tội của mình. Thứ hai, tội phạm lợi dụng sự tin tưởng của người dân đối với ngành công an nên người dân ít có khả năng phân biệt chiến sĩ công an, người thực hiện công vụ giả và thật. Nếu người phạm tội không mặc quân phục giả danh công an thì rõ ràng hành vi phạm tội của họ có thể sẽ bị phản kháng hoặc bị bắt ngay tại chỗ

Như vậy, khoác lên mình bộ quân phục, nhiều đối tượng đã giả danh công an để đi lừ.a đả.o trắng trợn, bởi dễ nhận thấy công an là nghề có uy tín và được nhiều người tin tưởng. Qua đây, cũng chính là bài học về sự cảnh giác cho tất cả mọi người.

Mặt khác, đán.h vào tâm lý “cần việc” hoặc “lo lắng, sợ hãi” của một số nạ.n nhâ.n, bọn tội phạm đã giả danh công an để đưa họ vào tròng nhằm chiếm đoạt tài sản. Hành vi của những đối tượng này rất tinh vi, nạ.n nhâ.n khi tiếp xúc thường rơi vào những kịch bản dựng sẵn nên rất khó nhận biết.

Theo một số cán bộ công an, mục đích của bọn tội phạm giả danh công an là để dễ dàng lấy lòng tin của nạ.n nhâ.n. Chúng thường hẹn gặp gần trụ sở công an, điện thoại cho lãnh đạo, thậm chí đưa hình ảnh ghép chung với một số cán bộ lãnh đạo để dắt nạ.n nhâ.n vào kịch bản có sẵn. Tâm lý người dân “chạy chọt, nhờ vả” cũng là một tác nhân để loại tội phạm này lộng hành.

Bên cạnh đó, nhiều người chưa hiểu hết về chức năng nhiệm vụ của CA, cảnh sát, họ chỉ biết rằng CA, cảnh sát có quyền bắt giữ tội phạm, trấn áp tội phạm như vậy họ có quyền uy rất lớn, có giao tiếp rộng, chắc nhiều người vị nể nên có thể giúp được người dân mọi thứ, do vậy họ đã bị tội phạm lợi dụng để lừ.a gạ.t.

Ngoài ra, một số người có quan hệ mờ ám, làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức (quan hệ bất chính)… nên bọn chúng biết và giả danh CA, cảnh sát để lừa dối, khống chế chiếm đoạt tiề.n, tình.

Bất luận nhằm mục đích gì, việc giả danh Cảnh sát là vi phạm pháp luật, còn hành vi lừ.a đả.o, cướp, cưỡng đoạt tài sản là phạm pháp hình sự. Bọn tội phạm gây nên tình trạng thật giả lẫn lộn và sự hiểu nhầm của quần chúng nhân dân đối với uy tín của lực lượng Công an nhân dân.

Đây cũng là hành vi gây bức xúc dư luận, đặt ra nhiều vấn đề trong phòng ngừa, nhận diện và đấu tranh loại tội phạm này.

Hàng loạt vụ giả danh công an lừ.a đả.o: Làm thế nào để không mắc bẫy? - Hình 4

Trang phục “nhái” công an và lực lượng vũ trang bán ở vỉa hè.

Điều 265 Bộ luật Hình sự quy định người nào giả mạo chức vụ, cấp bậc thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ 3 tháng – 2 năm. Trong trường hợp người nào tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự thì bị phạt tù từ 1 năm đến 7 năm. Trường hợp phạm tội có tổ chức, gây hậu quả nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 5 năm đến 12 năm. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng rất lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng sẽ bị phạt tù từ 10-15 năm. Phạm tội trong trường hợp vật phạm pháp có số lượng đặc biệt lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 20 năm hoặc tù chung thân căn cứ theo Điều 230 Bộ luật Hình sự.

Nhận diện, phòng ngừa Cảnh sát giả như thế nào?

Lợi dụng việc mất cảnh giác của nạ.n nhâ.n, một số đối tượng giả danh Cảnh sát để cướp, cưỡng đoạt, lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản. Hành vi này không những gây mất an ninh trật tự mà còn ảnh hưởng uy tín của lực lượng Cảnh sát (khi nạ.n nhâ.n không xác định được đó là những kẻ giả danh Cảnh sát). Nhận diện và phòng ngừa loại tội phạm này thế nào?

Mặc dù đối tượng giả danh Cảnh sát để lừ.a đả.o, cướp, cưỡng đoạt tài sản diễn ra ở mỗi vụ có khác nhau, song nếu có nhận thức rõ về hành vi này, các cá nhân, tổ chức đều có thể phòng, chống loại tội phạm này có hiệu quả. Ở đây, chúng tôi xin nêu các cách nhận diện cơ bản, dựa trên quy luật hoạt động của tội phạm và chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng Cảnh sát.

Thứ nhất, đối với hành vi giả danh CSGT hoặc Cảnh sát khác để “xử phạt” vi phạm trật tự an toàn giao thông: Theo quy định của Bộ Công an, việc tuần tra, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông chủ yếu thuộc CSGT, ngoài ra có sự phối hợp của Cảnh sát trật tư, Công an phường, có địa phương có thêm Công an xã.

Dù là lực lượng Cảnh sát nào, tất cả đều phải mặc trang phục, đeo biển hiệu và khi thực hiện nhiệm vụ đều thực hiện theo tổ công tác từ vài người trở lên. Khi thực hiện kiểm tra, kiểm soát giao thông trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, bắt buộc phải có CSGT (các lực lượng khác chỉ hỗ trợ) và chỉ kiểm tra tại các chốt theo kế hoạch (có xe ôtô, có giấy tờ phục vụ việc xử lý).

Theo quy định của Bộ Công an, trong lúc làm nhiệm vụ tuần tra, muốn dừng phương tiện để kiểm soát, xe của CSGT phải bật đèn tín hiệu, cán bộ chiến sĩ CSGT phải đứng ở vị trí công khai. Sau khi dừng phương tiện, cán bộ CSGT phải tuân thủ đầy đủ qui trình kiểm tra giấy tờ xe (đăng ký xe), người lái xe (bằng lái), an toàn kỹ thuật (giấy chứng nhận kiểm định), việc chở người, hàng hóa…

Khi lập chốt kiểm soát cố định trên đường phải đặt biển báo hiệu ở hai phía, ban đêm phải có đèn chiếu sáng để đảm bảo việc kiểm soát, xử lý một cách công khai, minh bạch.

Trong khi đó, các đối tượng giả danh CSGT để lừa “xử phạt”, chiếm đoạt tài sản cũng có thể có trang phục giống CSGT nhưng thường đi một mình hoặc 2 người trên một xe gắn máy, đuổi theo người đi đường và ép họ đòi “kiểm tra giấy tờ”. Các đối tượng thường ép chỗ vắng, hành vi vội vàng và không có biên lai, các hóa đơn tài chính xử phạt.

Theo quy định, việc lập biên bản người vi phạm giao thông chỉ thực hiện tại các chốt kiểm tra hoặc tại trụ sở làm việc chứ không phải đuổi theo vào ngõ ngách và lập biên bản bất cứ nơi đâu.

Từ đó, người đi đường hoàn toàn có thể cảnh giác, nhận diện đối tượng nếu bản thân mình điều khiển phương tiện giao thông không vi phạm hoặc nếu vi phạm nhưng không phải tại chốt kiểm tra. Chỉ trong trường hợp khi vượt qua chốt, không chấp hành mệnh lệnh, CSGT mới có thể đuổi theo để kiểm tra. Mọi trường hợp trong quá trình đi đường, bất ngờ có người ép xe (nhất là đoạn đường vắng, thời gian đêm khuya), dọa phạt tiề.n… người đi đường đều phải cảnh giác.

Đối với các trường hợp giả danh CSCĐ, CSHS để lừ.a đả.o, cướp, cưỡng đoạt tài sản: Đối với CSCĐ, hiện chỉ thực hiện tuần tra tại các thành phố lớn vào ban đêm. Khi tuần tra, CSCĐ nhất thiết mặc trang phục riêng, đội mũ CSCĐ, đeo biển tên, có các công cụ hỗ trợ như dùi cui, sún.g, bộ đàm, thường một tổ tuần tra có 4 chiến sỹ, đi trên 2 phương tiện xe gắn máy.

CSCĐ có thể xử phạt người vi phạm giao thông. Riêng CSHS, quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ có thể không mặc trang phục như các lực lượng nói trên. Tuy nhiên, CSHS khi không mặc trang phục, họ không có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát giao thông. Trong mọi trường hợp, nếu thực hiện biện pháp nghiệp vụ, phải mang theo thẻ và xuất trình khi thực hiện nhiệm vụ.

CSHS chỉ làm nhiệm vụ áp sát người đi đường, kiểm tra người và phương tiện khi người đó là đối tượng của vụ phạm pháp hình sự hoặc liên quan đến vụ phạm pháp đó, kể cả đối tượng truy nã. Do đó, trong mọi trường hợp, khi một công dân bình thường, không vi phạm pháp luật hình sự (trộm cắp, lừ.a đả.o, cướp…) mà chỉ vi phạm pháp luật giao thông (không đội mũ bảo hiểm, vượt đèn đỏ, phóng nhanh…) thì không thể có chuyện CSHS ép xe để “hỏi thăm”.

Khi có nghi ngờ, người dân cần thông báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc các số điện thoại nóng được Công an địa phương công bố để các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý đối tượng vi phạm theo thẩm quyền.

Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa hành vi mạo danh công an nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, cần có sự phối hợp giữa cơ quan công an và người dân cụ thể như sau:

- Đối với Cơ quan Công an, cần đưa ra các dấu hiệu nhận biết về người thực hiện nhiệm vụ khi tiến hành công tác cho người dân được nắm rõ để phối hợp chấp hành; giúp người dân phân biệt được các hành vi giả mạo công an để có thể tránh bị lừ.a đả.o và báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Đối với người dân, các tổ chức và doanh nghiệp khi có người thông báo là lực lượng công an đến làm việc thì cần phải bình tĩnh tiếp đón, yêu cầu họ cung cấp thông tin, lịch công tác, lệnh…để kiểm chứng sự việc và chấp hành.

- Đối với các vụ án mạo danh Công an để lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản cần phải đưa ra xét xử lưu động ở các khu dân cư nơi xảy ra sự việc nhằm răn đe và xử lý bằng những bản án nghiêm minh trước pháp luật dành cho các đối tượng này, đồng thời có tác động cảnh báo tới những người khác có ý định tương tự phải từ bỏ hành vi phạm tội.

Muốn kiểm tra phải xuất trình thẻ Công an cho dân biết Theo quy định của ngành Công an, lực lượng Công an trong khi kiểm tra luôn tuân thủ theo hai bước là phải xuất trình thẻ ngành cho dân biết. Sau đó, nếu cần lập biên bản thì đưa về trụ sở Công an phường gần nhất. Còn những kẻ giả danh thường dùng vũ lực trước rồi nói năng quanh co với mục đích tống tiề.n hoặc điều nạ.n nhâ.n đến khu vực vắng vẻ để cướp. Để tránh tình trạng nhầm lẫn giữa lực lượng cảnh sát thật và cảnh sát giả danh, người dân cần trang bị cho mình những kỹ năng, kiến thức cơ bản về những người trong ngành công an. Lực lượng công an bao giờ khi đi làm việc hay điều tra thường đi hai người hoặc một nhóm người. Các phương tiện, dụng cụ nghiệp vụ của công an bao giờ cũng đầy đủ. Bên cạnh đó, cán bộ công an có tư cách đứng đắn, nét mặt nghiêm túc, trên áo có bảng ghi số hiệu công an và có thẻ ngành mang theo. Do đó, người dân có thể căn cứ vào bề ngoài từ nét mặt, đến cử chỉ, các đối tượng giả danh thường có biểu hiện gian dối, không đàng hoàng. Căn cứ vào những điểm cơ bản đó người dân có thể nhận diện tội phạm giả danh công an để báo cho cơ quan công an gần nhất đến hỗ trợ kịp thời Người dân cần nâng cao cảnh giác khi nghe điện thoại của người lạ yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, số tài khoản, thẻ tín dụng. Trường hợp có người tự xưng là công an thì người dân cần đề nghị trực tiếp liên hệ cùng công an địa phương gửi giấy mời hoặc giấy triệu tập đến trụ sở làm việc, không làm việc qua điện thoại; không cung cấp số điện thoại riêng, thông tin cá nhân cho bất kỳ ai khi chưa biết rõ họ là ai và sử dụng vào mục đích gì; không mua bán, cho mượn giấy chứng minh nhân dân và không nên đưa thông tin đời tư, ảnh,… lên các trang mạng xã hội. Cơ quan công an khuyến cáo người dân, khi nhận được các cuộc gọi lạ, có dấu hiệu nghi vấn, cần bình tĩnh, không làm theo yêu cầu hoặc làm theo dẫn dụ bấm các phím số trên máy điện thoại; cần thông báo ngay đến cơ quan công an, không nên tự giải quyết vì sẽ sập bẫy hành vi lừ.a đả.o của tội phạm.

Theo Tông hơp

Truy bắt kẻ giả danh công an

Giả danh Thượng úy Công an, Hưởng đã cầm của anh T. 800 triệu đồng để chạy việc vào ngành và chạy lên chức cho một người khác

Công an TP Mỹ Tho, tỉnh Tiề.n Giang đang truy bắt Mai Văn Hưởng ( SN 1981; ngụ phường 5, TP Mỹ Tho) để điều tra về hành vi "Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản".

Theo thông tin ban đầu, Hưởng là tài xế cho dịch vụ du lịch nhưng thời gian gần đây thường giả danh thượng úy công an rồi đi nhiều nơi tự xưng đang công tác ở Bộ Công an để lừ.a đả.o.

Truy bắt kẻ giả danh công an - Hình 1

Đối tượng Mai Văn Hưởng

Theo đơn t.ố cá.o của anh N.T.T (ngụ phường 3, TP Mỹ Tho), qua một người giới thiệu, anh được biết Hưởng là "thượng úy công an", có mối quan hệ với nhiều lãnh đạo Bộ Công an nên có thể xin cho người khác vào công tác trong ngành. Vì vậy, anh T. liên hệ với Hưởng nhờ "giúp đỡ" cho 2 người quen vào ngành công an. Khi Hưởng nói "muốn làm việc trong ngành công an thì phải chi 150 triệu đồng", anh T. đồng ý và giao hồ sơ cho Hưởng.

Ngoài ra, anh T. còn nhiều lần đưa tiề.n cho Hưởng để xin cho một người lên chức phó công an huyện... Tổng số tiề.n mà anh T. đưa cho Hưởng lên đến gần 800 triệu đồng. Đợi mãi không thấy Hưởng giúp xin việc, anh T. gọi điện thoại thì Hưởng tắt máy. Biết mình bị lừa, anh T. làm đơn t.ố cá.o Hưởng đến công an.

Năm 2013, Báo Người Lao Động cũng đã có bài phản ánh trường hợp Hưởng giả danh trinh sát Bộ Công an để lừa "chạy" án treo (lừa lấy tiề.n của ông Đinh Văn C., ngụ xã Tân Mỹ Chánh, TP Mỹ Tho trong vụ "chạy" cho vợ ông C. là bà Nguyễn Thị T. - bị bắt tạm giam về hành vi "Đán.h bạ.c" - thoát tội)./.

Theo M.Sơn

Theo_VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Vụ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2: Lời 'gan ruột' của bị cáo Trương Mỹ Lan
06:22:29 18/10/2024
'Số phận' 2 túi Hermes bạch tạng của bị cáo Trương Mỹ Lan được quyết ra sao?
06:17:43 18/10/2024
Nhân viên ngân hàng tham ô 246 lượng vàng SJC
10:59:08 18/10/2024
Khởi tố thầy giáo dâ.m ô học sinh ở Bình Dương
06:55:20 18/10/2024
Lập 168 công ty "ma" để mua bán trái phép hóa đơn
15:12:26 18/10/2024
Đã bắt được tên trộm manh động đậ.p tường, phá két, cuỗm tiề.n vàng
12:31:02 18/10/2024
Chân tướng kẻ sá.t hạ.i bạn gái trong nhà nghỉ ở Đà Nẵng
18:50:53 18/10/2024
Bà Trương Mỹ Lan chuyển 15.712 tỉ đồng cho Bitexco: Bộ Công an chuyển hồ sơ sang Vụ 3 VKSND Tối cao
15:57:06 18/10/2024

Tin đang nóng

Rhyder bị đổi vị trí, đẩy ra rìa poster dù là Á quân Anh Trai Say Hi khiến fan bức xúc
19:39:56 19/10/2024
Một NSƯT tiết lộ: "Hành động đó của Hoài Linh không phải giả tạo"
20:30:34 19/10/2024
Gia thế khủng, khối tài sản đáng nể của mỹ nhân Thái vừa bị bắt vì lừ.a đả.o
20:48:07 19/10/2024
Nữ ca sĩ Việt lấy Chủ tịch công ty chuyên về đá hoa cương hơn 12 tuổ.i là ai?
22:48:19 19/10/2024
Ông trùm Simon Cowell "cảm thấy trống rỗng" về sự ra đi của Liam Payne
20:26:48 19/10/2024
Song Hye Kyo tiết lộ bí quyết giảm 17kg để đóng phim The Glory
22:25:52 19/10/2024
Real Madrid hối hận vì chiêu mộ Kylian Mbappe
19:43:53 19/10/2024
Danh tính của 2 người phụ nữ đã ở cùng Liam Payne
21:58:49 19/10/2024

Tin mới nhất

Truy tố nữ quái chiếm đoạt hàng tỷ đồng của người dân

14:31:56 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Bắt một trưởng phòng giao dịch ngân hàng ở Quảng Ninh chiếm đoạt 80 tỷ đồng

14:30:13 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Đối tượng bị Công an Sơn La truy tìm trốn vào bãi vàng ở Quảng Nam

09:44:33 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Tên trộm 6 tiề.n án lại tiếp tục đi... trộm

09:17:58 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Triệt phá đường dây trộm cắp, 'phẫu thuật' xe máy ở Hà Nội mang đi tiêu thụ

07:13:57 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Khởi tố đối tượng đán.h bạ.c qua mạng với số tiề.n trên 2 tỷ đồng

07:02:00 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Tiếp tục bắt tạm giam các đối tượng tháo, gửi thiết bị giám sát hành trình tàu cá

06:58:07 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Đề nghị truy tố 4 cán bộ trong vụ sạt lở taluy ở Đà Lạt

19:53:11 18/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh Bắc Ninh bị truy tố đến khung t.ử hìn.h

19:48:45 18/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Giấu 7 miếng vàng trong cạp quần, đế giày khi nhập cảnh vào Nội Bài

18:18:25 18/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Công an Đắk Nông triệt phá đường dây m.a tú.y lớn từ

18:12:24 18/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Đốt pháo nổ trong đám cưới, 5 đối tượng bị tạm giữ hình sự

17:19:45 18/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Có thể bạn quan tâm

Cô Dâu Hào Môn: Dễ xem, dễ cười và dễ quên

Phim việt

22:59:09 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Nạ.n nhâ.n ùn ùn kéo đến t.ố cá.o vụ lừ.a đả.o liên quan 3 MC và diễn viên bị bắt

Sao châu á

22:54:24 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Ca sĩ Anh Thơ lơi lả trước cảnh sắc thôn quê, Hà Kiều Anh phong cách ngút ngàn

Sao việt

22:51:32 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Nữ diễn viên phi.m 1.8+ chia sẻ lý do gia đình phá sản

Sao âu mỹ

22:36:39 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Ca sĩ Bella Vũ: Mong chinh chiến Miss Universe như ước mơ của mẹ

Nhạc việt

22:33:21 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Từng chạy xe công nghệ mưu sinh, diễn viên Tất Diệu Hằng giờ ra sao?

Tv show

22:30:50 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Những quán lòng lợn ngon nức tiếng quận Long Biên, Hà Nội

Ẩm thực

22:13:02 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Ramos rớt giá thê thảm

Sao thể thao

22:01:25 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Ca khúc mới của Rosé vượt 25 triệu lượt xem, gây sốt mạng xã hội

Nhạc quốc tế

20:37:09 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Hà Tĩnh: Phát hiện 6 ca sốt phát ban nghi mắc sởi

Sức khỏe

20:02:51 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...

Một học sinh tiểu học ở Bình Phước t.ử von.g do sốt xuất huyết

Tin nổi bật

19:23:39 19/10/2024
Tình trạng giả danh công an để lừ.a đả.o không phải là mới, thế nhưng, số nạ.n nhâ.n bị dính vào chiêu lừa này lại không hề giảm...