Hàng loạt trẻ nhập viện vì viêm não biến chứng nặng
Ngày 24/4 PGS.TS Trần Minh iển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, trung bình mỗi năm bệnh viện tiếp nhận 300-500 ca mắc viêm não màng não. Hiện tại, khoa iều trị tích cực – Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới đang điều trị cho gần 30 bệnh nhi mắc viêm não.
Bệnh nhân điều trị viêm não tại BV Nhi T.Ư
Hầu hết các trẻ này đều được chuyển từ tuyến dưới lên trong tình trạng bệnh đã nặng và có biến chứng thần kinh. iều đáng nói, phần lớn các cháu đều chưa được tiêm phòng vắc-xin. Các chuyên gia cho biết, viêm não màng não là bệnh do viêm nhiễm hệ thần kinh trung ương (nhu mô não và màng não). Nguyên nhân có thể do vi khuẩn, virus, nấm và kí sinh trùng. Theo thống kê, tỷ lệ trẻ bị mắc các bệnh lý về viêm màng não nhiễm khuẩn đứng thứ 3 trong số các bệnh lý vào điều trị và là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 2 cho trẻ dưới 5 tháng tuổi.
Theo TS iển, đây là một bệnh lý có tỷ lệ tử vong lên tới 50% nếu không được điều trị, 10%-20% bị di chứng về thần kinh, giảm thính lực. iều đáng nói, nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời trong vòng 24h – 48h khởi bệnh thì tỷ lệ tử vong giảm xuống chỉ còn hơn 10%. Do đó, nhận biết các triệu chứng và hành động nhanh là rất quan trọng.
Video đang HOT
Tiêm vắc-xin phòng bệnh
TS Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh Nhiệt đới khuyến cáo, hiện đang là thời kỳ cao điểm của bệnh, vì vậy để phòng tránh các gia đình cần cho trẻ đi tiêm vắc-xin phòng bệnh theo đúng độ tuổi, đúng thời gian. ặc biệt, khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn và cứng gáy, các gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời.
PGS.TS Trần Minh iển cho biết thêm, viêm màng não thể hiện qua hội chứng nhức đầu, nôn, táo bón, cổ cứng, sốt… Bệnh viêm màng não thường xảy ra trong mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa. Căn bệnh này nguy hiểm với trẻ, cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa tử vong hoặc để lại di chứng nặng nề. Bệnh lây qua đường hô hấp nên rất dễ lây lan, thường xảy ra với trẻ nhỏ vào mùa nắng nóng hay lúc chuyển mùa.
Bệnh viêm não có các triệu chứng như rối loạn vận động, rối loạn ý thức (liệt nửa người, liệt các dây thần kinh, chậm chạp, lơ mơ, hôn mê). Bệnh viêm não có thể gây tổn thương hệ thần kinh trung ương, nếu phát hiện sớm, chữa kịp thời thì hiệu quả điều trị bệnh cao hơn. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như bại não, liệt chân, liệt tay, bị động kinh, điếc, trí nhớ kém…
THÁI HÀ
Theo Tiền phong
Khan hiếm cục bộ Vaccine 6 trong 1 do nhu cầu tăng cao
Do nhu cầu tăng đột biến, tại tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ vaccine dịch vụ 6 trong 1.
Sau một số sự cố xảy ra khi tiêm vaccine Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng khiến nhiều người hoang mang, lo lắng rồi không dám tiếp tục dùng vaccine này mà chuyển sang tiêm phòng cho con bằng vaccine dịch vụ 6 trong 1. Do nhu cầu tăng đột biến, tại tỉnh Đắk Lắk đã xảy ra tình trạng khan hiếm cục bộ vaccine dịch vụ 6 trong 1.
Anh Tú phải đi 20 cây số để đưa con nhỏ đi tiêm dịch vụ vắc xin 6 trong 1.
Sau nhiều lần đưa con lên trạm y tế huyện để tiêm vaccine 6 trong 1 nhưng đều không có thuốc, vợ chồng anh Đặng Ngọc Tú, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk đã phải vượt gần 20 cây số để đưa đứa trẻ chưa đầy 5 tháng tuổi lên Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk tiêm vaccine dịch vụ. Việc đưa con đi xa để tiêm vừa mất thời gian, vừa tốn kém tiền bạc, nhưng vợ chồng anh Tú không hề đắn đo, vì anh tin rằng vaccine 6 trong 1 là sự lựa chọn tốt nhất, mang lại an toàn cho con của anh khi những thông tin về phản ứng phụ sau tiêm của vaccine Combe Five đang tràn lan trên nhiều mặt báo.
Cùng chung lo lắng về vaccine Combe Five như anh Tú, chị Nguyễn Thị Loan Thảo ở thành phố Buôn Ma Thuột cũng chuyển hướng sang chọn tiêm vaccine dịch vụ 6 trong 1 cho con để tránh nguy cơ phản ứng mạnh sau tiêm cho con.
Nhu cầu tiêm vaccine dịch vụ 6 trong 1 của người dân gia tăng đột biến, trong khi các phòng tiêm không nắm được lượng trẻ đăng ký nên không chủ động trong khâu nhập vaccine để dự phòng, dẫn đến tình trạng khan hiếm cục bộ.
Ông Vũ Văn Đủ, bác sĩ tư vấn và giải quyết các vấn đề trước và sau tiêm, Trung tâm dịch vụ khoa học kỹ thuật y tế Dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho biết, 4 tháng đầu năm nay, Trung tâm đã nhập 600 liều vaccine 6 trong 1, nhiều hơn 200 liều so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng cũng không đủ để cung cấp nhu cầu tiêm cho người dân
Bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk cho biết: lo lắng, bất an sau mỗi lần đưa con đi tiêm phòng là tâm lý chung của rất nhiều phụ huynh. Đặc biệt, trong những ngày qua khi thông tin trẻ tiêm vaccine Combe Five ở một số tỉnh bị phản ứng và có trẻ tử vong càng khiến cho nhiều cha mẹ lo lắng hơn.
Tuy nhiên, bác sĩ Phạm Văn Lào cho rằng, các bậc phụ huynh hãy chọn lọc thông tin một cách sáng suốt, đừng chạy theo vaccine dịch vụ mà bỏ qua thời kỳ vàng để tiêm vắc xin phòng bệnh cho trẻ, nhất là trong thời điểm từ 2 - 12 tháng tuổi các mũi tiêm cần được tiêm liên tục, đúng lịch. Thay vì chờ đợi vaccine dịch vụ 6 trong 1, các bậc phụ huynh nên tin tưởng vào việc tiêm vaccine Combe Five trong Chương trình tiêm chủng mở rộng.
"Người dân cũng nên có nhận thức cho đúng, Combe Five không đến mức độ như người dân quá lo lắng. Người dân cứ đi tiêm vì hiện nay ngành y tế chúng tôi cũng đã làm việc khám sàng lọc, đánh giá, chỉ định tiêm rất chắc chắn cho các cháu, nếu cháu nào đảm bảo chắc chắn tiêm được thì chúng tôi sẽ tiêm, còn những cháu nào có vấn đề gì nghi ngờ thì bản thân ngành y tế phải chịu trách nhiệm vấn đề đó, nên người dân cứ yên tâm tiêm Combe Five để giảm bớt gánh nặng về kinh tế và đảm bảo sức khỏe cho các cháu", bác sỹ Lào nói thêm./.
Theo VOV
Cơ thể sẽ phá hủy ra sao sau khi ăn nhầm bột thông bồn cầu? Nếu nhỡ ăn phải nhầm bột thông bồn cầu như trường hợp hơn 40 học sinh ở Hải Dương, cơ thể sẽ phá hủy ra sao và cách xử lý sao không nguy hại cho trẻ không phải cha mẹ nào cũng biết? Mới đây hơn 40 học sinh ở Hải Dương phải vào viện cấp cứu sau khi ăn nhầm bột thông...