Hàng loạt sai phạm tại tuyến đường thủy BOT đầu tiên của cả nước
Bộ Giao thông Vận tải vừa có Kết luận thanh tra số 10684/KL-BGTVT chỉ ra hàng loạt sai phạm tại một số dự án tuyến đường thủy như cho phép lập dự án trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương, phê duyệt dự án trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, khảo sát, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế, không khả thi trong quá trình thực hiện, thay đổi giá trị gói thầu…
Theo kết luận thanh tra, việc chuẩn bị đầu tư có một số sai sót như: cho phép lập dự án trước khi Chính phủ chấp thuận chủ trương, phê duyệt dự án trước khi có báo cáo đánh giá tác động môi trường được duyệt, phải bổ sung thay đổi nhiều hạng mục công việc ảnh hưởng đến tiến độ và giá thành dự án, quá trình thực hiện phải thay đổi thiết kế cơ sở…
Dự án cầu đường sắt Bình Lợi là công trình cấp I, nhưng hồ sơ chỉ yêu cầu năng lực nhà đầu tư thi công công trình giao thông cấp II. Ảnh:CTV.
Việc khảo sát, thiết kế cơ sở luồng tuyến sông Sài Gòn sơ sài, thiếu nhiều số liệu khảo sát, không sát với thực tế, không khả thi trong quá trình thực hiện, thay đổi giá trị gói thầu. Dự án cầu đường sắt Bình Lợi là công trình cấp I, nhưng hồ sơ chỉ yêu cầu năng lực nhà đầu tư thi công công trình giao thông cấp II. Hợp đồng BOT dự án chưa căn cứ đủ cơ sở pháp lý như Luật đường sắt, các Nghị định, Thông tư hướng dẫn thi hành Luật đường sắt; không xây dựng phương án thu phí, tính phí quản lý thu phí hàng năm chiếm 4,8% giá trị thu phí hàng năm là chưa phù hợp.
Dự án bị chậm tiến độ tới 17 tháng so với hợp đồng BOT, nhưng doanh nghiệp dự án, tư vấn quản lý dự án, tư vấn giám sát và các nhà thầu thi công chưa phân tích, đánh giá các nguyên nhân để có giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, điều chỉnh tiến độ, giá trị xây lắp cũng như các chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn…
Đặc biệt, khi kiểm tra hiện trường, Đoàn thanh tra của Bộ GTVT phát hiện có 3 biển báo hiệu bị nghiêng, 2 trụ phao neo bị đứt xích, không có mặt tư vấn giám sát trưởng, tư vấn giám sát vật liệu, thiết bị máy hàn tự động không có chứng nhận kiểm định hợp quy, cốt thép D32 ngàm liên kết giữa các đoạn tường chắn bố trí không đều…
Bộ GTVT khẳng định, Cục đường thuỷ nội địa Việt Nam, Chi cục Đường thuỷ nội địa phía Nam chịu trách nhiệm trong lập, phê duyệt phương án điều tiết chống va trôi, đảm bảo giao thông. Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam cũng chịu trách nhiệm về những tồn tại trong lập, thẩm định, phê duyệt bản vẽ thi công, dự toán.
Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi chịu trách nhiệm về việc lựa chọn các đơn vị tư vấn, nhà thầu thi công. Ban Quản lý dự án 7 chịu trách nhiệm về quản lý chất lượng, hiện trường, hồ sơ công trình. Trong khi đó, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án chịu trách nhiệm trong việc góp vốn chủ sở hữu chậm, sử dụng vốn chủ sở hữu không đúng mục đích.
Video đang HOT
Bộ GTVT yêu cầu Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiến hành kiểm điểm, xem xét đánh giá trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan trong việc lập, trình duyệt dự án và triển khai thực hiện dự án từ gian đoạn khởi công đến thời điểm thanh tra (ngày 5/9/2017).
Vụ Đối tác công tư (Bộ Giao thông Vận tải) tham mưu cho Bộ GTVT phương án thu phí phù hợp, đảm bảo việc thu phí đúng đối tượng sử dụng dịch vụ, hài hoà lợi ích Nhà nước, chủ đầu tư và xã hội. Công ty TNHH Đầu tư BOT Bình Lợi chỉ đạo đơn vị tư vấn thiết kế khẩn trương hoàn thiện hồ sơ bản vẽ thi công, lựa chọn nhà thầu tham gia dự án, khắc phục tình trạng chậm tiến độ dự án, tăng cường quản lý chất lượng, đặc biệt công tác gia công, chế tạo, lắp thử, lao lắp dầm thép L=101,5m cầu đường sắt Bình Lợi.
Ngoài ra, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị tham gia thực hiện dự án phải tuân thủ nghiêm chỉ dẫn kỹ thuật, các quy trình, quy định hiện hành. Đồng thời, bố trí cán bộ tư vấn giám sát đúng chuyên môn, có kinh nghiệm, thường xuyên có mặt tại công trường; có biện pháp khắc phục lắp thử hệ dầm, dàn trước khi lao lắp để đánh giá, rút kinh nghiệm, tránh các sự cố trong thi công. Cùng đó, kiểm tra đánh giá lại quan trắc dọc thiết kế đường sắt đảm bảo đúng quy định; cần nghiên cứu kỹ về địa chất lòng sông Sài Gòn…
Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo nâng cấp luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi tới cảng Bến Súc động thổ từ ngày 28/4/2015 do liên danh CTCP Đầu tư và phát triển Đô thị xanh – CTCP Đầu tư và xây dựng STD Việt Nam làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư là 1.302 tỷ đồng. Dự kiến se hoan thanh vao cuôi năm 2018.
Theo thiết kế, dự án sẽ bao gồm hai hạng mục chính là nâng chiều cao thông thuyền tại cầu đường sắt Bình Lợi lên 7m, đảm bảo cho các phương tiện thủy trọng tải lớn hơn 300 tấn lưu thông thuận tiện và cải tạo 71 km luồng sông Sài Gòn từ cầu đường sắt Bình Lợi đến cảng Bến Súc (huyện Dầu Tiếng, Bình Dương).
K.C
Theo NTD
Siêu dự án 13 năm chưa triển khai tại Bà Rịa - Vũng Tàu có thể bị thu hồi
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc (do Công ty TNHH Trung Thủy làm chủ đầu tư) được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005 với diện tích 99,883ha, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại chủ đầu tư vẫn chưa triển khai dự án.
Dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu do Công ty TNHH Trung Thủy (Tập đoàn Trung Thủy) làm chủ đầu tư được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2005 với diện tích 99,883ha.
Từ khi được chấp thuận chủ trương, chủ đầu tư đã cơ bản hoàn thành các thủ tục chuẩn bị đầu tư để khởi công xây dựng như: thỏa thuận địa điểm, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, cấp giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, phòng cháy chữa cháy, giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật...
Đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa triển khai xây dựng và đưa dự án vào hoạt động kinh doanh.Theo giải trình của chủ đầu tư, dự án chậm triển khai là do công tác giải phóng mặt bằng kéo dài, hiện tượng xói mòn bờ biển, sạt lở vào đất dự án và đường cấp nước sạch không ổn định. Dự án chậm triển khai theo quy định và đang nằm trong danh sách có khả năng bị thu hồi nếu sau thời gian "ân hạn" của tỉnh mà vẫn không triển khai.
Phối cảnh dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy tại xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc
Được biết, Khu du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Trung Thủy không phải là dự án duy nhất của Tập đoàn Trung Thủy bị chậm tiến độ cả thập kỷ. Dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô tại Đà Nẵng (Lancaster Nam Ô Resort & Spa) của Tập đoàn này cũng là một trong những dự án "rùa bò" suốt nhiều năm qua.
Khu du lịch sinh thái Nam Ô đã được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 từ năm 2010. Được biết, dự án Lancaster Nam Ô Resort & Spa có diện tích 36,5ha bao gồm 57 căn biệt thự biển cao cấp, khách sạn 5 sao, spa, khu hội nghị quốc tế, khu vui chơi giải trí ... với số vốn đầu tư lên đến 3.300 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến đầu năm 2018 dự án vẫn chưa được triển khai. Tháng 3/2018, hàng chục người dân làng Nam Ô (phường Hòa Hiệp Nam, quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã bức xúc, tập trung phản đối khi Tập đoàn Trung Thủy tiến hành dựng rào chắn để bắt đầu xây dựng khu du lịch. Sau đó, Đà Nẵng đã chỉ đạo Trung Thủy phải tháo hàng rào dự án và trả lại lối xuống biển cho người dân.
Ngoài hai dự án trên, hồi tháng 4/2018 dự án Lancaster Lincoln của Tập đoàn Trung Thủy cũng vướng phải vụ lùm xùm. Cụ thể, trước những phản ánh dự án Lancaster Lincoln tại 428-430 Nguyễn Tất Thành, Phường 18, Quận 4 thi công không phép, dù đã có nhiều văn bản chỉ đạo dừng triển khai ở cả cấp phường và quận, UBND TPHCM đã yêu cầu Sở Xây dựng báo cáo toàn bộ quá trình quản lý, kiểm tra, cấp phép xây dựng dự án cao ốc Lancaster Lincoln tại Quận 4.
Được biết, Dự án Lancaster Lincoln được xây dựng trên diện tích 8.411 m2 đất, gồm 2 tòa tháp căn hộ 40 tầng, 1 cao ốc văn phòng 8 tầng và 2 tầng hầm, dự kiến cung cấp ra thị trường 586 căn hộ và 274 căn officetel.
Phối cảnh dự án Lancaster Lincoln Quận 4.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, Trung Thủy là tập đoàn đa ngành cung cấp các dịch vụ đầu tư bất động sản, khai thác, quản lý căn hộ, cao ốc văn phòng với hiệu quả cao. Các dự án đã đi vào hoạt động như tòa nhà Lancaster, cao ốc Miss Aodai tại TP.HCM.
Hiện tại, Trung Thủy đang triển khai các dự án mới như tòa nhà Lancaster Hà Nội, khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng Lancaster Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu), khu biệt thự Lancaster Đà Lạt, khu tổ hợp văn phòng - trung tâm thương mại - Căn hộ (Quận 4, TP.HCM), Cao ốc Lancaster Nguyễn Trãi (Quận 1, TP.HCM), khu dân cư thương mại - dịch vụ Bình Phước...
Bên cạnh đó, Trung Thủy còn cung cấp các dịch vụ du lịch cao cấp tại Anam Spa, Sen Spa (TP.HCM), Mekong Rest Stop (Tiền Giang), nhà hàng, khách sạn tọa lạc ngay tại trung tâm TP.HCM.
Hiện ông Nguyễn Trung Tín (chồng Hoa hậu Thu Thảo) là Tổng giám đốc Công ty cổ phần tập đoàn Trung Thủy. Doanh nhân Dương Thanh Thủy (mẹ đẻ ông Nguyễn Trung Tín) đang giữ chức chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Trung Thủy.
Lan Nhi
Theo Trí thức trẻ
Bình Dương chấp thuận cho ông Dũng "lò vôi" xây dựng khu đô thị hơn 2.300 tỷ đồng UBND Bình Dương vừa chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu Nhà ở Đại Nam tại phường Phú Tân, TP.Thủ Dầu Một. Theo đó, UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận cho Công ty cổ phần Đại Nam làm chủ đầu tư. Dự án toạ lạc tại phường Phú Tân, thành phố Thủ Dầu Một, với diện tích đất hơn 100ha. Quy...