Hàng loạt rạp chiếu phim đang “rỗi việc” vì không thể đón khách nên chuyển sang làm Youtube, xem Tarot online, phản ứng của mọi người ra sao?
Chờ ngày rạp chiếu phim hoạt động trở lại, CGV “chuyển mình” làm Youtube.
Giữa tình hình dịch Covid 19 vẫn chưa được kiểm soát, việc duy trì hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp đang có dấu hiệu lung lay. Thông tin 4 doanh nghiệp điện ảnh Việt Nam gồm CGV, Lotte, Galaxy và BHD gửi lời “cầu cứu” đến Chính phủ vì ảnh hưởng của dịch cũng đã thu hút sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Chưa nhận được phản hồi từ cơ quan chức năng nhưng mới đây CGV Việt Nam đã có dấu hiệu “chuyển mình” gây bất ngờ.
Cụ thể, vào tháng 1/2021 kênh Youtube CGV Cinemas Vietnam đã đăng tải chuyên mục mới “ Tarot Series” khiến cho dân mạng vô cùng ngạc nhiên. Được biết trước đây kênh Youtube của CGV chỉ đăng những đoạn trailer giới thiệu phim mới, việc bỗng dưng xuất hiện chuyên mục này kích thích sự tò mò không ít cho người theo dõi.
CGV đã kết hợp với một chuyên gia bói bài Tarot để thực hiện series này. Với nội dung khá dài về những chủ đề đơn giản như cuộc sống, tình cảm, công việc nhưng lại thu hút hàng chục nghìn lượt xem từ cộng đồng mạng.
Sau khi nhận được phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng, tháng 5 vừa qua, CGV lại tiếp tục tung ra 2 nội dung mới hướng dẫn trang trí (DIY – Do it yourself) và review ẩm thực. Series mới với chủ đề đơn giản, nội dung làm về xu hướng và sở thích của giới trẻ nên dù chỉ mới đăng tải vài video clip nhưng đã có dấu hiệu thu hút rất nhiều người xem và đăng kí.
Doanh thu từ lĩnh vực mới có thể sẽ không giúp cho doanh nghiệp này “đứng vững” trong tình hình hiện tại. Tuy nhiên trong thời gian chờ đến ngày có thể hoạt động trở lại thì đây cũng là một phương án hữu ích để duy trì sự quan tâm và kết nối của khán giả với thương hiệu.
Ý tưởng mới này của CGV nhận được rất nhiều sự quan tâm và phản hồi tích cực từ phía cộng đồng mạng. Video clip được đăng tải thu về hàng chục nghìn lượt xem và không ít sự mong chờ ngày CGV được phép hoạt động chiếu phim trở lại.
Video đang HOT
Loạn quảng cáo "thuốc gia truyền" cắt ghép giả mạo trên Youtube: "Treo đầu dê bán thịt chó" có thể đối mặt án tù
Theo luật sư, việc cắt ghép, lồng giọng trong clip hay giả danh các giao diện của kênh truyền hình quốc gia, mượn hình ảnh các bác sĩ nổi tiếng và cho họ là tác giả của sản phẩm... để quảng bá sản phẩm kém chất lượng, tùy theo mức độ vi phạm mà sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Những ngày vừa qua, cả mạng xã hội Facebook và Youtube liên tục xuất hiện những đoạn clip hay những đoạn quảng cáo ngắn sai sự thật, được lồng ghép tinh vi hòng quảng cáo trục lợi từ việc bán những sản phẩm thuốc đông y gia truyền (chất lượng chưa được kiểm chứng).
Đâu đâu cũng thấy quảng cáo "thuốc gia truyền"
Vẫn với cách khẳng định "thuốc gia truyền", những quảng cáo này được các đối tượng tinh vi lồng ghép logo các nhà đài; thậm chí ngang nhiên cắt ghép video có sự dẫn dắt của MC nhà đài để người xem tin tưởng vào công dụng "thần kỳ" của thuốc. Ở nhiều clip quảng cáo, người xem còn phát hiện logo giả là kênh truyền hình "ảo" được gắn mác DDTV, VCTC, SHTV..., nếu không tinh ý rất dễ bị lừa.
Những chương trình truyền hình của nhà đài bị cắt ghép để quảng cáo thuốc trên YouTube
Một "nhà đài" tự lập để quảng cáo thuốc đông y trên Youtube
Thậm chí, nhiều quảng cáo còn lấy hình ảnh những bác sĩ tầm cỡ, danh tiếng để chèn tên và cắt ghép chuyên nghiệp để giới thiệu luôn cho sản phẩm mình đang bán.
Hình ảnh GS.TS Nguyễn Thanh Liêm - nguyên giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư - bị gán vào một quảng cáo "bịp" bằng một cái tên mới là "giáo sư Ngô Vĩnh Trung" - Ảnh: L.ANH
Không chỉ xuyên tạc, cắt ghép, đưa thông tin sai sự thật, nhiều đối tượng còn sẵn sàng đầu tư sản xuất phóng sự để quảng cáo mỹ phẩm, bán thực phẩm chức năng, bán thuốc đông y lừa đảo. Sau đó thuê người giả người dẫn chương trình của VTV, gắn logo VTV để mạo danh, nhằm trục lợi bất chính.
Đài truyền hình bị kẻ xấu cắt ghép trục lợi cá nhân từ quảng cáo bán thuốc
Đối tượng mà những loại quảng cáo này hướng đến chủ yếu là những người khoảng 50 tuổi trở nên, có vấn đề sức khỏe và có nhu cầu chữa bệnh nhưng lại hạn chế thông tin. Những quảng cáo về thuốc đông y gia truyền vẫn xuất hiện đầy rẫy trên mạng xã hội mỗi ngày với lời "rao thần thánh": "uống 4 viên/ngày trong vòng 15 ngày xóa sổ bệnh tiểu đường", "kiểm soát mỡ máu, chặn biến chứng tim mạch".
Một hình ảnh quảng cáo thuốc Đông y trên Youtube
Các quảng cáo sử dụng nhiều hình ảnh để lừa bịp người dùng, như cắt ghép hình ảnh sản phẩm vào clip của VTV, dùng hình ảnh bác sĩ nổi tiếng ghép vào hình ảnh sản phẩm. Và gần đây nổi lên cách giả mạo giải thưởng, phát minh của nhân tài... để đem bán sản phẩm với giá "cắt cổ", dù thuốc còn chưa được kiểm nghiệm.
Đã từng có nhiều đối tượng bị cơ quan công an triệu tập vì hành vi giả mạo VTV, phát tán thông tin sai sự thật. Tuy nhiên tình trạng này không những không giảm mà còn gia tăng với nhiều hình thức khác nhau. Điều này vô cùng nguy hiểm bởi khiến người dùng "tiền mất, tật mang", chưa kể khiến cho tên tuổi các bác sĩ, các chương trình truyền hình uy tín bị ảnh hưởng theo.
Đối tượng "treo đầu dê bán thịt chó" có thể đối mặt với án tù
Trước những vụ việc gây xôn xao cộng đồng mạng này, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng, đe co đuoc nhieu nguoi theo doi, noi tieng tren mang xa hoi nhung khong co hiểu biết nen mot so kẻ đa bat chap đao đuc xa hoi, bat chap quy đinh phap luat đe đua nhung tin gia, tin sai su that nham tang luong tuong tac, truc loi ca nhan.
Mot so người đa bi xu phat nhieu lan nhung van co tinh vi pham với nhiều hình thức tinh vi khác nhau. Luật sư Cường cho biết, theo điều 267 Bộ luật Hình sự, tội giả mạo tài liệu của cơ quan tổ chức nhà nước hoặc sử dụng tài liệu đó nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân có thể bị phạt tiền đến 50 triệu đồng, hoặc bị phạt tù từ 6 tháng đến 7 năm.
Cụ thể, luật sư Cường phân tích: "Theo điều 32 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải được sự đồng ý của người đó và phải trả thù lao cho hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Thạc sĩ, luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn luật sư TP.Hà Nội
Mọi hành vi sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại mà không được sự đồng ý của người đó là vi phạm pháp luật, và người có hình ảnh có quyền yêu cầu tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật".
Như vậy, việc tạo dựng lời dẫn của biên tập viên, gắn logo mạo danh đài truyền hình để quảng cáo của các đối tượng trên là hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo. Tùy theo tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi mà đối tượng vi phạm có thể bị xử phạt hành chính Nếu người quảng cáo gây ảnh hưởng dư luận xấu, ảnh hưởng tới uy tín của tổ chức sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng thì còn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi của mình.
Clip của VTV1 bị nhóm Đông y lừa đảo cắt ghép bán các sản phẩm chữa bệnh trĩ
Theo luật sư Cường, hành vi tạo dựng lời dẫn của biên tập viên, cắt ghép logo, hình ảnh để mạo danh cơ quan, tổ chức khác có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đến 30.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 điều 51 Nghị định 158/2013/NĐ-CP về "Quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ vi phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định"; "Quảng cáo có sử dụng hình ảnh, lời nói, chữ viết của cá nhân khi chưa được cá nhân đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép, đồng thời buộc tháo gỡ, tháo dỡ hoặc xóa đoạn quảng cáo vi phạm.
Trong trường hợp người có hành vi quảng cáo gian dối đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì có thể có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội quảng cáo gian dối theo quy định tại điều 197 Bộ luật Hình sự. Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 50.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một đến 5 năm.
Hình ảnh trong đoạn clip được chèn thêm nhưng vẫn gắn logo và các hiệu ứng khác trên màn hình của VTV để tăng thêm độ tin tưởng cho người mua sản phẩm
Luật sư Cường cũng cho rằng, trong sự việc này, việc lợi dụng niềm tin, uy tín của một cơ quan nhà nước để quảng cáo sản phẩm kinh doanh nhằm thu hút khách hàng, tăng doanh thu, trục lợi cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa dối khách hàng theo điều 198 của BLHS năm 2015 với khung hình phạt cao nhất là 5 năm tù giam bởi tình tiết có tổ chức.
Mặt khác, trong khi không ít gia đình, mọi người đang chống chọi với căn bệnh nan y, với tính mạng đang bị thần chết rình rập từng giây, từng phút thì những người này chỉ vì lợi nhuận kinh doanh, lợi ích kinh tế mà lừa dối, thu hút người dân mua sản phẩm bất kể tính mạng của người bệnh. Đây là một tội ác và trái với luân thường đạo lý.
Tóm lại, hành vi này làm ảnh hưởng đến uy tín của Đài Truyền hình quốc gia, đến danh dự cá nhân các bác sĩ, có thể tác động tiêu cực đến nhận thức của người dân, làm sai lệch các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội. Bởi vậy, cơ quan chức năng cần sớm vào cuộc xác minh, làm rõ, từ đó có đủ căn cứ để nghiêm trị theo pháp luật nhằm răn đe, giáo dục đồng thời tránh những hành vi tương tự cũng như đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh, không có tiêu cực, mánh khóe bất hợp pháp.
Luật sư Cường cũng cho rằng, về phía khách hàng, trong trường hợp sau khi xem đoạn quảng cáo và tìm đến mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ ở những nơi quảng cáo sai sự thật với số tiền lớn, họ có thể làm đơn tố cáo về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa dối khách hàng của cá nhân, tổ chức đó gửi cơ quan công an.
Không riêng gì Thơ Nguyễn, hàng loạt kênh YouTube Việt Nam nhảm nhí, nhạy cảm vẫn đang bùng nổ mỗi ngày! Các kênh YouTube với nội dung nhảm nhí độc hại khiến nhiều người dùng ngán ngẩm, nhưng vẫn thu về một lượng người theo dõi khổng lồ! YouTube hiện là nền tảng xem video lớn nhất trên thế giới với hàng trăm triệu lượt xem mỗi ngày cùng hàng nghìn video được đăng tải mỗi giờ từ người dùng trên nhiều quốc gia....