Hàng loạt quốc gia nới phong tỏa
Nhiều quốc gia như Australia, Ấn Độ, Iran, Đức bắt đầu nới lỏng phong tỏa như cho phép mở lại một số hoạt động rủi ro thấp.
Tại Australia, ba bãi biển Sydney đã mở cửa hôm nay nhưng chỉ cho phép người dân tập thể dục. “Các hoạt động như ngồi chơi trên cát, tắm nắng hay tụ tập thành nhóm bị cấm”, thị trưởng Daniel Said cho hay.
Người dân tắm biển ở bãi Coogee tại Sydney hôm 20/4 sau khi lệnh hạn chế được nới lỏng. Ảnh: AFP.
Ấn Độ cho phép một số hoạt động công nghiệp và nông nghiệp bắt đầu lại, dù quốc gia này hôm nay ghi nhận số ca nhiễm mới tăng kỷ lục, với 1.553 ca và 36 ca tử vong.
Iran, nơi Covid-19 khiến ít nhất 5.000 người tử vong, một số quy định cách biệt cộng đồng được nới lỏng vào tuần trước vào hôm nay, một số trung tâm mua sắm lớn và đường cao tốc nội đô đã mở cửa lại. Các quầy kinh doanh từ trung tâm mua sắm thương mại cao cấp tới những ngõ hẻm ngoằn ngoèo trong chợ cổ Gran Bazaar ở Tehran đã mở cửa, nhưng chỉ được phép hoạt động tới 18h. Nhà hàng, phòng tập thể dục và những địa điểm khác vẫn đóng cửa.
Hàn Quốc hôm 19/4 kéo dài chính sách cách biệt cộng đồng thêm 16 ngày, nhưng gỡ bỏ một số hạn chế cho các cơ sở tôn giáo và thể thao từng bị cấm nghiêm ngặt. Nhiều người Hàn Quốc trở lại nơi làm việc, đổ tới các trung tâm thương mại, công viên và nhà hàng sau khi chính phủ nới lệnh cách biệt cộng đồng.
Israel cũng nới lỏng các biện pháp phòng dịch từ hôm nay, cho phép mở lại một phần các cửa hàng cung ứng phần cứng, đồ điện tử và văn phòng phẩm. Các nhóm cầu nguyện ngoài trời không được tụ tập quá 19 người, đứng cách nhau hai mét. Chu vi hoạt động thể chất của một người cũng được mở rộng lên 500 mét từ nhà riêng. Trường học, tiệm cắt tóc, trung tâm mua sắm vẫn phải đóng cửa, người dân bắt buộc phải đeo khẩu trang nơi công cộng và sẽ bị phạt tiền nếu không tuân thủ.
Tại châu Âu, các nước Đức, Ba Lan, Na Uy, Cộng hòa Czech và Albania bắt đầu nới lỏng lệnh phong tỏa. Đức cho phép một số cửa hàng mở cửa. Chính quyền Na Uy cho rằng “đã khống chế được nCoV” và cho phép nhà trẻ và viện dưỡng lão mở cửa lại. Ba Lan cho phép mở cửa công viên và rừng, còn Cộng hòa Czech cho phép mở cửa chợ trời. Albania cũng quyết định cho mở lại một số hoạt động kinh doanh có nguy cơ thấp như cửa hàng bán lẻ, cửa hàng nội thất, công ty sản xuất, tiệm hoa, trang sức, cửa hàng đồ chơi trẻ em.
Video đang HOT
Dù số ca nhiễm và tử vong ở Tây Ban Nha đã giảm nhưng quốc gia này vẫn quyết định giữ nguyên lệnh phong tỏa ít nhất tới 27/4, khi trẻ em được phép ra ngoài hít thở không khí. Còn Pháp, dù chính quyền cho rằng đã khống chế được nCoV nhưng các biện pháp kiểm soát vẫn được duy trì ít nhất ba tuần nữa.
New Zealand dự kiến nới lỏng phong tỏa từ ngày 28/4, khi Thủ tướng Jacinda Ardern tự tin rằng nCoV không lây lan rộng trong cộng đồng. Số ca nhiễm nCoV mới của New Zealand gần đây giảm xuống chỉ còn một chữ số từ mức hàng chục ca mới mỗi ngày.
Thái Lan cũng có thể nới lỏng lệnh phong tỏa từ đầu tháng 5 với những tỉnh không có ca nhiễm mới trong vòng hai tuần. Khoảng 35 trong số 77 tỉnh ở Thái Lan không xuất hiện ca nhiễm mới trong hai tuần qua, trong khi hôm nay nước này chỉ ghi nhận 27 ca mới, ít nhất trong vòng một tháng.
Hồng Hạnh
Các nhà khoa học Anh phát hiện sốc về sự xuất hiện của Covid-19 ở Trung Quốc
Các nhà khoa học giới hạn nguồn gốc bùng phát của đại dịch Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 9-12/2019, có thể khởi đầu xa hơn về phía nam Trung Quốc chứ không phải Vũ Hán.
Vũ Hán dù là nơi bùng phát dịch trên diện rộng đầu tiên trên thế giới nhưng có khả năng không phải là địa điểm bắt đầu đại dịch. Ảnh: AFP.
Đợt bùng phát lây nhiễm trên người đầu tiên của virus corona chủng mới (SARS-CoV-2 Covid-19) có thể đã xảy ra ở phía nam Trung Quốc chứ không phải thành phố Vũ Hán, thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung nước này, theo nhóm nghiên cứu quốc tế do Đại học Cambridge (Anh) dẫn đầu.
Các nhà khoa học đã điều tra nguồn gốc của virus, phân tích các mẫu virus trên khắp thế giới và tính toán mốc thời gian đại dịch Covid-19 bắt đầu. Họ xác định đợt bùng phát đầu tiên có thể đã xảy ra vào một thời điểm giữa ngày 13/9 và ngày 7/12/2019.
Đi tìm cột mốc số 0
"Virus có thể đã đột biến và đạt đến biến thể cuối cùng để truyền nhiễm hiệu quả trên người trước đó vài tháng. Tuy nhiên, nó ở yên trong cơ thể một con dơi, một loài vật nào đó hoặc thậm chí là một người nào đó trong vài tháng trước khi bắt đầu nhảy sang những cá thể khác", Peter Foster, chuyên gia nghiên cứu di truyền Đại học Cambridge, ngày 16/4 nhận định.
"Sau đó, virus bắt đầu truyền nhiễm và lây lan từ người sang người khoảng từ 13/9 đến 7/12, tạo ra một mạng lưới mà chúng tôi trình bày trong tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences (PNAS)", ông cho biết.
Nhóm chuyên gia đã phân tích các mẫu virus bằng một mạng lưới phát sinh chủng loài (cây phả hệ loài). Họ thông qua thuật toán di truyền học và nghiên cứu đột biến gen để lập bản đồ sự phát sinh của chủng virus trên toàn cầu, theo South China Morning Post.
Cũng dựa vào phương pháp nghiên cứu đường phát tán của virus dựa trên hiện tượng đột biến, các nhà khoa học đang tìm cách ước tính vị trí xuất hiện "bệnh nhân số 0" của đại dịch toàn cầu. Nhóm hy vọng sẽ nhận được sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp Trung Quốc.
Những dấu vết duy truyền đầu tiên hướng nhóm tập trung đến khu vực phía nam Vũ Hán.
"Nếu tôi buộc phải trả lời lúc này, tôi sẽ nói đợt lây nhiễm gốc có khả năng bắt đầu ở miền Nam Trung Quốc cao hơn Vũ Hán. Nhưng để chứng minh điều này, chúng ta cần phân tích thêm nhiều mẫu dơi, các loài vật khác có tiềm năng là vật chủ, và mẫu xét nghiệm được các bệnh viện Trung Quốc lưu giữ từ tháng 9-12", Foster cho biết.
Virus ở Trung Quốc lại "trẻ" hơn virus ở Mỹ
Nhóm nghiên cứu của Cambridge thu hút sự quan tâm quốc tế với bài viết khoa học về lịch sử tiến hóa của chủng virus SARS-CoV-2 đăng trên PNAS vào tháng 4.
Trung tâm triển lãm thành phố Vũ Hán được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến để tăng năng lực tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Ảnh: Reuters.
Các nhà khoa học phát hiện phần lớn chủng nòi (strain) virus ở Australia và Mỹ về mặt di truyền có quan hệ gần hơn với virus corona được tìm thấy trên loài dơi. Chủng đang lây nhiễm ở Đông Á có quan hệ xa hơn với virus corona trên dơi. Trong khi đó, phần lớn biến chủng ở châu Âu lại là "hậu duệ" của chủng lây lan rộng khắp Đông Á.
Foster cho rằng chủng SARS-CoV-2 đầu tiên có thể đã khởi phát ở Trung Quốc nhưng có khả năng thích nghi tốt hơn với đặc điểm dân cư và môi trường tại Mỹ. Vì vậy, biến chủng virus ở Mỹ "già hơn" và gần với phiên bản gốc trên loài dơi hơn chủng lây lan mạnh ở khu vực Đông Á.
Tuy nhiên, bài viết cho biết nhóm nghiên cứu chỉ mới phân tích được 160 chủng SARS-CoV-2 được thu thập từ cuối tháng 12/2019. Lượng mẫu hạn chế khiến các nhà khoa học khó xác định được chính xác thời điểm và địa điểm bùng phát xảy ra lần đầu tiên.
Trong nghiên cứu mới nhất, còn đang chờ phản biện, Foster và các cộng sự từ nhiều viện nghiên cứu khác nhau, trong đó có Viện Pháp y Di truyền học ở Đức, đã mở rộng cơ sở dữ liệu. Họ đưa vào nghiên cứu thêm 1.001 mẫu gen được giải trình tự ở chất lượng cao của SARS-CoV-2 được các nhà khoa học trên toàn cầu công bố thời gian qua.
Càng nhiều mẫu nghiên cứu, nhóm càng xác định chính xác hơn thời gian và địa điểm đại dịch bắt đầu. Thông qua phương pháp "đếm" đột biến, các nhà khoa học tiến gần hơn đến mục tiêu xác định thời điểm "bệnh nhân số 0" nhiễm mầm bệnh có họ hàng gần nhất với virus corona trên loài dơi.
Tuy nhiên, theo Su Bing, nhà nguyên cứu di truyền học tại Viện Động vật học Côn Minh, tỉnh Vân Nam, phương pháp mạng lưới phát sinh chủng loài có một số hạn chế khi áp dụng để vẽ lại con đường lây lan của dịch bệnh.
Ông lập luận đại dịch Covid-19 là đợt bùng phát lây nhiễm chưa từng có tiền lệ nên virus SARS-CoV-2 có thể đã trải qua nhiều biến đổi với mô hình nằm ngoài khả năng dự đoán.
"Không thể hoàn toàn chính xác. Sẽ luôn có dung sai. Nghiên cứu này có thể mở ra nhiều manh mối quan trọng cho các điều tra trong tương lai, nhưng cần nhìn nhận những kết luận đó một cách cẩn thận", ông đánh giá.
COVID-19: Đi dạo giữa lệnh phong tỏa, du khách tại Ấn Độ phải chép phạt 500 lần 10 du khách nước ngoài vi phạm lệnh phong tỏa tại một thị trấn ở Ấn Độ phải viết "Tôi xin lỗi" 500 lần, các quan chức cho biết. Các du khách từ Israel, Mexico, Australia và Áo bị bắt gặp khi đi dạo ở phía Bắc Ấn Độ. Cảnh sát địa phương Vinod Sharma cho biết mỗi du khách phải viết "Tôi...