Hàng loạt ông lớn bất đông sản Vingroup, FLC, T&T, Geleximco… muốn cải tại chung cư cũ Hà Nội
Trong mấy năm trở lại đây, hàng loạt “ông lớn” trong ngành bất động sản đều bày tỏ nguyện vọng được tham gia với tư cách là nhà đầu tư trong việc cải tạo chung cư cũ của Hà Nội.
Tại văn bản số 5621 ngày 30/9/2016 của UBND TP. Hà Nội có đến 18 doanh nghiệp được giao lập quy hoạch chi tiết 1/500 toàn khu chung cư cũ. Trong đó, có không ít những “ông lớn” bất động sản cũng muốn nhảy vào “cuộc chơi này”.
Có thể kể đến như Công ty CP Mặt Trời (Sun Group) ghi tên cải tạo 3 khu tập thể: Khu tập thể Kim Liên với 42 nhà cao từ 2-6 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Bắc với 61 nhà cao 5 tầng; khu tập thể Thanh Xuân Nam với 8 nhà cao từ 3-5 tầng.
Cty CP Tập đoàn FLC với khu tập thể Kim Giang, với số lượng 68 nhà cao 2-5 tầng.
Tập đoàn T&T với hai khu thuộc Tập thể Bách Khoa với 29 nhà cao 2-5 tầng và Tập thể Đại học Thủy lợi với 12 nhà cao từ 2-5 tầng.
Cty Cổ phần XNK Tổng hợp Hà Nội (Geleximco): Khu tập thể Khương Thượng với diện tích 14,8ha, 30 nhà chung cư cao từ 2-5 tầng.
“Ông lớn” Vingroup cũng đề xuất 5 khu tập thể: Khu tập thể Ngọc Khánh có 58 nhà cao tầng từ 2-5 tầng; khu tập thể Giảng Võ có 22 nhà cao từ 3-5 tầng; khu tập thể Đường Sắt với 9 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể 60 Thổ Quan với 6 nhà cao từ 2-5 tầng; khu tập thể xí nghiệp xây lắp H24 với 10 nhà cao từ 2-5 tầng…
Đến cả doanh nghiệp làm thép như Cty CP Tập đoàn Hòa Phát cũng đăng ký cải tạo Khu tập thể Tân Mai với diện tích 20ha, 88 nhà cao từ 2-5 tầng.
Vinaconex cũng muốn cải tạo Khu tập thể thuốc lá Thăng Long với 7 nhà cao tầng từ 2-5 tầng…
Trong danh sách này còn có những tên tuổi chủ đầu tư như Cty CP Địa ốc Sông Hồng. Trước đó, Cty CP Địa ốc Sông Hồng từng cải tạo chung cư 165 Thái Hà (quận Đống Đa, Hà Nội).
Mặc dù có nhiều tên tuổi các ông lớn trong ngành tham gia nhưng tốc độ cải tạo chung cư cũ tại Hà Nội vẫn khá ì ạch, do vướng mắc ở nhiều khâu.
Video đang HOT
Chia sẻ về tiến độ triển khai công tác giao nhà đầu tư cải tạo chung cư cũ, chiều ngày 19/11, trao đổi với báo chí Phó giám đốc Sở Quy hoạch- Kiến trúc Hà Nội Nguyễn Trọng Kỳ Anh cho biết đến thời điểm này, UBND thành phố đã giao cho 19 nhà đầu tư tự bỏ kinh phí, triển khai lập nghiên cứu, lập ý tưởng quy hoạch cải tạo, xây dựng lại 28 khu chung cư cũ trên địa bàn, đồng thời có giao bổ sung 2 khu chung cư cũ, nâng tổng số lên 30 khu.
Để triển khai thực hiện, các nhà đầu tư đã mời, thuê các đơn vị tư vấn trong và ngoài nước nghiên cứu lập quy hoạch. Quá trình triển khai nghiên cứu đã nghiêm túc tiếp thu ý kiến góp ý của các cá nhân, tổ chức, cơ quan, sở, ngành liên quan.
Bên cạnh đó, UBND thành phố cũng đã yêu cầu các nhà đầu tư chủ động phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, phường có liên quan tổ chức khảo sát, điều tra xã hội học bổ sung làm cơ sở đề xuất ý tưởng quy hoạch theo 2 phương án. Trong đó phương án 1, theo đúng tầng cao và chỉ tiêu dân số theo quy hoạch, quy chế cao tầng được phê duyệt. Phương án 2 điều chỉnh chiều cao, chỉ tiêu để đảm bảo cân đối tài chính dự án.
Đại diện Sở Quy hoạch Kiến trúc thông tin, hiện phương án 2 đang được hầu hết các nhà đầu tư đề xuất và đều tăng tầng và chiều cao so với khung chiều cao đã quy định.
“Tuy nhiên, việc điều chỉnh quy hoạch phải thực hiện theo hướng có lợi nhất cho cộng đồng, cho thành phố. Do vậy, thời gian tới, Hà Nội sẽ có báo cáo chi tiết về những khó khăn vướng mắc để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ cho phép điều chỉnh một số nội dung liên quan đến quy hoạch”, lãnh đạo Sở Quy hoạch- Kiến trúc nêu.
Đến thời điểm hiện tại, 5 khu chung cư cũ đã được lập xong đồ án quy hoạch chi tiết 1/500, đang được Sở Quy hoạch – Kiến trúc thẩm định để trình UBND thành phố phê duyệt; 17 đồ án đã được báo cáo tập thể lãnh đạo UBND thành phố về ý tưởng quy hoạch…
Hiện tại, theo thống kê của Bộ Xây dựng, Hà Nội có khoảng 1.500 chung cư cũ tại 76 khu và 306 nhà chung cư độc lập có quy mô từ 2 đén 5 tầng, phân bố chủ yếu ở 4 quận nội đô. Khoảng 25% số này thuộc diện bị hư hỏng, nguy hiểm. Trong đó, 13 chung cư nguy hiểm cấp B, 88 dự án cấp C và 2 cấp D. Việc cải tạo chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội đã được đặt ra hơn chục năm nay. Tuy nhiên, thực tế, con số cải tạo được chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Hiện nay, trên toàn TP Hà Nội có 14 chung cư cũ được xây dựng mới, đưa vào sử dụng, chiếm chưa tới 1%. 5 chung cư cũ đang được phá dỡ, triển khai xây dựng. 4 khu nguy hiểm cấp độ D đang được tổ chức di dời nhưng chưa có phương án xây dựng lại.
Nam Anh
Theo Trí thức trẻ
Vinaconex tăng hiện diện, cổ phiếu VCP tăng phi mã
Cổ phiếu VCP của Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng và Phát triển năng lượng Vinaconex vừa qua tăng giá mạnh, hơn 60% sau 2 tuần, trong bối cảnh kết quả kinh doanh không như dự kiến.
Ảnh Internet
VCP có thêm 2 cổ đông lớn
Từ đầu năm 2017 đến giữa tháng 6/2019, giá cổ phiếu VCP có xu hướng tăng từ 20.000 đồng/cổ phiếu lên 40.000 đồng/cổ phiếu, sau đó đi ngang dưới ngưỡng này. Đến đầu tháng 11, cổ phiếu VCP bắt đầu bật tăng, 2 tuần qua tăng trên 60%.
Đáng chú ý, phiên ngày 7/11 có khối lượng giao dịch thỏa thuận hơn 4,2 triệu đơn vị, giá trị hơn 170 tỷ đồng.
Giao dịch này trùng hợp với thông báo sau đó của Quỹ đầu tư cơ hội PVI, quỹ đóng thuộc Công ty Quản lý quỹ PVI, về việc hoàn tất mua vào 4,2 triệu cổ phiếu VCP với giá bình quân 40.074 đồng/cổ phiếu.
Thời điểm đó, VCP được giao dịch theo phương thức khớp lệnh với giá 51.000 đồng/cổ phiếu.
Sau thương vụ này, Quỹ đầu tư cơ hội PVI trở thành cổ đông lớn tại VCP với tỷ lệ sở hữu 7,37%.
Trong cơ cấu cổ đông của VCP còn 4 cổ đông lớn khác gồm: Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex), sở hữu 23,35%; Công ty cổ phần Đầu tư VSD, sở hữu 10,91%; Công ty cổ phần Đầu tư châu Á Thống Nhất, sở hữu 10%; Tổng công ty Sông Đà - CTCP, sở hữu 7,08%.
Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư và Thương mại Mundus Stones vừa mua 613.840 cổ phiếu, nâng khối lượng nắm giữ lên 2.943.914 đơn vị và trở thành cổ đông lớn của VCP từ ngày 8/11, với tỷ lệ sở hữu 5,16%.
VCP đang trong quá trình tái cơ cấu, Công ty vừa thay đổi nhân sự trong Ban lãnh đạo, trong đó nhóm thành viên Hội đồng quản trị được đề cử bởi nhóm cổ đông lớn Vinaconex và Đầu tư VSD là ông Dương Văn Mậu, đảm nhận vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị, thay cho ông Vương Hoàng Minh từ nhiệm.
Đồng thời, thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2019 - 2024 gồm 3 người theo đề cử của nhóm Vinaconex ngoài ông Mậu còn có thêm ông Vũ Ngọc Tú và ông Nguyễn Hữu Tới. Hai thành viên còn lại gồm ông Phạm Bảo Long và ông Vương Hoàng Minh (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị).
Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư Chứng khoán, ông Phạm Bảo Long, Phó tổng giám đốc thường trực VCP cho biết, giá cổ phiếu là do nhà đầu tư đánh giá và giao dịch, bản thân Công ty chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và công bố thông tin đầy đủ, kịp thời theo quy định.
Theo VCP, việc nâng cao chất lượng công bố thông tin và minh bạch có những giá trị nhất định trong việc góp phần làm tăng giá cổ phiếu của Công ty trên sàn giao dịch.
Trên thị trường, nhà đầu tư liên tưởng tới kịch bản đã từng diễn ra ở cổ phiếu VCR, khi nhóm Vinaconex gia tăng sự hiện diện, giá cổ phiếu lập tức tăng tới 6 lần, dù Chủ tịch Vinaconex khẳng định, Tổng công ty không dùng bất cứ biện pháp kỹ thuật nào để đẩy giá cổ phiếu tăng. Sau đó, VCR lại giảm giá mạnh, chỉ còn 1/2 so với mức đỉnh.
Điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận
Hiện VCP đang lấy ý kiến cổ đông về việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019. Lãnh đạo VCP chia sẻ, hoạt động sản xuất - kinh doanh của Công ty trong năm nay có phần khó khăn khi điều kiện thuỷ văn không thuận lợi cho công tác phát điện, vốn mang lại nguồn thu chính.
Ngoài ra, lưu lượng nước hồ rất thấp nên việc phát điện đã phải tận dụng tối đa lượng nước có tại hồ để phát điện.
Lưu lượng nước tự nhiên về hồ Hủa Na và Cửa Đạt trung bình trong 9 tháng đầu năm thấp hơn so với năm 2018, khiến sản lượng phát điện không đạt kế hoạch đề ra.
Bên cạnh đó, dự án Thuỷ điện Xuân Khao gặp vướng mắc về thủ tục nên chưa được triển khai, khiến doanh thu và lợi nhuận hoạt động tổng thầu xây dựng thuỷ điện giảm.
Tính đến hết tháng 9/2019, VCP đạt doanh thu gần 397 tỷ đồng, tăng 5%; lợi nhuận sau thuế hơn 188 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2018. So với kế hoạch cả năm, Công ty thực hiện được 53% chỉ tiêu doanh thu (610,2 tỷ đồng), 31% chỉ tiêu lợi nhuận (gần 248 tỷ đồng).
VCP dự kiến điều chỉnh kế hoạch kinh doanh năm 2019 như sau: tổng sản lượng gần 438 triệu kWh (giảm 18%), tổng doanh thu hơn 411 tỷ đồng (giảm 33%), lợi nhuận sau thuế gần 219 tỷ đồng (giảm gần 12%).
Ngay sau khi Công ty công bố phương án điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, giá cổ phiếu VCP chững lại, nhưng đóng cửa phiên 18/11 ở mức 65.000 đồng/cổ phiếu, không thay đổi so với phiên trước đó và chỉ giảm 0,2% so với mức đỉnh vừa đạt được.
Hoàng Minh
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Lộ lý do chung cư VP6 Linh Đàm treo 'sổ hồng' sau nhiều năm Trả lời kiến nghị cử tri, UBND TP Hà Nội cho biết, do chủ đầu tư chung cư VP6 bán đảo Linh Đàm (phường Hoàng Liệt) không cung cấp và bổ sung hồ sơ nên Sở TN-MT chưa có đầy đủ cơ sở pháp lý cấp "sổ hồng" cho người mua nhà. Cử tri quận Hoàng Mai đề nghị Sở Tài nguyên Môi...