Hàng loạt ông lớn bất động sản bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch Covid-19
Chiều 16/4, Thành ủy – HĐND – UBND thành phố Hà Nội tổ chức “Đối thoại với doanh nghiệp” để lắng nghe ý kiến phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp và tìm các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định an sinh xã hội, ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Tại hội nghị, Bà Bùi Thị Thanh Hương – Tổng giám đốc Sungroup đã có văn bản báo cáo một số nội dung về tình hình ảnh hưởng thực tế của dịch bệnh tới DN, trên cơ sở đó Sun Group đề xuất một số kiến nghị, giải pháp để cộng đồng doanh nghiệp cùng chia sẻ, mong muốn Lãnh đạo TP. Hà Nội xem xét, đưa ra các quyết sách ứng phó với tác động của dịch Covid – 19.
Cụ thể, Tập đoàn Sun Group là một trong những Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí (VCGT) và bất động sản cao cấp. Tại Hà Nội, Sun Group đã và đang triển khai hàng loạt các dự án, công trình trọng điểm góp phần không nhỏ trong việc nâng cao đời sống tinh thần, thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phương. Đây cũng chính là nguồn lực tài chính chủ yếu, đem lại doanh thu chính để duy trì và phát triển hoạt động của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đại dịch Covid – 19 đã và đang ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng tới hoạt động kinh doanh của Tập đoàn. Cụ thể, tính đến ngày 15/4 tại các khu vui chơi giải trí sụt giảm hơn 2 triệu lượt khách. Dự báo năm 2020 sụt giảm 7,2 triệu lượt khách.
“Đối với lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng, số booking hủy đến 15/4 gần 30.000 đêm phòng, tỷ lệ lấp đầy giảm 70-80%; dẫn đến sụt giảm nghiêm trọng về doanh thu. Dự báo tình hình kinh doanh đến hết năm 2020.”, bà Hương cho biết.
Cùng với Sungroup, tại hội nghị Bà Nguyễn Thị Nga – Chủ tịch Tập đoàn BRG cho biết, BRG kinh doanh đa ngành chịu ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid-19, tính sơ bộ lên tới 1.000 tỷ đồng; 3.700 tấn gạo chưa được xuất khẩu.
Chủ tịch BRG cũng đánh giá cao nhiều giải pháp của Trung ương và TP trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Tập đoàn đã ủng hộ 5 tỷ đồng cho Trung ương MTTQ đồng thời trao tặng 16.000 phần quà trị giá 1,4 tỷ đồng ủng hộ các gia đình khó khăn.
Video đang HOT
Còn theo đại diện Tập đoàn Vingroup, Tập đoàn hoạt động đa ngành nghề và các ngành đều bị ảnh hưởng nặng do dịch Covid-19. Chưa kể, tập đoàn cũng bị ảnh hưởng khi giải đua xe F1 tạm dừng, phải hoàn lại 100% tiền vé cho khách.
Đại diện Tập đoàn Vingroup cũng nêu khó khăn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy dẫn đến thiếu linh kiện để sản xuất sản phẩm ô tô, xe máy… Về du lịch, dịch làm ảnh hưởng việc làm của hơn 18.000 cán bộ nhân viên tại các khu nghỉ dưỡng nhưng vẫn phải duy trì lương cho số lượng người này, lỗ khoảng 3.000 tỷ. Tất cả các lĩnh vực kinh doanh khác như bất động sản, giáo dục của Tập đoàn đều bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh.
Thanh Ngà
Nguy cơ lãnh "trái đắng" khi mua đất chờ tách thửa
Ham giá rẻ nên nhiều người chọn mua đất không có sổ đỏ riêng, trông chờ việc tách thửa xong sẽ có thể đẩy giá bán lên để thu lời lớn.
Song trên thực tế, kiểu đầu tư này tiềm ẩn nhiều rủi ro, chưa kể dễ phát sinh tranh chấp giữa những người đồng sở hữu.
Rủi ro mua đất chờ tách thửa
Thứ nhất: Đất không thể tách sổ. Đây là rủi ro lớn nhất mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi mua đất chờ tách thửa. Bởi suy cho cùng, mục đích của việc đầu tư đất chung sổ đỏ chính là mua vào với giá rẻ, chờ đất được tách sổ, pháp lý đầy đủ để đẩy giá lên.
Trong khi đó, quy định về diện tích tách thửa tối thiểu có sự khác biệt giữa các tỉnh thành trên cả nước. Nếu diện tích đất sau tách thửa không đáp ứng được quy định đó thì việc xin cấp sổ đỏ sẽ rất khó khăn, thậm chí không thể tách sổ. Khi đó, người mua xác định là bị chôn vốn lâu dài, không thể mua bán, trao đổi gì vì không đủ hành lang pháp lý, chưa kể còn liên quan đến quyền lợi của những người đồng sở hữu.
Thứ hai: Phụ thuộc vào những người đồng sở hữu. Vì đất chưa tách thửa là tài sản thuộc sở hữu chung nên các bên đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau trong việc đưa ra các quyết định liên quan đến mảnh đất đó.
Trường hợp muốn chuyển nhượng, cho thuê hoặc sử dụng đất vào mục đích khác, người có nhu cầu phải được sự đồng ý của những người cùng góp vốn mua mảnh đất chưa tách thửa và chỉ cần một bên không đồng thuận thì sự việc sẽ rơi vào bế tắc.
Đó là chưa kể khi góp tiền mua đất, nếu các bên không thỏa thuận rõ với nhau về việc sử dụng, định đoạt cũng như việc khai thác công dụng, hưởng lợi từ tài sản chung thì rất dễ dẫn đến các tranh chấp liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các bên.
Ngoài vấn đề thủ tục, khi mua đất chưa tách thửa (đồng sở hữu), người mua cũng sẽ gặp bất lợi nếu sau này muốn bán lại vì giá bán thường thấp hơn giá thị trường và việc tìm khách mua cũng khá khó khăn.
Quan trọng hơn về mặt pháp lý, nhà đất đồng sở hữu thường không đủ điều kiện tách sổ nên người bán có thể bán giá rẻ cho nhiều người với hợp đồng viết tay, không có văn bản công chứng và người mua chỉ cầm sổ đứng tên người bán.
Giao dịch này là không hợp pháp, do đó, nếu xảy ra bất trắc, người mua sẽ là người phải chịu thiệt đầu tiên.
Thứ ba: Bên bán đất lật kèo. Tuy đã có hợp đồng đặt cọc hẳn hoi nhưng khi đất tăng giá cao, có khả năng ra được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng nền nhỏ thì bên bán vẫn có thể "lật kèo" không bán nữa. So với việc bán được đất ở giá mới thì con số đền bù này chẳng thấm vào đâu.
Kinh nghiệm hạn chế tối đa rủi ro
Thứ nhất, kiểm tra xem đất có dính quy hoạch không, có đủ điều kiện tách thửa hay không: Nếu đất dính quy hoạch và bị thu hồi thì lúc đó, các đồng sở hữu sẽ trắng tay. Để kiểm tra thông tin này, bạn có thể tìm hiểu ở phòng địa chính xã huyện hoặc lân la hỏi người dân xung quanh khu vực đó.
Ngoài ra, việc tách thửa đất còn phụ thuộc vào các quy định của từng địa phương theo từng thời điểm. Do đó, người mua nên chủ động tìm hiểu các thông tin xem miếng đất mình đang nhắm tới có đủ điều kiện tách thửa hay không, thay vì chỉ tin vào lời chủ đất hay môi giới.
Thứ hai, giao dịch mua bán đất phải thật chặt chẽ về pháp lý: Khi mua đất chờ tách thửa thì hợp đồng đặt cọc có thể coi là công cụ duy nhất để giúp nhà đầu tư tránh được rủi ro. Vì vậy, người mua cần xem xét kỹ các điều khoản trong hợp đồng này. Tốt nhất để tránh người bán "lật kèo" nên có một mức đền bù hợp đồng cao, có thể là gấp hai, ba lần tiền cọc.
Thứ ba, để hạn chế tối đa rủi ro khi mua đất sổ chung, chờ tách thửa, người mua nên nhờ người có kinh nghiệm giao dịch bất động sản, hoặc một luật sư chuyên về lĩnh vực này để tư vấn và hỗ trợ giải quyết nếu có tranh chấp phát sinh.
Theo Linh Phương
Diễn đàn doanh nghiệp
Lượng phát hành trái phiếu doanh nghiệp bất động sản có thể tăng 80 - 90% Chuyên gia dự báo trong năm 2020, trái phiếu doanh nghiệp bất động sản sẽ tiếp tục là kênh huy động chính và được dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ. Giá trị trái phiếu phát hành có thể tăng 80-90% lên 200.000 tỷ đồng. Theo Trung tâm Phân tích CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research), tổng lượng phát hành trái phiếu doanh...