Hàng loạt nước Trung Đông giàu có ‘thắt lưng buộc bụng’ vì giá dầu
Giá dầu giảm sâu ảnh hưởng rất lớn đến nhiều nền kinh tế Trung Đông, từ Ả Rập Xê Út, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất (UAE) đến Qatar, Kuwait, Oman.
Giá cả xăng dầu ở hàng loạt nước Trung Đông được điều chỉnh tăng cùng lúc với giá điện, nước và các loại thuế – Ảnh: Reuters
Theo CNN, khi các quốc gia Trung Đông chật vật với ngân sách trong bối cảnh giá dầu giảm mạnh, trợ cấp nhiên liệu, lương thực hào phóng đã giảm đi. Nhiều loại thuế mới được ban hành và không ít phúc lợi xã hội biến mất.
Những năm dầu có giá 100 USD/thùng và đem về 1.000 tỉ USD doanh thu cho các nước Trung Đông đã qua, và các quốc gia vùng Vịnh cùng người dân của họ đang phải xoay sở, chấp nhập thực tế mới.
Dưới đây là khó khăn mà một số nước giàu dầu thô ở Trung Đông hiện đang gặp phải.
Kuwait
Kuwait là một trong những nước có thể sản xuất dầu với chi phí thấp nhất thế giới. Nước này cũng tự hào có một trong những quỹ đầu tư quốc gia lâu đời nhất hành tinh. Tuy nhiên, giá dầu rẻ đã buộc Kuwait phải nghĩ đến những chuyện họ chưa bao giờ tính đến: đánh thuế lợi nhuận doanh nghiệp.
Kuwait đã có kế hoạch cho việc áp thuế doanh nghiệp 10% sau động thái dự tính áp đặt mức thuế doanh thu 5% của các nước vùng Vịnh, bắt đầu từ năm 2018. “Thực tế Kuwait phải đi vào con đường đánh thuế doanh nghiệp là một hình thức rất khác của cái được gọi là thế hệ doanh thu”, nhà kinh tế Monica Malik của Ngân hàng Thương mại Abu Dhabi nói.
Video đang HOT
Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống Nhất
UAE là quốc gia vùng Vịnh đầu tiên nhắm đến trợ cấp nhiên liệu khi nước này đưa ra mức giá thị trường cho xăng mùa hè năm ngoái.
CEO Robin Mills của hãng tư vấn Qamar Energy cho biết động thái này gây ra hiệu ứng domino: “Khi một nước cảm thấy đã đến lúc bắt đầu bỏ bớt trợ cấp như UAE đã làm trong trường hợp này và mọi thứ có vẻ diễn ra suông sẻ, thì các quốc gia khác cũng có sự tự tin để làm điều tương tự”.
Tất cả 6 nước trong khu vực này đều đang tiến hành cắt giảm trợ cấp, tăng giá xăng dầu, nước và điện.
Ả Rập Xê Út
Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s hạ triển vọng với hệ thống ngân hàng Ả Rập Xê Út hôm 16.3. Moody’s cho biết mức giảm 14% chi tiêu công của quốc gia Trung Đông trong năm nay là yếu tố quan trọng khiến hãng đưa ra quyết định.
Nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất khu vực đã giảm chi tiêu, giảm trợ cấp và thậm chí hạ cả chương trình học bổng dành cho sinh viên đi du học.
Qatar
Qatar được cho là sẽ thâm hụt ngân sách lần đầu tiên trong vòng 15 năm qua trong năm nay. Nước chủ nhà World Cup 2020 đã tích lũy được quỹ đầu tư quốc gia khổng lồ và nhờ đó họ được bảo vệ tốt hơn trước thực trạng giá dầu so với các nước bạn.
Song ngay cả Qatar cũng bị buộc phải “ thắt lưng buộc bụng”. Chính phủ nước này cho hay họ không còn “cung cấp mọi thứ” cho người dân. Giá xăng tăng 35% kéo giá điện và nước đi lên. Các cơ quan nhà nước cũng giảm chi tiêu. Theo một số nguồn tin, các biện pháp “thắt lưng buộc bụng” chính là lý do mà kênh tin tức Al Jazeera Mỹ phải đóng cửa.
Bahrain tăng giá xăng dầu lần đầu trong 30 năm qua hồi tháng 1 và nước này cũng giảm trợ cấp năng lượng. Tháng 10.2015, chính phủ Bahrain đã giảm trợ cấp thịt, khiến giá thịt bò và gà tăng gấp đôi.
Bahrain vừa thông báo chương trình cải cách sâu rộng hồi đầu năm nay, cho hay họ phải đa dạng hóa kinh tế và giảm chi tiêu.
Oman
Oman cũng tăng giá nhiên liệu và công bố tăng thuế thu nhập doanh nghiệp từ 12% lên 15%.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Nga chỉ còn đủ dầu dùng trong 3 thập niên
Nga sẽ hết dầu thô vào năm 2044 và sản xuất nước này bắt đầu giảm từ năm 2020, theo Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga.
Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga cho hay số dầu dự trữ chỉ còn đủ dùng trong 28 năm - Ảnh: Reuters
Russia Today trích thông báo của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nga Sergey Donskoy cho biết: "Trữ lượng dầu thô của chúng ta là khoảng 29 tỉ tấn. Đây là số dầu trên lý thuyết có thể được lấy từ lòng đất. Sản lượng dầu thô (không kể khí ngưng tụ) sơ bộ lên đến khoảng 505 triệu tấn năm 2015. Khối lượng dự trữ dầu trên có thể được dùng trong vòng 57 năm".
Ông Sergey Donskoy nói thêm: "Tuy nhiên, theo giới chuyên gia, khối lượng dự trữ đã được chứng minh (chúng ta đã biết chính xác chúng ở đâu, số lượng và cách thức bơm chúng ra khỏi lòng đất) chỉ bằng một nửa con số 29 tỉ tấn, tức 14 tỉ tấn dầu. Số dầu trên sẽ chỉ đủ dùng trong 28 năm".
Bộ trưởng Sergey Donskoy cho hay sản lượng dầu của xứ sở Bạch Dương chắc chắn sẽ bắt đầu giảm từ năm 2020. Nguồn tài nguyên truyền thống bắt đầu cạn kiệt cũng khiến việc khai thác trở nên tốn kém hơn. "Đó là lý do vì sao chúng tôi sẽ không ngừng các công tác thăm dò", ông Donskoy cho biết.
Hoạt động thăm dò dầu hiện nay đang ngày càng phức tạp vì giá cả lao dốc. Giá dầu đã giảm 2/3 giá trị kể từ năm 2014. Dù vậy, các doanh nghiệp Nga sẽ không giảm thăm dò dầu khí trong năm nay mà duy trì như mức của năm ngoái.
"Hãng Rosneft đang tập trung vào việc phát triển khoan dầu hơn 40% so với năm ngoái. Chi phí thăm dò trên đất liền sẽ tăng 1,5 lần", ông Donskoy nói, cho biết thêm rằng hãng Surgutneftegaz không có kế hoạch giảm các hoạt động thăm dò còn Bashneft sẽ bù đắp lượng dầu giảm đi bằng cách tăng kho dự trữ.
Ngoài ra, Nga cũng có kế hoạch khoan dầu lớn ở vùng Bắc cực. Hồi tháng 8.2015, Nga nộp đơn để mở rộng ranh giới thềm lục địa của nước này trong khu vực trên. Trữ lượng ở đây có thể lên đến 5 tỉ tấn dầu mỏ và khí tự nhiên chưa được khai thác, tổng trị giá 30.000 tỉ USD.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Rủi ro hệ thống tài chính Ả Rập Xê Út tăng cao vì giá dầu Giá dầu thấp tiếp tục gây thêm khó khăn cho cường quốc Trung Đông. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody's mới đây cảnh báo "rủi ro tín dụng" trên toàn hệ thống ngân hàng nước này đang lên cao. Đường phố Jeddah (Ả Rập Xê Út) - Ảnh: AFP Hãng Moody's vừa hạ xếp hạng hệ thống ngân hàng của Ả Rập...