Hàng loạt nước châu Âu mở lại biên giới nội khối, khôi phục kinh tế
Biên giới giữa hầu hết các nước thuộc Liên minh châu Âu chính thức mở lại sau nhiều tháng đóng cửa để ngăn dịch Covid-19.
Bắt đầu từ 15/6, các nước Đức, Pháp, Bỉ và Hy Lạp mở lại toàn bộ biên giới với các nước láng giềng trong Liên minh châu Âu, chính thức khôi phục một phần không gian tự do di chuyển Schengen vốn đã bị đóng băng trong suốt gần 3 tháng qua do các lệnh phong toả tại các quốc gia. Đến đêm 15/6, đến lượt Áo mở cửa biên giới.
Biên giới giữa nhiều nước EU được mở lại từ 15/6.
Trước đó, ngay từ ngày 3/6, Italy đã mở cửa để chào đón du khách châu Âu. Croatia và Ba Lan đã mở cửa từ ngày 11/6. Đáng chú ý, không chỉ mở cửa với các nước trong EU, Hy Lạp còn cho phép nối lại chuyến bay với một số quốc gia châu Á-Thái Bình Dương như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand.
Tại Tây Ban Nha, một trong những nước có thiệt hại nghiêm trọng nhất vì đại dịch Covid-19, trong chiều 14/6, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez cũng thông báo nước này sẽ mở cửa biên giới với hầu như toàn bộ các nước EU từ ngày 21/6, trừ Bồ Đào Nha.
“Kể từ ngày 21/6, quy định cách ly bắt buộc với mọi hành khách đến Tây Ban Nha sẽ được huỷ bỏ sau nhiều cuộc tham vấn với các nước láng giềng, dựa trên tính toán về các biện pháp song phương cần thiết phải áp dụng. Chỉ riêng việc kiểm soát biên giới trên bộ với Bồ Đào Nha là kéo dài đến ngày 30/6, theo yêu cầu của Bồ Đào Nha” – Thủ tướng Tây Ban Nha cho biết.
Video đang HOT
Trước đó, theo kế hoạch được chính phủ Tây Ban Nha đưa ra, việc mở lại biên giới chỉ được thực hiện từ ngày 1/7. Tuy nhiên, diễn biến tích cực của dịch Covid-19 tại nước này trong nhiều tuần qua cho phép đẩy nhanh thời hạn mở lại biên giới vào ngày 21/6, trùng thời điểm kết thúc giai đoạn áp dụng tình trạng khẩn cấp cuối cùng tại Tây Ban Nha.
Là điểm đến du lịch lớn thứ 3 thế giới và thứ 2 tại châu Âu, Tây Ban Nha kỳ vọng việc sớm mở lại biên giới sẽ cứu vãn được một phần cho ngành du lịch, ngành kinh tế chiếm đến 12% GDP nước này.
Trong khi đó tại Anh, hàng loạt cửa hàng không thiết yếu như các trung tâm thương mại, các cửa hàng bán lẻ cũng chính thức được mở lại từ ngày 15/6. Tại Pháp, toàn bộ đất nước được chuyển thành vùng xanh, bao gồm cả khu vực thủ đô Paris, đồng nghĩa với việc mọi quán cafe, nhà hàng được phép hoạt động trở lại bình thường như trước đây.
Việt Nam tạm dừng nhập cảnh với người nước ngoài từ 27 quốc gia châu Âu
Chính phủ quyết định tạm dừng nhập cảnh Việt Nam đối với người nước ngoài (gồm cả người Việt Nam có hộ chiếu nước ngoài) đến từ Anh và 26 quốc gia châu Âu thuộc khối Schengen hoặc đã đi qua các nước này trong vòng 14 ngày.
Hành khách nước ngoài khai báo y tế trước khi làm thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - Ảnh: QUANG ĐỊNH
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Việt Nam sáng 14-3, trước diễn biến nhanh và phức tạp trên toàn thế giới của dịch bệnh COVID-19, Chính phủ Việt Nam quyết định tạm thời chưa cho nhập cảnh đối với khách du lịch đến từ hoặc đã đi qua các nước thuộc khu vực Schengen và Vương quốc Anh và Bắc Ireland (Anh quốc) trong vòng 14 ngày trước ngày dự kiến đến Việt Nam; tạm dừng việc cấp thị thực tại cửa khẩu.
Các quyết định nêu trên có hiệu lực 30 ngày kể từ 12h ngày 15-3-2020 và không áp dụng với người nhập cảnh vì mục đích ngoại giao và công vụ.
Các trường hợp người nước ngoài là chuyên gia, quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao khi nhập cảnh phải qua kiểm tra y tế và áp dụng các biện pháp phòng chống dịch phù hợp tại doanh nghiệp, cơ sở lưu trú theo đúng quy định.
Việt Nam đã thông báo quyết định này tới các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam và sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ, phối hợp với các nước, các tổ chức và đối tác quốc tế, kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng chống dịch phù hợp, không để dịch lây lan trong cộng đồng.
Trước diễn biến mới phức tạp của dịch COVID-19, Bộ Ngoại giao cũng đưa ra khuyến cáo với công dân Việt Nam.
Theo đó, những người đang ở Việt Nam cần tuân thủ khuyến cáo của các cơ quan chức năng về việc không ra nước ngoài, nhất là các vùng đang có dịch.
Đối với những người đang ở nước ngoài, không đến các vùng đang có dịch; hạn chế đi lại và tới những nơi công cộng đông người nếu không thực sự cần thiết; thực hiện nghiêm các khuyến cáo, hướng dẫn, đồng thời tuân thủ tuyệt đối quy tắc phòng chống dịch COVID-19 của cơ quan chức năng sở tại; bình tĩnh, tránh hoang mang, thường xuyên cập nhật thông tin qua báo chí chính thức, cảnh giác và không truyền bá những thông tin chưa kiểm chứng.
Đối với những người từ nước ngoài trở về, cần thực hiện khai tờ khai y tế chính xác, trung thực khi nhập cảnh.
Những người trở về từ hoặc đi qua vùng có dịch cần thực hiện khai tờ khai y tế chính xác, trung thực khi nhập cảnh; chấp hành nghiêm túc việc giám sát y tế và cách ly 14 ngày theo quy định. Những hành vi che giấu, không khai báo, cố ý cung cấp thông tin sai sự thật, không chấp hành cách ly sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
Đồng thời cần kịp thời thông tin tới các cơ quan chức năng sở tại, các cơ quan đại diện Việt Nam tại sở tại và người thân trong trường hợp khẩn cấp. Trường hợp cần trợ giúp, có thể liên hệ theo số đường dây nóng bảo hộ công dân được đăng tải trên website chính thức của các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc số điện thoại của Tổng đài bảo hộ công dân Cục Lãnh sự là: 84.981.84.84.84.
Đến nay Việt Nam đã ghi nhận 47 ca COVID-19, trong đó có nhiều ca là du khách từ Anh hoặc sau khi bay từ Anh về.
Khối Schengen là khu vực mà công dân các nước thành viên và người nước ngoài có visa của một trong các nước thành viên được tự do đi lại. Vương quốc Anh không thuộc khối Schengen ngay cả trước khi nước này chính thức rời EU.
26 quốc gia châu Âu thuộc khối Schengen bao gồm: Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Estonia, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungary, Iceland, Ý, Latvia, Liechtenstein, Litva, Luxembourg, Malta, Hà Lan, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Slovenia, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
DIỆU AN (tuoitre.vn)
Pháp lên kế hoạch mở cửa biên giới với các nước ngoài khu vực Schengen Trong một tuyên bố chung đưa ra ngày 12/6, Bộ trưởng Nội vụ và Bộ trưởng Ngoại giao Pháp cho biết quốc gia châu Âu này sẽ bắt đầu từng bước mở lại biên giới với các quốc gia trong khu vực Schengen từ ngày 15/6, và với các nước bên ngoài khu vực Schengen kể từ ngày 1/7 tới. Đóng cửa biên...