Hàng loạt nữ sinh, học sinh đột ngột “mất tích”: Ẩn chứa nhiều bất thường?
Thời gian gần đây, những vụ án nữ sinh mất tích liên tục xảy ra khiến mọi người không khỏi hoang mang. Trong đó, có nữ sinh may mắn đã trở về với gia đình nhưng tinh thần hoảng loạn, có nữ sinh chỉ tìm thấy thi thể hoặc vẫn bặt vô âm tín.
Nữ sinh mất tích trên đường thực tập và cái kết buồn
Sau 13 ngày mất tích, chiều tối 25/3, Công an huyện Dĩ An, Bình Dương xác nhận dấu vân tay của một nữ sinh chết cách đây vài ngày chính là của sinh viên Lê Thị Hà Phương (SN 1993, quê Đăk Lăk, sinh viên năm cuối ĐH Kinh tế TP HCM) mất tích từ sáng 13/3.
Thi thể nạn nhân được tìm thấy tại hồ Đá, làng Đại học Thủ Đức (Dĩ An, Bình Dương). Nguyên nhân chết ban đầu được cho là ngạt nước.
Trước đó, Phương đi thực tập từ KTX ĐH Kinh tế (quận 5, TP HCM) đến Công ty nhưng sau đó mất liên lạc với gia đình và mọi người.
Trên facebook, những người bạn của Phương đã lập trang cộng đồng ‘Tìm người thân Lê Thị Hà Phương’ để mọi người giúp đỡ, người thân và bạn bè của Phương in tờ rơi, nhờ các báo, đài đăng tin tìm kiếm Phương.
Sau đó, bạn cùng lớp với Phương, cho biết mọi người nhận được tin có một bạn nữ chết đuối ở Dĩ An, Bình Dương có đặc điểm giống Phương. Mẹ của Phương đã đến nhận dạng, công an làm các khám nghiệm liên quan.
Sự thật đau buồn khi thi thể đó là của Phương. Cuộc tìm kiếm đã kết thúc sau hơn 10 ngày và đây thực sự là một kết quả đau lòng mà không ai mong muốn.
Trước sự mất tích bí ẩn rồi cái chết thương tâm của cô nữ sinh 22 tuổi, bạn bè và người thân dường như “chết lặng”, họ không tin rằng cuộc sống lại quá phũ phàng như vậy. Ngay chính cơ quan chức năng cũng không hiểu tại sao nạn nhân chết thảm. Nhiều giả thiết được đặt ra, phải chăng nữ sinh này chết đuối hoặc bị người khác giết hại?.
Sinh viên Lê Thị Hà Phương
Trường hợp của em Ngô Ngọc Phút (8 tuổi, học sinh lớp 2, Trường tiểu học Bình Mỹ 2, xã Bình Mỹ, huyện Củ Chi, TPHCM) càng khiến người ta bàng hoàng, đau xót.
Em Phút mất tích sau giờ tan học từ ngày 26-1. Cha em – anh Nguyễn Hữu Hạnh và người thân đã tỏa ra khắp nơi, tìm đủ mọi cách ròng rã kiếm tìm trong suốt hai tháng từ Bình Dương, Bình Phước, rồi Sài Gòn đến các tỉnh miền tây và về tận Cà Mau… nhưng vẫn không có tin tức.
Cho đến ngày 19-3, cảnh sát Campuchia phát hiện một thi thể một bé gái mặc đồng phục học sinh tại khu vực gần biên giới thuộc tỉnh Svay Riêng (Campuchia) đang trong tình trạng đã bị phân hủy nặng. Cảnh sát Campuchia đã nhanh chóng liên lạc với công an và chính quyền xã Lợi Thuận, huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh và Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài (huyện Gò Dầu). Sau đó anh Hạnh đến biên giới để nhận dạng và nhận ra đây là con gái mình. Gia đình đã được đưa thi thể cháu về TP. HCM để giám định pháp y, làm rõ nguyên nhân cái chết.
Chính những tin dữ nối tiếp nhau khiến cho bất kỳ thông tin nào về nữ SV mất tích cũng gây hoang mang, lo lắng tột độ cho dư luận và cơ quan chức năng.
Một vụ mất tích khác xảy ra trên địa bàn TP.HCM vào ngày 19/3. Nữ sinh Nguyễn Thị Diễm My (sinh năm 1993, quê Đông Hòa – Phú Yên), sinh viên trường CĐ Bách Việt sau khi thông báo với gia đình lên trường nhận giấy báo thực tập đã không trở về nhà và mất liên lạc với gia đình.Sự thật về một số nữ sinh “mất tích”
Video đang HOT
Được biết, My đang sống với người anh trai cả là Nguyễn Bá Giang (28 tuổi, ngụ số 47 Phan Đình Phùng, phường 7, quận Phú Nhuận, TP. HCM), chưa có bạn trai và không bao giờ ra khỏi nhà vào ban đêm. Đáng ngạc nhiên hơn, lúc đăng tin lên mạng xã hội tìm My, bất ngờ gia đình có nhận được hai cuộc gọi từ số của My, nhưng nghe máy thì bên kia tắt. Gia đình liên lạc lại nhiều lần nhưng không được vì số điện thoại đã bị khóa.
Đến ngày 22/3, sau 4 ngày “mất tích bí ẩn”, My đã được tìm thấy tại một quán nước nhỏ ở vòng xoay Hàng Xanh (quận Bình Thanh, TP. HCM), lúc này em hốc hác, rũ rượi, tinh thần không ổn định và em không nhớ những gì đang xảy ra.
Mới đây, đại diện gia đình cho biết, nguyên nhân nữ sinh Nguyễn Thị Diễm My (SN 1993) mất tích là do buồn và thất vọng với kết quả học tập của mình nên bỏ gia đình để đi lang thang.
Diễm My chưa thể trò chuyện do hoảng loạn sau nhiều ngày mất tích
Trong một thời gian ngắn, hàng loạt các gia đình tới công an trình báo việc con em mình mất tích. Điểm chung là các bé gái đều trong độ tuổi vị thành niên, từ 13 đến 16 tuổi, và đang đi học. Các bậc phụ huynh thì đổ lỗi cho an ninh lỏng lẻo, tạo điều kiện cho tội phạm lộng hành. Thế nhưng, khi chính quyền vào cuộc mới vỡ lẽ, con cái họ chủ yếu là… tự ý bỏ nhà ra đi mà cha mẹ không hay biết!
Ngày 21/3, báo chí đã đưa tin về nữ sinh Nguyễn Thị Diệu Nguyên (học lớp 9 trường THCS Bông Sao A, Q.8, TP.HCM) bị mất tích. Trước đó, Nguyên đã nhờ một người bạn chở ra Bến xe quận 8, lên xe buýt rồi đi đâu đó mà không ai hay biết. Gia đình liên lạc với Nguyên nhiều lần nhưng chỉ thấy mội người phụ nữ lạ nghe máy và nói là hiện đang ở Nha Trang khiến gia đình khá lo lắng. Và vào ngày 28/3, Diệu Nguyên đã trở về nhà “bình an vô sự”. Theo gia đình, thì Nguyên bỏ nhà đi theo bạn ra Bình Dương bán quán nước. Sau khi đọc báo thấy gia đình lo lắng nên tìm về. Sau khi về nhà, Nguyên chỉ ở trong phòng không nói chuyện với ai.
Trong những vụ việc các bạn trẻ chủ động bỏ nhà ra đi, có những trường hợp bị lừa để bán nhưng bất thành, cũng có những trường hợp chưa ai hiểu rõ lí do và nguyên nhân. Nhưng đây cũng chính là những hồi chuông cảnh báo để cho bậc làm cha mẹ cần chú ý hơn tới sự an toàn của con em mình.
Khi gia đình phát hiện các em đi vắng, nên chủ động tìm kiếm từ nhiều nguồn, trong đó có nguồn từ bạn bè để tìm hiểu nơi các em hay lui tới, đồng thời báo về nhà trường để cùng tìm kiếm. Riêng các bạn SV cũng nên chú ý, khi đi chơi nhiều ngày nên báo về gia đình hoặc bạn bè ở chung được biết để tránh tình trạng mọi người lo lắng, tìm kiếm. Cha mẹ phải nắm được lịch trình của các em, đi đâu làm gì, để khi xảy ra những trường hợp bất thường, thì có hướng tìm kiếm, trình báo CA. Trong thời đại công nghệ hiện nay, cha mẹ cũng phải để ý đến tâm tư tình cảm của con cái, nhất là các em nữ tuổi mới lớn, sâu sát hơn nữa trong việc quản lý… Đối với những vụ mất tích được xác định có dấu hiệu tội phạm, người nhà nên bình tĩnh, trình báo CA để các đơn vị nghiệp vụ, chuyên môn có phương án tính toán, lên kế hoạch giải cứu, bắt đối tượng phạm tội, tuyệt đối gia đình nạn nhân không nên hành động một mình.
Làm sao để ngăn chặn, phòng ngừa?
Chuyện gì đang xảy ra khi liên tiếp các em học sinh, sinh viên mất tích là câu hỏi đặt ra khiến nhiều người lo lắng và hoảng sợ.
Thông tin về những trường hợp nữ sinh mất tích thời gian qua xuất hiện liên tục trên các báo cùng mạng xã hội. Đã tới lúc cần gióng lên hồi chuông cảnh báo về sự thiếu hụt kỹ năng sống cũng như khả năng ứng phó với những cạm bẫy bên ngoài của nữ sinh….
Nhiều hiện tượng mất tích với những nguyên nhân khác nhau như bị lôi kéo, dụ dỗ, tự bỏ nhà ra đi, bị bắt cóc… Đây là dấu hiệu của những cuộc mất tích không rõ nguyên do khiến xã hội lo lắng, bất an.
Có thể trong số này sẽ có người do chán chường trong tình cảm gia đình với cha mẹ người thân, trong tình yêu, áp lực trong công việc, cuộc sống, học hành thi cử. nên chán nản, bỏ đi mất tích. Hiện nay cũng xuất hiện nhiều người bị chứng trầm cảm, dấu hiệu của bệnh thần kinh, học sinh sinh viên mắc chứng tự kỷ. Nếu không được quan tâm đúng lúc, đúng thời điểm dễ khiến cho lớp trẻ chán cuộc sống hiện tại, tìm cách xa rời người thân, bạn bè.
Tình hình xã hội phức tạp, nhiều bạn trẻ bỗng dưng mất tích đều xuất phát từ nguyên nhân yếu và thiếu kỹ năng sống.
Theo các cán bộ Công an chuyên điều tra về tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em, thì các cháu nữ sinh bị mất tích thực sự đa phần đều bị lừa bán vào các động mại dâm trong nước hoặc nước ngoài. Bởi trong thế giới của những gã đàn ông lắm tiền, hiện các nữ sinh chính là món hàng độc để chúng bỏ tiền ra mua và hưởng thụ. Nắm được nhu cầu này, những kẻ vô lương tâm đã tìm đủ mọi cách để lôi kéo, lừa đảo các cháu đi theo, sau đó mang bán vào động mại dâm.
Cha mẹ cũng nên trang bị cho các em kỹ năng sống để các em yên tâm khi đối phó với những tình huống bất ngờ. Các em cần phải rèn luyện kỹ năng mềm, học hỏi kinh nghiệm sống từ nhiều nguồn khác nhau như qua thầy cô, sách vở, bạn bè, kiến thức trên mạng, môi trường xung quanh. Do đó, hơn ai hết, cha mẹ và người thân phải là những người đồng hành trong cuộc sống của các em, nhằm định hướng, giúp đỡ và tạo ra môi trường an toàn cho con cái trải nghiệm cuộc sống.
Đến nay, cơ quan chức năng vẫn chưa xác định nguyên nhân khiến xảy ra hàng loạt vụ mất tích thời gian vừa qua. Trước khi có kết quả điều tra, các bậc phụ huynh, nhà trường cần phải có sự giám sát, kết nối với con em, học sinh của mình để phòng ngừa các vụ việc tương tự xảy ra.
Có thể nói, những vụ mất tích trên đã ít nhiều gây lo âu và phẫn nộ trong dư luận bởi sự bí ẩn và nguy hiểm của nó. Đặc biệt, khi đối tượng gặp nạn là những em nhỏ, những sinh viên, học sinh đang trong độ tuổi đến trường.
Trong một số vụ việc, có trường hợp may mắn được trở về, đoàn tụ với gia đình tuy nhiên các em vẫn không tránh khỏi tâm lý hoảng loạn, lo sợ. Điều này sẽ gây nên cú sang chấn tâm lý nghiêm trọng nhất là khi các em đang trong độ tuổi dậy thì.
Bên cạnh đó, cũng có không ít trường hợp kém may mắn hơn, các em có thể bị đối tượng xấu lợi dụng, hãm hại, mãi mãi không thể trở về đoàn tụ với gia đình, gây ra nỗi mất mát, đau đớn vô cùng lớn cho gia đình và những người thân.
Bởi vậy, để tránh những trường hợp đau xót như trên có thể xảy ra, gia đình và nhà trường cần trang bị đầy đủ kiến thức tâm lý học đường cho các em. Bởi lẽ, mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình là sợi dây liên kết vô cùng quan trọng trong việc quản lý các em ở độ tuổi vị thành niên.
Kỹ năng cơ bản bố mẹ cần dạy con để đề phòng trẻ mất tích Đây là một trong những kỹ năng quan trọng cần dạy con để đảm bảo trẻ không bị mất tích hay rơi vào tay kẻ xấu. Trước tình trạng học sinh mất tích xảy ra liên tiếp trong những ngày gần đây việc trang bị cho trẻ những kỹ năng cần thiết để trẻ có thể ứng phó tốt khi gặp người lạ là điều bố mẹ nên làm. Những kiến thức bố mẹ cần trang bị cho con để đảm bảo an toàn:
1. Tạo ra tình huống giả định và thực hành cùng con Sẽ thật khó để bố mẹ giải thích cho con thế nào là người tốt, thế nào là người xấu và giải thích cho con về những tình huống xấu. Bố mẹ có thể cùng con tạo ra những tình huống giả định để dạy trẻ nhận biết những mối nguy hiểm từ người lạ. Bạn hãy đóng vai người lạ và hỏi liệu trẻ có muốn rời khỏi nhà đi chơi, cho kẹo, gạ gẫm đi theo cô (chú) hoặc một người nào đó nói những điều khiến trẻ cảm thấy không thoải mái. Đó là cách giúp trẻ nhận biết, tập dượt những tình huống nguy hiểm và báo lại cho bạn ngay lập tức trong trường hợp lỡ bị lạc hoặc mất tích. Nếu quá trừu tượng và khó giải thích cho con bạn có thể áp dụng kể chuyện và lồng ghép tình huống vào những con vật cụ thể như: Thỏ con – chó sói… để giúp con dễ hiểu hơn.
Anh minh hoa
2. Dạy trẻ kỹ năng xác định hướng Chúng ta không đòi hỏi bé nhìn bản đồ giỏi hoặc có thể xác định hướng theo vị trí của mặt trời khi lỡ bị lạc hoặc mất tích nhưng nhận thức và định vị hướng cơ bản có thể giúp chúng an toàn trong nhiều trường hợp. Hãy giúp con của bạn phát triển kỹ năng này bằng cách cho phép chúng dẫn đường khi ra khỏi trung tâm mua sắm để quay trở lại bãi đỗ xe hoặc xung quanh khu phố khi đi dạo cùng bạn.
3. Tuyệt đối không được tin và nghe lời người lạ Để bảo đảm an toàn cho trẻ, cha mẹ cần hết sức lưu ý dặn trẻ không được tiếp xúc với người lạ. Giới hạn cho trẻ những người mà trẻ có thể tin tưởng (bố, mẹ, ông bà nội ngoại, anh chị em ruột của bé) ngoài ra không đi theo hoặc nghe lời của bất cứ ai khác nếu không được bố mẹ dặn dò. Ngoài ra bạn còn cần dặn con tuyệt đối không được nhận quà của người lạ khi bố mẹ chưa cho phép. Bạn cần hướng dẫn cho trẻ những kỹ năng từ chối khéo léo khi có người lạ mang cho đồ ăn mà bố mẹ không có ở đó hoặc chưa đồng ý. Hãy dặn con: “Nếu thấy người lạ cho đồ ăn thì phải hỏi xin phép bố (mẹ) mới được ăn.
4. Nhắc con ghi nhớ một số số điện thoại cần thiết Bố mẹ cần dạy con nhớ địa chỉ nhà và số điện thoại của bố mẹ và nên thường xuyên hỏi lại trẻ để kiểm tra. Điều quan trọng là trẻ cần phải biết địa chỉ nhà và số điện thoại trong trường hợp chúng bị tách ra khỏi bạn. Việc này sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi gặp một trường hợp nguy hiểm.
Anh minh hoa
5. Dạy cho trẻ biết phải làm gì khi bị lạc Dạy trẻ phải làm gì trong trường hợp chúng bị lạc có thể giúp chúng an toàn và chắc chắn trở được trở về. Hãy đứng yên tại chỗ, bình tĩnh, không khóc lóc, gọi tên bố mẹ hoặc tên của bé, nhớ số điện thoại của bố mẹ và địa chỉ gia đình, tìm kiếm sự giúp đỡ từ một người khác đáng tin cậy như cô chú công an, bảo vệ… là những gợi ý mà bạn có thể dạy trẻ.
6. Hét to khi cần giúp đỡ Hãy nói với trẻ rằng chúng có thể la hét hoặc thét lên khi cần thiết. Nếu có người lạ dắt trẻ đi, chúng cần biết mình phải làm gì trong trường hợp này. Vì vậy, tốt nhất bạn nên dạy trẻ thét to những câu như “Cháu không biết cô/ chú”, la hét, phản ứng mạnh mẽ để gây sự chú ý của những người xung quanh. Những người xung quanh sẽ nhận thấy sự khác thường và can thiệp. Những tình huống trẻ có thể tiếp xúc với người lạ bố mẹ cần biết: – Khi bố mẹ vắng nhà, có người lạ gõ cửa, hoặc các hãng tiếp thị, bán hàng đến nhà. – Khi tan học đang chờ bố mẹ đến đón về. – Trong siêu thị, cửa hàng, chỗ công cộng đông người – Khi đang chơi cùng các bạn nhỏ trong hành lang, ngõ, xóm, ngoài công viên gần nhà…
Theo Tông hơp
Cần thiết khởi tố hình sự hành vi ném đá xe ô tô
Thời gian gần đây xuất hiện tình trạng ném đá lên xe ô tô gây thương tích và hoảng loạn cho người tham gia giao thông. Theo quan điểm của luật sư, cần thiết phải khởi tố những người có hành vi nguy hiểm này...
Ảnh minh họa
Gần đây nhất là vụ ném đá xe ô tô xảy ra ở huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận). Theo tài xế xe khách BKS 79B-00694 Phan Minh Tuấn cho biết, lúc 1 giờ 45 sáng nay 22/5, xe anh cùng xe khách BKS 79B-01235 và 1 xe khác của hãng Hà Linh chạy đến khu vực Ngã Hai thuộc xã Hàm Mỹ, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thì bất ngờ bị nhiều đối tượng dùng đá ném liên tiếp vào cả 3 xe làm vỡ nhiều cửa kính và bị thương 3 hành khách trên 3 xe này.
Xe ô tô của anh Tuấn bị nặng nhất, vỡ nguyên dàn kính cường lực bên hông phải. Ngay sau khi xe bị ném đá, anh Tuấn đã dừng xe cùng các tài xế xe khác đuổi theo giữ được 2 người đang bỏ chạy cùng chiếc xe máy, giao cho công an xã Hàm Mỹ xử lý.
Trước tình trạng trên, trao đổi với VnMedia , luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết: Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo vệ về tính mạng, sức khỏe. Hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện, có lỗi, gây tổn hại đến quyền sống, quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người.
Pháp luật bảo hộ quyền sở hữu tài sản của công dân, tổ chức. Hành vi cố ý xâm hại trực tiếp đến quyền sở hữu của người khác sẽ bị xử lý theo qui định của Pháp luật.
Hành vi của các đối tượng trong vụ việc này đã ném đá vào xe khách đang tham gia giao thông trên đường và gây hậu quả thiệt hại về tài sản của nhà xe và gây thương tích cho những hành khách ngồi trong xe. Hành vi này đã xâm phạm đến 02 khách thể được BLHS bảo vệ đó là quyền được bảo vệ về sức khỏe và quyền sở hữu tài sản.
Các đối tượng thực hiện hành vi phạm tội với lỗi cố ý. Các đối tượng buộc phải nhận thức hành vi dùng đá ném vào xe khách đi trên đường là hành vi nguy hiểm có thể dẫn tới gây thiệt hại cho sức khỏe hành khách trên xe và gây thiệt hại về tài sản của xe ô tô.
Hậu quả đến đâu các đối tượng phải bị xử lý tương ứng đến đó. Thiệt hại xảy ra là yếu tố bắt buộc trong cấu thành tội phạm cơ bản để làm căn xử lý các đối tượng. Nếu kết quả giám định của cơ quan chuyên môn định giá tài sản của ô tô bị thiệt hại trên 2 triệu đồng thì sẽ bị xử lý về hình sự.
Hành vi ném đá ngoài việc gây thiệt hại về tài sản cho xe ô tô mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe hành khách ngồi trên xe thì sẽ bị xử lý tương ứng về hành vi gây thiệt hại đến sức khỏe người khác.
Hành vi phạm tội của các đối tượng có dấu hiệu phạm tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác và tội Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Tội phạm và hình phạt được qui định tại Điều 104 BLHS và Điều 143 BLHS.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác 1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người; b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người; d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; e) Có tổ chức; g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục; h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm. 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người, hoặc từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm. 4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Điều 143. Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản 1. Người nào hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác gây thiệt hại từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: a) Có tổ chức; b) Dùng chất nổ, chất cháy hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác; c) Gây hậu quả nghiêm trọng; d) Để che giấu tội phạm khác; đ) Vì lý do công vụ của người bị hại; e) Tái phạm nguy hiểm. g) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân: a) Gây thiệt hại cho tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Khánh Công
Theo_VnMedia
Tội phạm lừa đảo qua điện thoại diễn biến phức tạp: Cần đề cao cảnh giác Thời gian gần đây, các hành vi lừa đảo thông qua mạng viễn thông liên tục xuất hiện với thủ đoạn đa dạng, tinh vi, đưa nạn nhân vào những "mê hồn trận". Đánh trúng vào tâm lý của nhiều người, tội phạm đã "móc túi" được số tiền không nhỏ. Hệ quả sẽ còn nguy hiểm hơn khi thông qua các hành...